Giảo cổ lam, một trong những cây dược liệu quý hiếm từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học đã ngày càng khẳng định những công dụng tuyệt vời của giảo cổ lam, đặc biệt là khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả. Hãy cùng team Dược sĩ Việt tìm hiểu về Giảo cổ lam nhé!
Mục lục
- 1. Lịch sử hàng nghìn năm của Giảo cổ lam
- 2. Thành phần hóa học có khả năng hỗ trợ hạ mỡ máu
- 3. Cơ chế hạ mỡ máu của Saponin trong Giảo cổ lam
- 3.1 Saponin trong Giảo cổ lam điều chỉnh sự thèm ăn, cải thiện tình trạng béo phì, hạ mỡ máu.
- 3.2 Saponin trong Giảo cổ lam điều hoà hoạt động của thể hoạt hóa peroxisome (PPAR)
- 3.3 Saponin kích hoạt protein liên kết CCAAT/enhancer (C/EBP)
- 3.4 Saponin trong Giảo cổ lam điều hoà protein liên kết yếu tố điều hòa sterol (SREBP)
- 4. Nghiên cứu chứng minh cơ chế tác động của giảo cổ lam lên mỡ máu
- 5. Liều dùng Giảo cổ lam trong hỗ trợ hạ mỡ máu
- 6. Kết luận
1. Lịch sử hàng nghìn năm của Giảo cổ lam
Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được các triều đại phong kiến Trung Hoa sử dụng để tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này cũng được vua Tần Thủy Hoàng sử dụng với mong muốn trường sinh bất lão nên còn gọi Giảo cổ lam là cỏ Trường thọ.
Nhiều năm sau đó, cây này đã được Y học dân gian Trung Hoa dùng để chữa chứng đi tiểu ra máu, chống viêm, chống phù nề ở họng, cổ và làm tiêu khối u…
Về sau, người ta còn nhận thấy sử dụng Giảo cổ lam còn làm giảm bớt các chứng của bệnh tăng huyết áp, đau nửa đầu, mất ngủ, đái tháo đường và béo phì … Đặc biệt là tác dụng hạ mỡ máu của Giảo cổ lam. Kể từ đó, vị dược liệu này đã được ghi chép một các đầy đủ và chính thống trong cuốn “ Từ điển cây thuốc “của Trung Quốc làm tài liệu tra cứu khi sử dụng dược liệu để điều trị bệnh.
2. Thành phần hóa học có khả năng hỗ trợ hạ mỡ máu
Saponin: Trong Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids
Trong đó có
- 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm.
- 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm.
Chính những thành phần này đã mang lại cho giảo cổ lam nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt với công dụng hạ mỡ máu.
3. Cơ chế hạ mỡ máu của Saponin trong Giảo cổ lam
3.1 Saponin trong Giảo cổ lam điều chỉnh sự thèm ăn, cải thiện tình trạng béo phì, hạ mỡ máu.
- Cơ chế điều chỉnh sự thèm ăn
Tác dụng của saponin đối với sự thèm ăn chủ yếu được nhận thấy thông qua việc điều chỉnh trung tâm thèm ăn, tiết hormone và nhu động ruột.
- Cơ chế cải thiện tình trạng béo phì
Dẫn xuất của Saponin có trong Giảo cổ lam là Damulin A và B đã kích hoạt protein kinase hoạt hóa AMP (AMPK là enzym có chức năng điều hoà chuyển hoá năng lượng cho cơ thể). Nhờ đó, Damulin A và B kích thích đáng kể quá trình oxy hóa chất béo, ức chế quá trình tổng hợp lipid và hấp thụ glucose thông qua hoạt hóa AMPK.
Tài liệu tham khảo
3.2 Saponin trong Giảo cổ lam điều hoà hoạt động của thể hoạt hóa peroxisome (PPAR)
PPAR tham gia vào quá trình chuyển hóa axit béo và tạo tế bào mỡ. Đặc biệt, hoạt động của các PPAR được tác động ở tất cả các mô mỡ. Chính vì thế, khi Saponin trong Giảo cổ lam điều chỉnh hoạt động của PPAR sẽ điều hoà được quá trình oxy hóa axit béo và tân tạo tế bào mỡ.
3.3 Saponin kích hoạt protein liên kết CCAAT/enhancer (C/EBP)
C/EBP là một trong những yếu tố phiên mã thiết yếu điều chỉnh sự phát triển và biệt hóa của tế bào mỡ và có thể điều chỉnh quá trình tạo mỡ. Saponin trong Giảo cổ lam kích hoạt C/EBP, do đó, có thể ức chế quá trình tạo mỡ và giảm tích tụ lipid trong tế bào mỡ.
Tài liệu tham khảo
Effects of Saponins on Lipid Metabolism: The Gut–Liver Axis Plays a Key Rolegnaling Pathway
3.4 Saponin trong Giảo cổ lam điều hoà protein liên kết yếu tố điều hòa sterol (SREBP)
Saponin trong Giảo cổ lam có khả năng điều hoà, kích hoạt SREBP – một nhóm các yếu tố phiên mã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol.
