Trong quá trình tiếp xúc của team DSV với các bệnh nhân mắc vảy nến, đa số đều nhận được những câu hỏi như sau:
- 1. Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng ?
- 2. Vảy nến có nguy hiểm không?
- 3. Vảy nến có bị lây khi tiếp xúc qua da không?
- 4. Cách nhận biết vảy nến và phân biệt với các tình trạng da liễu khác
- 5. Có chữa khỏi vảy nến hay không?
- 6. Giải pháp xử lý với đợt vảy nến cấp tính
- 7. Những lưu ý bệnh nhân vảy nến đặc biệt cần lưu tâm
Team DSV sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết này.
Mục lục
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Tóm tắt nội dung: 1.
Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng?2. Nguyên nhân của bệnh vẩy nến? 3. Đi tìm câu trả lời vì sao vảy nến ở Việt Nam gia tăng? 4. Phân biệt vảy nến với viêm da cơ địa 5. Phân biệt vảy nến với nấm da |
1. Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng ?
Da khô – Sần sùi – Đóng vảy là những cảm giác không mấy dễ chịu của những bệnh nhân mắc vảy nến. Một tin không được vui cho lắm, tình trạng vảy nến tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến lại không ngừng gia tăng?
Hình ảnh vảy nến
Hình ảnh rất đặc trưng của vảy nến
Vảy nến ờ tay có thể đi vào móng và khớp
Vảy nến trên da đầu
Theo ghi nhận của nghiên cứu tại viện da liễu trung ương, có tới 2,2% bệnh nhân tới khám được chẩn đoán mắc vảy nến.
Có một chút quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến, mọi người thường chỉ biết đến vảy nến trên da với những mảng bong tróc, sần sùi mất thẩm mỹ. Nhưng quả thật hiếm ai biết được, vảy nến còn xuất hiện trên niêm mạc, móng và thậm chí, nặng hơn còn có thể đi vào trong làm tổn thương các khớp xương.
2. Nguyên nhân mắc vảy nến???
Hiện tại căn nguyên của bệnh lý vảy nến chưa được khẳng định rõ ràng. Nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng vảy nến là hậu quả của sự kết hợp giữa :
- Yếu tố di truyền
- Rối loạn miễn dịch,
- Sự kích hoạt của các yếu tố thuận lợi sẽ tạo ra những tổn thương bùng phát.
3. Đi tìm câu trả lời vì sao vảy nến ở Việt Nam gia tăng?
Và đến thời điểm này, chúng ta bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao tình trạng vảy nến ở Việt Nam đang không ngừng gia tăng và trẻ hóa:
Về mặt yếu tố di truyền:
Trong các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân vảy nến khi làm xét nghiệm gen đa số đều xuất hiện bộ gen HLA- B13, B17, BW 57 VÀ CW6. Trong đó bộ gen HLA-CW6 gặp tới 87% ở bệnh nhân vảy nến. Và tất nhiên, khi bố mẹ hoặc người thân mắc vảy nến, con sinh ra cũng có nguy cơ rất cao mắc vảy nến. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe tăng lên, số ca được chẩn đoán bệnh chính xác cũng vì thế tăng lên.
Yếu tố thứ 2: Về Rối loạn miễn dịch ở bệnh nhân vảy nến:
Căn nguyên này được cho là do các tế bào miễn dịch tăng cường hoạt động, nhưng không may chúng lại hoạt động sai cách. Quá trình miễn dịch không đúng quy luật sinh lý giúp hoạt hóa tăng cường bài tiết các chất sinh học làm tăng sinh và rối loạn biệt hóa tế bào sừng. (tế bào biểu bì nhanh bị sừng hóa ).
Nói thì có vẻ khó hiểu. Nhưng khi các lớp tế bào da nhanh bị già đi, chết đi, chúng có xu hướng đóng vảy và tạo thành các lớp da chết xếp chồng lên nhau màu trắng bạc.
Phải chăng hệ miễn dịch của cơ thể con người trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên sai lệch, tiếp xúc với quá nhiều loại hóa chất, môi trường ô nhiễm, khói bụi là tác nhân chính luôn kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động không biết mệt mỏi. Nóng máy cháy buzzi, rồi hoạt động của hệ miễn dịch cũng có tỷ lệ sai sót cao hơn.
