Tình trạng vảy nến trước đây thường gặp đa số với các tình huống sau:
Vậy chúng ta nên có cái hiểu về vảy nến toàn diện hơn như thế nào? Liệu vảy nến có khỏi không? Chúng ta nên điều trị vảy nến sao cho đúng??? |
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Tình trạng mắc bệnh vảy nến đang dần trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu được cho rằng môi trường đang dần trở nên ô nhiễm, da chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều loại hợp chất hóa học tổng hợp có khả năng ăn mòn cao. Chưa kể rằng nhiều lỗi sống không lành mạnh khiến hệ miễn dịch hoạt động sai lệch. Nhưng chung quy lại, vảy nến có khỏi không? Đây là câu hỏi mà team DSV nhận được nhiều nhất trong chuỗi video về chủ đề vảy nến này.
1. Nguyên nhân đằng sau tình trạng vảy nến
Thật ra, căn nguyên của tình trạng vảy nến cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đa số các trường hợp mắc vảy nến hiện nay ở trạng thái mạn tính. Da được thay liên tục, bong tróc , các lớp da non hình thành tạo những mảng hồng có cảm giác hơi ngứa nhẹ.
Bệnh vảy nến không quá nguy hiểm, nhưng khả năng chữa khỏi hoàn toàn không cao – Nếu nói ví von có thể hiểu như Tù chung thân với căn bệnh này. Các đợt tái phát cấp tính thường xuyên diễn ra nếu gặp yếu tố thuận lợi kích thích. Nhưng cũng đừng vì thế mà quá lo lắng và hoảng sợ, đa phần rất hiếm khi vảy nến gặp các cơn cấp nặng cần xử trí.
2. Hai bí kíp tự tin đương đầu với vảy nến
Khi đã mắc bệnh vẩy nến rồi thì sẽ có các đợt cấp đan xen giữa trạng thái ổn định của bênh, DSV sẽ mách ban 2 Bí kíp tự tin để đương đầu với vảy nến
Bí kíp 1: Tấn công xử trí các tổn thương giai đoạn cấp tính:
Giai đoạn này sử dụng các nhóm thuốc sau:
+ Thuốc ức chế tạo sừng
+ Thuốc giúp bạt sừng
+ Bong vảy
+ Đồng thời sư dụng thêm nhóm thuốc làm dịu da và chống viêm tại chỗ hoặc toàn thân.
+ Bên cạnh đó có thể phối hợp thêm phương pháp xử trí bằng tia UV hoặc xử trí sinh học.
Bí kíp 2: Duy trì nhằm giữ sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát.
Ở giai đoạn 2 cần đảm bảo tránh tất cả tác nhân là yếu tố nguy cơ khởi nguồn cho cơn cấp: căng thẳng quá độ, rượu bia, thuốc lá, thay đổi thời tiết đột ngột,.
Bên cạnh đó, bệnh nhân vảy nến cần đảm bảo giữ ẩm da, tối ưu thời gian sống của tế bào biểu bì, tránh hiện tượng bong tróc đóng vảy diễn ra quá nhanh chóng do tăng sinh thoái hóa tạo lớp sừng dày.
thật đáng buồn là Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chữa hoàn toàn cho bệnh vảy nến. Bệnh lý mạn tính này cần được phối hợp và vận dụng nhiều phương pháp điều trị nhằm duy trì sự ổn định, hạn chế cơn bùng phát và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cám ơn các bạn đã xem hết bài viết, đừng quên like, share, bài viết của DSV để ủng hộ chúng mình làm nhiều nội dung ý nghĩa hơn nữa nhé. Và mình là DS Lê Tuấn, xin chào và hẹn gặp lại.
MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA HOTLINE CHÍNH HÃNG CỦA DSV: 02466808686. |
—
XEM THÊM:
1. Vảy nến có nguy hiểm không?
2. Các thuốc điều trị vảy nến.
3. Giải pháp điều trik vảy nến tại chỗ thông dụng dễ dùng.
4. Vảy nến có khỏi không? Điều trị sao cho đúng?
5. Phân loại mức độ vảy nến, xác định phương pháp điều trị.
6. Biểu hiện đặc trưng chuẩn đoán phân biệt chính xác vảy nến.