Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt? Gần đây có rất nhiều quan niệm sai lầm về thiếu máu và bổ sung sắt, bài viết sau đây sẽ đưa một góc nhìn tổng quan nhất về thiếu máu và trường hợp nào cần bổ sung sắt.
1. Thiếu máu là gì?
Ghi chú:
Red Blood Cell: Tế bào hồng cầu
White Blood Cell: Tế bào bạch cầu
Thiếu máu là danh từ chỉ hậu quả giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu do giảm số lượng hồng cầu và/ hoặc số lượng hemoglobin trong máu.
*** Ghi chú: Trong hồng cầu được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc hemoglobin tạo thành, Hemoglobin lại được gộp từ 2 thành phần chính: Nhân heme và chuỗi Globin. Globin là chuỗi acid amin đặc hiệu tạo nên bộ khung chính của hồng cầu, có 2 dạng chuỗi globin: chuỗi alpha và chuỗi beta. Nhân heme được tạo nên bởi vòng porphyrin và ion sắt II.
2. Phân loại thiếu máu:
Tổng hợp các hình thức phân loại thiếu máu:
– Phân loại theo kích thước hồng cầu
– Phân loại theo nguyên nhân thiếu máu
|
*** Ghi chú: Để hấp thu glucose trong hồng cầu tạo năng lượng ATP cần có quá trình chuyển hóa của men G6PD. Phản ứng này đồng thời tạo NAPDH cho phép chuyển Glutathione từ dạng oxy hóa (GSSG) thành glutathione dạng khử (GSH), tăng khả năng bảo vệ hồng cầu trước các tác nhân oxy hóa mạnh. Khi thiếu enzym G6PD sẽ dẫn đến thiếu đi quá trình tái sản xuất Glutathione GSH.
*** Ghi chú: Hồng cầu hình liềm – Tan máu Thalassemia là trạng thái cấu trúc hồng cầu thiếu đi các chuỗi globin dạng alpha hoặc beta trong cấu trúc. Mất đi cấu trúc cân bằng vốn có, hồng cầu chuyển sang hình dạng lưỡi liềm, dễ bị phá vỡ tạo tình trạng tan máu.
- Thiếu sắt
- Thiếu axit amin, protid
- Thiếu vitamin (Vitamin C cần cho sự hấp thu sắt; vitamin B2, B6 tham gia tổng hợp Hb; vitamin B12 và acid folic tham gia tổng hợp acid nucleic.)
- Thường gặp trong trường hợp cốt hóa tủy xương, suy tủy do ngộ độc hóa chất
- Thiếu erythroporietin, hormon sản sinh hồng cầu.
- Chấn thương
- Sau phẫu thuật
- Sau sinh nở
- Sau chu kỳ kinh nguyệt kéo dài,
- Do truyền nhầm nhóm máu, do không tương thích nhóm máu mẹ và nhóm máu thai nhi, …
- Do hóa chất, thuốc : như nhóm thuốc chứa phenol, chì, asen, quinin, sulfamid, nấm độc, nọc rắn.
- Do ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn:liên cầu, tụ cầu, phế cầu, virus
- Do va chạm vật lý: chấn thương, sau bỏng nặng.
3. Khi nào thiếu máu cần bổ sung sắt?
Chỉ bổ sung sắt khi thiếu máu do thiếu sắt. Kết quả hóa sinh có nồng độ sắt suy giảm kèm với nồng độ hồng cầu hoặc hemoglobin giảm.
- Nhóm đối tượng thiếu sắt từ chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: trẻ em biếng ăn, người ăn kiêng, người ăn chay,
- Nhóm đối tượng thiếu sắt do giảm hấp thu: người già hấp thu kém, người phẫu thuật và cắt bỏ dạ dày, người cắt một phần ruột, người vừa ăn vừa hấp thụ: trà (tanin).
- Nhóm đối tượng nhu cầu sắt tăng cao do tăng nhu cầu vận chuyển oxy và hình thành tế bào mới: phụ nữ mang thai, người đang trong giai đoạn phát triển, người sau chấn thương cần hồi phục, phụ nữ tiền mãn kinh
- Nhóm đối tượng mất máu cấp và mãn tính (giun, trĩ, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết sinh dục, chảy máu cam thường xuyên, …)
Ferrola bổ sung sắt và axit Folic cho cơ thể, nhập khẩu chính hãng từ Đức.
* Viên bao tan trong ruột, công thức tối ưu giúp phân ly tối đa ion sắt hấp thu vào ruột (bao tan trong ruột bảo vệ sắt, bổ sung kèm Vitamin C tăng tính tan và khả năng phân ly).
* Ferrola bổ sung 0,8 mg acid Folic, giúp đưa hàm lượng cao đảm bảo khả năng tối ưu nhu cầu folic trong giai đoạn cần tăng trưởng số lượng tế bào mới.
* Sản phẩm viên nhỏ, dễ uống, không có vị tanh của sắt, phù hợp với mọi đối tượng: người trưởng thành và trẻ nhỏ.
* Hạn chế tối đa tác dụng phụ khi bổ sung sắt (Giảm kích ứng tiêu hóa, giảm cảm giác nóng rát dạ dày, giảm táo bón khi sử dụng),
Hotline: 024.6680.8686.