Các yếu tố tác động khác
Bên cạnh đó, khi bạn có trong mình căn nguyên mắc vảy nến, chỉ cần có thêm một số yếu tố tác động, các triệu chứng vảy nến cấp có thể bùng phát: Trong đó có thể kể đến:
- Stress, căng thẳng: Nguyên nhân hàng đầu gây nhiều căn bệnh trong xã hội hiện đại.
- Người có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính: thường đây là nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch đã suy giảm.
- Ngoài ra, có người Bị chấn thương, nhiễm khuẩn
- Sử dụng corticoid
- Sử dụng các thuốc đông – nam dược không rõ nguồn gốc xuất sứ sản phẩm, thành phần
- Có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa
- Người nghiện rượu.
Kết luận:
Chắc hẳn rằng hiện tại các bạn đã hiểu vì sao tỷ lệ bệnh nhân mắc vảy nến trong xã hội hiện đai lại tăng lên. Mình xin có một vài tổng kết như sau:
Vảy nến là bệnh lý mạn tính, dễ nhầm với Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da khô, tăng sừng hóa đóng thành vảy màu trắng bạc. Tình trạng này chưa được xác định chính xác nguyên nhân nhưng được cho là sự kết hợp của Yếu tố di truyền, Rối loạn miễn dịch và sự xuất hiện của các yếu tố nguy cơ. |
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý vảy nến, hãy comment ngay dưới phần bình luận để team DSV tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé. Video đến đây là kết thúc. Xin chào và hẹn gặp lại ở video tiếp theo.
4. Phân biệt vảy nến với viêm da cơ địa, nấm da:
Sự giống nhau giữa vảy nến và viêm da cơ địa, nấm da:
- Da khô
- Bong tróc
- Sần sùi, mẩn đỏ
- Ở mọi vị trí trên da
- Xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng hơn vào mùa khô
- Khả năng cao do di truyền
Sự khác nhau:
Vảy nến
- Rối loạn quá trình sừng hóa tế bào da. Sừng hóa diễn ra nhanh hơn nhịp sinh lý
- Tạo thành các vùng da chết đóng vảy màu trắng bạc
- Nếu vùng da chết bong ra sẽ có các mảng da màu hồng trơn bóng
- Mức độ sừng hóa càng nhanh, da càng ngứa.
- Bệnh lý mạn tính diễn ra quanh năm.
- Ngoài trên bề mặt da, còn có thể vảy nến trên móng, niêm mạc và tiến triển vào khớp.
- Đặc trưng của viêm da cơ địa là tình trạng: mất nước trên bề mặt da.
- Da khô, kích ứng, các lớp da chỉ bóc ra mà không tạo các mảng vảy trắng đè lên nhau.
- Chỉ xảy ra ở khu vực da, đặc biệt là các khu vực nếp gấp da.
- Ngứa, đỏ đặc trưng.
- Viêm đặc biệt nổi lên khi trời lạnh, khi có những yếu tố tác động mạnh.
- Thường gặp tỷ lệ lớn ở trẻ nhỏ và phục hồi khi trẻ lớn lên. Hiếm gặp ở người lớn.
- Dễ bị viêm da, bội nhiễm nếu vệ sinh kém, gãi nhiều.
Nấm da:
- Do bào tử nấm gây ra
- Ngứa rất đặc trưng, da thường ngứa theo dạng đám tròn
- Ít có hiện tượng bong tróc, đóng vảy trên da.
MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA HOTLINE CHÍNH HÃNG CỦA DSV: 02466808686. |
—
XEM THÊM:
1. Vảy nến có nguy hiểm không?
2. Các thuốc điều trị vảy nến.
3. Giải pháp điều trik vảy nến tại chỗ thông dụng dễ dùng.
4. Vảy nến có khỏi không? Điều trị sao cho đúng?
5. Phân loại mức độ vảy nến, xác định phương pháp điều trị.
6. Biểu hiện đặc trưng chuẩn đoán phân biệt chính xác vảy nến.