Cam bergamot – một loại trái cây đặc biệt đến từ vùng Calabria, miền nam nước Ý, đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà khoa học và người tiêu dùng nhờ những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Trong đó, khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu của cam bergamot được đánh giá rất cao. Hãy cùng team Dược sĩ Việt tìm hiểu về loại Cam bergamot này nhé!
Mục lục
- 1. Thành phần hoá học hỗ trợ hạ mỡ máu
- 2. Tại sao Flavonoid trong cam bergamot lại có tác dụng hạ mỡ máu?
- 2.2 Thành phần trong Cam bergamot giúp ức chế quá trình oxy hóa các hạt LDL
- 3. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ mỡ máu của Cam bergamot
- 3.1 Tác động hạ lipid máu và hạ đường huyết của polyphenol bergamot: Từ mô hình động vật đến nghiên cứu trên người
- 3.2 Tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid máu của công thức lecithin mới từ phân đoạn polyphenol của Bergamot: Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược
- 3.3 Tác dụng của chiết xuất Cam bergamot lên thành phần lipid: Nghiên cứu kết hợp trong ống nghiệm và trên người
- 4. Liều dùng
- 5. Ứng dụng của Cam Bergamot trong thực tế
- 6. Kết luận
1. Thành phần hoá học hỗ trợ hạ mỡ máu
Nước ép từ Cam bergamot chứa tới hơn 368 hoạt chất quý. Chiết xuất Bergamot được tiêu chuẩn hóa chứa:
- Hơn 38% flavonoid, gồm có: Naringin, Neohesperidin, Neoeriocitrin, 1% melitidin và 2% brutieridin.
- Hợp chất phenolic
Chính những hoạt chất thuộc nhóm Flavonoid này giúp cho Cam bergamot có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu.
Tài liệu tham khảo
2. Tại sao Flavonoid trong cam bergamot lại có tác dụng hạ mỡ máu?
2.1 Thành phần trong Cam bergamot giúp ức chế hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase
HMG-CoA reductase là enzyme then chốt giúp tạo ra cholesterol. Nó biến đổi chất HMG-CoA thành mevalonate, bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tổng hợp cholesterol của cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cam bergamot chứa hai hợp chất flavonoid chính là neohesperidin và naringin. Hai hợp chất này có cấu trúc tương tự như statin – một nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị mỡ máu cao. Do vậy, Cam bergamot có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase.
Khi flavonoid trong cam bergamot ức chế enzym HMG-CoA reductase, nó có thể làm:
- Giảm sản xuất cholesterol: Bằng cách ức chế enzyme HMG-CoA reductase, Cam bergamot thể làm giảm đáng kể quá trình tổng hợp cholesterol trong gan, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Tăng cường loại bỏ cholesterol: Việc giảm sản xuất cholesterol toàn phần sẽ kích thích các thụ thể LDL trong tế bào gan, tăng cường quá trình hấp thu và loại bỏ LDL – cholesterol (cholesterol xấu) ra khỏi máu.
Tài liệu tham khảo
2.2 Thành phần trong Cam bergamot giúp ức chế quá trình oxy hóa các hạt LDL
Quá trình oxy hóa LDL là một trong những nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vì vậy, việc ức chế quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Một số thành phần bao gồm naringin, neohesperidin từ cam bergamot đã được báo cáo là có tác dụng làm giảm quá trình oxy hóa các hạt LDL.
Tài liệu tham khảo
2.3 Tính chất kích thích quá trình phosphoryl hóa protein kinase hoạt hóa AMP (AMPK) của Cam bergamot
AMPK (AMP-activated protein kinase) là một enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng năng lượng trong tế bào. Khi AMPK kích thích thì sẽ ức chế quá trình tổng hợp cholesterol và acid béo, giảm tích lũy chất béo trong cơ thể.
Cam bergamot kích thích quá trình phosphoryl hóa protein kinase hoạt hóa AMP (AMPK). Từ đó, làm giảm đáng kể cả hàm lượng cholesterol và triglyceride (TG) nội bào của tế bào HepG2 và làm suy yếu mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến tổng hợp lipid.
Tài liệu tham khảo
Effect of Citrus bergamia extract on lipid profile: A combined in vitro and human study
3. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng hạ mỡ máu của Cam bergamot
3.1 Tác động hạ lipid máu và hạ đường huyết của polyphenol bergamot: Từ mô hình động vật đến nghiên cứu trên người
Mặc dù statin mang lại nhiều lợi ích lâm sàng đáng kể trong việc điều trị rối loạn lipid máu, nhưng nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc hội chứng chuyển hóa, không đạt được mục tiêu về hàm lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp và mật độ cao (LDL, HDL) được khuyến nghị với statin.