Có 3 loại SREBP chính:
SREBP-1a: Chủ yếu điều hòa quá trình tổng hợp axit béo.
SREBP-1c: Chủ yếu điều hòa quá trình tổng hợp cholesterol.
SREBP-2: Chủ yếu điều hòa quá trình tổng hợp và hấp thu cholesterol.
Vì vậy, khả năng kích hoạt SREBP của Giảo cổ lam giúp điều hoà quá trình tổng hợp các acid béo và cholesterol.
Tổng hợp:
Nhờ các cơ chế trên, Giảo cổ lam là có khả năng ức chế quá trình tổng hợp, giảm hấp thu và kích thích chuyển hoá chất béo trong cơ thể. Do đó, Giảo cổ lam có khả năng hạ mỡ máu.
Tài liệu tham khảo
Effects of Saponins on Lipid Metabolism: The Gut–Liver Axis Plays a Key Role
4. Nghiên cứu chứng minh cơ chế tác động của giảo cổ lam lên mỡ máu
4.1 Tác dụng chống béo phì của chiết xuất Giảo cổ lam (actiponin): Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược
Do các tác dụng phụ có hại tiềm ẩn của các thuốc chống béo phì nên việc tìm kiếm một loại thuốc, hoạt chất có có khả năng hạ mỡ máu, giảm béo phì là việc cần thiết.
Giảo cổ lam có nguồn gốc và được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản như một loại thuốc truyền thống hoặc trà. Tổng chiết xuất hoặc saponin từ loại cây này đã được chứng minh là có nhiều tác dụng có lợi như giảm cholesterol và lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế sự phát triển của ung thư.
Mục tiêu của nghiên cứu là ghi nhận tác dụng của việc bổ sung Giảo cổ lam trong 12 tuần đối với thành phần mỡ cơ thể (đặc biệt là mỡ bụng) ở những người Hàn Quốc béo phì tham gia bằng cách sử dụng giao thức ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược.
Tổng có 80 người tham gia vào thử nghiệm, được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm bổ sung Giảo cổ lam 450mg/ngày (n = 40)
- Nhóm giả dược 450mg/ngày (n = 40)
Trong thời gian can thiệp 12 tuần, những người tham gia được yêu cầu tiếp tục chế độ ăn uống thông thường của họ và không dùng bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm bổ sung nào khác. Và sẽ được được yêu cầu đến phòng khám một lần trong mỗi 4 tuần (tuần thứ 0, 4, 8 và 12 của thời gian nghiên cứu).
Đánh giá kết quả:
Những thay đổi về mỡ bụng (tổng lượng mỡ bụng, mỡ nội tạng bụng và mỡ dưới da bụng) trước và sau thời gian can thiệp 12 tuần đã được phân tích có xu hướng giảm ở nhóm actiponin.
Thông số chuyển hóa lipid
Những thay đổi trong các thông số chuyển hóa lipid (nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, axit béo tự do, apo AI và apo B trong huyết thanh) trong giai đoạn can thiệp kéo dài 4, 8 và 12 tuần cho thấy nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol có xu hướng giảm ở nhóm actiponin.
Kết luận:
Giảo cổ lam có khả năng giảm béo và hạ mỡ máu.
Tài liệu tham khảo
4.2 Giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Những đánh giá bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol-máu đã được tác giả Phạm Thanh Kỳ công bố trên Tạp chí Dược liệu năm 1999 với nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: chuột, đã gây rối loạn mỡ máu bằng cách cho chuột ăn chất giàu lipid
- Đánh giá kết quả: chuột uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần 71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này.
- Kết quả: Giảo cổ lam có khả năng hạ lipid máu.
Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli ở Đại học Sydney (2005) cũng đánh giá về tác dụng làm hạ mỡ máu
- Đối tượng nghiên cứu: chuột béo phì mắc bệnh tiểu đường Zucker được uống chiết xuất Giảo cổ làm với liều 250 mg/kg/ngày
- Đánh giá kết quả: Sau khi điều trị trong 4 ngày,Giảo cổ lam đã làm giảm triglyceride (33%), cholesterol toàn phần (13%) và mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (33%).
- Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tác dụng hạ lipid máu ở Giảo cổ lam
Tài liệu tham khảo
Anti-hyperlipidemic and hypoglycemic effects of Gynostemma pentaphyllum in the Zucker fatty rat
5. Liều dùng Giảo cổ lam trong hỗ trợ hạ mỡ máu
Trong một thử nghiệm chống béo phì: liều dùng 225 mg, uống 2 lần/ngày trong 12 tuần.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp việc sử dụng giảo cổ lam với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây và hạn chế chất béo, đường. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn cũng rất quan trọng.
Tài liệu tham khảo
6. Kết luận
Trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và chế độ ăn uống không lành mạnh, Giảo cổ lam được sử dụng như một giải pháp tự nhiên và an toàn để hỗ trợ giảm mỡ máu. Với cơ chế hoạt động nhẹ nhàng, Giảo cổ lam giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
XEM THÊM: