Doping là gì – Tại sao cấm Doping trong thể thao? Sau rất nhiều giải đấu thể thao trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và thậm chí là các giải đấu thế giới như World Cup hoặc Olympic, các câu chuyện về vận động viên gian lận sử dụng Doping trong thi đấu cũng được đưa ra bàn luận. Sau mỗi trận đấu, vận động viên được yêu cầu lấy máu với mục đích test Doping.
Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
——-
1. Doping là gì? Tại sao lại cấm Doping trong thể thao?
Sau đây là tổng hợp và tóm tắt các định nghĩa về Doping:
– Doping là sử dụng chất cấm trong thể thao với mục đích:
+ Tăng giả tạo, không trung thực thành tích trong thể thao.
+ Gây tổn hại đến: tinh thần thể thao chân chính, sự lành mạnh về thể chất, tâm lý, đạo đức của các vận động viên.
+ Nếu lạm dụng gây nhiều hệ lụy lâu dài
2. Phân loại Doping hiện nay
Hiện nay Doping có thể được chia thành 3 loại chính:
Loại 1: Doping kích thích tạo máu:
Ví dụ: Hoạt chất erythropoietin là một loại hormon tạo hồng cầu từ tế bào dòng tủy do thận sản xuất, giúp kích thích sản xuất hồng cầu, tăng tốc độ vận chuyển oxy.
Loại 2: Doping có cấu trúc giống hormon sinh dục nam (Cấu trúc Steroid) với vai trò nâng cao khả năng sản xuất cơ và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng cho cơ.
Ví dụ: Nandrolone, Closterol, Stanizolol
Loại 3: Doping tác động lên hệ thần kinh: Giúp cơ thể giàu năng lượng, tăng khả năng tập trung, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, giúp người dùng không cảm thấy suy nhược, mệt mỏi.
Ví dụ: Loại Doping kích thích hệ thần kinh tạo cảm giác hưng phấn: Amphetamin, ephedrin, pseudoephedrin, cocain.
* Amphetamin – Hồng phần hay ma túy đá: là chất kích thích thần kinh trung ương mạnh, giúp tăng tỉnh táo, tăng hưng phấn, tăng nhận thức, chống mệt, tăng sức mạnh cơ bắp, tuy nhiên gây tình trạng nghiện thuốc
* Ephedrine: Thuốc có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm, giúp tăng huyết áp, tăng lưu lượng tim, co mạch ngoại vi, giãn cơ trơn khí phế quản, tăng trao đổi oxy.
* Cocain: Ma túy, chất kích thích gây nghiện tăng quá trình dẫn truyền thần kinh, tăng khoái cảm.
Ví dụ: Doping giảm đau, gây nghiện: Morphin, methadone, heroin, …
Các chất này giúp giảm cảm nhận cảm giác đau, tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể.
Loại 4: Ngoài ra, sau khi sử dụng Doping, vận động viên thường sử dụng kèm lợi tiểu, tác dụng của lợi tiểu giúp tăng đào thải thuốc ra ngoài, giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm nguy cơ phát hiện doping sau các bài test.
Ví dụ: Các thuốc lợi tiểu như: Furosemide, hydrochlorothiazide, Acetazolamid.
3. Hậu quả khôn lường khi lạm dụng doping:
– Gây nghiện thuốc, giảm khả năng đáp ứng của thuốc khi sử dụng
– Gây trầm cảm, suy nhược, ảo giác, hoang tưởng sau hưng phấn
– Tổn thương não, thận
– Rối loạn chức năng sinh lý, rối loạn hormon sinh dục: Với nam có thể gây teo tinh hoàn, mất khả năng sinh dục, với nữ có thể gây rối loạn kinh nguyệt, nam hóa
– Tổn thương tin, suy tim do hoạt động quá tải.