Bên cạnh đó, hơn 40% bệnh nhân không thể sử dụng statin do các tác dụng phụ của nhóm thuốc đó như: đau cơ, bệnh cơ hoặc bệnh gan và tiêu cơ vân,…
Chính vì thế, việc tìm ra được những hoạt chất có thể thay thế statin trong hỗ trợ hạ mỡ máu là rất quan trọng. Và, Cam bergamot là một trong những lựa chọn tiềm năng vì các hoạt chất trong Cam bergamot có cấu trúc gần giống với các đặc tính của statin.
Nghiên cứu chứng minh về cơ chế ức chế HMG – CoA reductase bởi Cam bergamot đối với hoạt động hạ lipid máu bằng cách uống viên chứa chiết xuất bergamot trong 30 ngày liên tiếp ở 237 bệnh nhân bị tăng lipid máu đơn thuần hoặc hỗn hợp có liên quan hoặc không liên quan đến tăng đường huyết.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành ba nhóm:
- Nhóm A: 104 bệnh nhân bị tăng cholesterol huyết tương đơn độc (mức cLDL ≥130 mg/dl);
- Nhóm B: 42 bệnh nhân bị tăng lipid huyết tương (tăng cholesterol huyết tương và tăng triglycerid huyết tương, HC/HT);
- Nhóm C: 59 bệnh nhân bị tăng lipid huyết tương hỗn hợp và đường huyết trên 110 mg/dl, HC/HT/HG.
- Nhóm D: 32 bệnh nhân ngừng điều trị simvastatin trong 60 ngày do đau cơ và sự gia tăng đáng kể của creatine-phospho-kinase huyết thanh (CPK). Áp dụng tuân thủ chế độ ăn 1600 kcal/ngày.
Mỗi nhóm A, B, C được chia thành ba tiểu nhóm:
- Nhóm đầu tiên nhận một liều chiết xuất Cam bergamot uống (500 mg/ngày; A1, B1 và C1)
- Nhóm thứ hai nhận 1000 mg/ngày chiết xuất Cam bergamot (A2, B2 và C2)
- Nhóm thứ ba nhận giả dược (APL, BPL và CPL).
- Nhóm D: Các bệnh nhân sau khi ngừng statin nhận 1500mg/ngày chiết xuất Cam bergamot hàng ngày.
Kết quả:
Các bệnh nhân ở nhóm A, B, C sử dụng Bergamot đã dẫn đến sự giảm mạnh trong tổng lượng Cholesterol (totChol), LDL và tăng đáng kể HDL ở phần lớn các đối tượng.
Cụ thể, với bệnh nhân nhóm C bao gồm 59 bệnh nhân hội chứng chuyển hóa, mắc HC/HT/HG, đã phản ứng rất tốt với chiết xuất cam bergamot. Kết quả được thể hiện bằng đồ thị dưới đây:
Đối với các bệnh nhân nhóm D: 30/32 bệnh nhân đã đáp ứng tốt và sau 30 ngày. Nhận thấy sự giảm trung bình −25% trong totChol và −27,6% trong cSDL đã được quan sát, mà không có sự tái xuất hiện của các tác dụng phụ.
Điều này cho thấy rằng chiết xuất Cam bergamot có thể được xem như một phương pháp điều trị thay thế cho những bệnh nhân không dùng được nhóm thuốc statin.
Kết luận:
Naringin và neohesperidin có trong chiết xuất vỏ Cam bergamot góp phần vào tác dụng hạ lipid máu nhờ ức chế HMG-CoA reductase trong gan.
Chính những hoạt chất buteridine và melitidine, là các dẫn xuất 3-hydroxy-3-methylglutaryl của hesperetin và naringenin. Với sự tương đồng cấu trúc với cơ chất HMG-CoA reductase, các hợp chất này đã được đề xuất là có tính chất giống statin, bằng cách ức chế chọn lọc HMG-CoA reductase.
Nhớ đó, chiết xuất vỏ Cam bergamot có khả năng hạ mỡ máu.
Tài liệu tham khảo
Hypolipemic and hypoglycaemic activity of bergamot polyphenols: From animal models to human studies
3.2 Tác dụng hạ đường huyết và hạ lipid máu của công thức lecithin mới từ phân đoạn polyphenol của Bergamot: Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược
Tăng lipid máu là một yếu tố nguy cơ độc lập trong quá trình phát triển xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2 (DM). Gần đây, polyphenol từ Cam bergamot đã được đề xuất để cải thiện khả năng bảo vệ tim ở những bệnh nhân như vậy.
Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ polyphenol ở đường tiêu hóa kém, nên Phytosome là công thức mới được phát triển để có thể phát huy tốt nhất tác dụng của Cam bergamot.
Phương pháp nghiên cứu:
- Tác dụng của phần polyphenolic bergamot chuẩn và công thức phytosome của nó (BPF Phyto) ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng lipid máu.
- Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược đã được tiến hành trên 60 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng lipid máu hỗn hợp, được chia thành 3 nhóm:
- Một nhóm dùng giả dược
- Nhóm thứ hai dùng BPF chuẩn
- Nhóm thứ ba dùng BPF Phyto.
Đánh giá kết quả:
Ở các nhóm dùng BPF và BPF Phyto, người ta thấy có sự giảm đáng kể cholesterol LDL huyết thanh và triglyceride kèm theo tăng cholesterol HDL. Tác dụng này có liên quan đến sự giảm đáng kể các hạt LDL xơ vữa động mạch nhỏ, dày đặc, được phát hiện bằng phương pháp phổ NMR proton.
Do đó xác nhận tác dụng hạ lipid máu và hạ đường huyết của chiết xuất cam bergamot khi sử dụng cả công thức chuẩn và BPF Phyto.
Ngoài ra, ở những bệnh nhân được điều trị bằng BPF Phyto, người ta thấy khả năng hấp thụ của nó tăng ít nhất 2,5 lần, xác nhận trong các nghiên cứu trên người rằng mức độ hấp thụ của BPF Phyto tốt hơn so với BPF chuẩn.
Kết quả:
Polyphenol trong Cam bergamot có khả năng hạ mỡ máu. Công thức Phytosome đã cải thiện khả năng hấp thu của Cam bergamot trong đường tiêu hoá
Tài liệu tham khảo
3.3 Tác dụng của chiết xuất Cam bergamot lên thành phần lipid: Nghiên cứu kết hợp trong ống nghiệm và trên người
Tiến hành thí nghiệm:
Nghiên cứu được thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược, tiến hành trên 50 đối tượng khỏe mạnh bị tăng cholesterol ở mức độ trung bình trong quá trình phòng ngừa ban đầu các bệnh tim mạch. Nghiên cứu thực hiện tại Khoa “Khoa học Y khoa và Phẫu thuật của Đại học Bologna”.
Các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm có độ tuổi từ 18 đến 70, và mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-Cholesterol) từ 115 đến 190 mg/dL.
Ban đầu, các tình nguyện viên phải tuân thủ các chế độ ăn kiêng kết hợp với hoạt động thể chất tăng cường trong 2 tuần.
Sau 2 tuần, chia họ thành 2 nhóm được điều trị bằng thuốc không được biết trước là Cam bergamot hay giả dược.
- Nhóm A: 25 bệnh nhân được sử dụng thuốc chứa chứa chiết xuất Cam bergamot.
- Nhóm B: 25 bệnh nhân sử dụng giả dược.
Mỗi người được hướng dẫn, tuân thủ uống một viên thuốc từ hộp được chỉ định vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
Đánh giá kết quả:
Cân nặng cơ thể, vòng eo và huyết áp được đo ở mỗi lần khám.
Tất cả các thông số huyết tương được lấy sau khi nhịn ăn qua đêm 12 giờ.
Các mẫu máu tĩnh mạch được lấy bởi một y tá ở tất cả các bệnh nhân từ 8:00 sáng đến 9:00 sáng.
- Điều trị nhóm thuốc A có tác động đáng kể đến mô hình lipid và men gan so với nhóm B.
- Đặc biệt, những đối tượng được điều trị bằng Cam bergamot đã giảm đáng kể
Kết quả: Cam bergamot có khả năng làm giảm mỡ máu.
Tài liệu tham khảo
Effect of Citrus bergamia extract on lipid profile: A combined in vitro and human study
4. Liều dùng
- Tinh dầu Bergamot thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm, dùng riêng hoặc kết hợp với các loại tinh dầu khác.
- Chiết xuất Bergamot thường được người lớn sử dụng với liều lượng lên đến 1000 mg qua đường uống mỗi ngày trong 4-12 tuần. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để biết liều dùng phù hợp.
- Kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện: Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp việc sử dụng cam bergamot với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây và hạn chế chất béo, đường. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn cũng rất quan trọng.
5. Ứng dụng của Cam Bergamot trong thực tế
Dược phẩm:
- Hỗ trợ điều trị mỡ máu cao: Chiết xuất cam Bergamot được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol, đồng thời tăng HDL-cholesterol.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Nhờ khả năng chống oxy hóa và chống viêm, cam Bergamot giúp ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Cam Bergamot giúp cải thiện chức năng tim, giảm huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Mỹ phẩm:
- Chăm sóc da: Chiết xuất cam Bergamot được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ khả năng chống oxy hóa, làm sáng da và giảm viêm.
- Nước hoa: Hương thơm đặc trưng của cam Bergamot được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nước hoa.
Thực phẩm:
- Đồ uống: Nước ép cam Bergamot, trà cam Bergamot… là những thức uống giải khát thơm ngon và bổ dưỡng.
- Gia vị: Vỏ cam Bergamot có thể được sử dụng làm gia vị cho các món ăn.
6. Kết luận
Cam bergamot là một loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
XEM THÊM:
Trà hoa vàng – Làm đẹp da, điều hoà mỡ máu
Tía tô – Trừ lạnh, giải độc, giảm mỡ máu