Cứ vào cao điểm mùa mưa là số ca sốt xuất huyết lại tăng lên chóng mặt. Tuy nhiên, có những người đã mắc sốt xuất huyết các năm trước rồi, liệu năm nay họ còn có nguy cơ tái mắc hay không?
Câu trả lời là: Có bị mắc lại. Tại sao lại như thế?
1. Có bao nhiêu type virus Dengue?
Sốt xuất huyết có thể gây ra do nhiều loại virus khác nhau (Virus Marbug, Virus Ebola, .. ). Tuy nhiên tại Việt Nam, phần lớn sốt xuất huyết gây ra bởi nhóm virus Dengue. Virus Dengue được tìm thấy trong huyết thanh có 4 nhóm chính: DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4.
Với mỗi tuýp virus khác nhau, cơ thể sẽ sinh 1 loại kháng thể tương ứng. Chính vì vậy, 4 nhóm virus sẽ có 4 nhóm kháng thể tương ứng với từng loại.
2. Người đã mắc sốt xuất huyết rồi, có bị mắc lại không?
Có những trường hợp các năm trước đã từng mắc sốt xuất huyết, cho đến mùa mưa năm nay họ lại tiếp tục mắc sốt xuất huyết. Tại sao lại như vậy?
Nếu lần này bạn nhiễm một loại virus Dengue khác với những năm trước bạn đã nhiễm, đương nhiên cơ thể vẫn chưa có kháng thể với loại virus Dengue mới. Bạn vẫn sẽ có những triệu chứng như mọi lần trước mắc: Sốt cao, hạ tiểu cầu, tăng hematocrit, mất nước, mệt mỏi, … Thậm chí bạn còn có nguy cơ mắc nặng hơn, triệu chứng ồ ạt, sốt cao hơn, mệt mỏi kiệt sức hơn những lần trước. Đã có rất nhiều ghi nhận, những bệnh nhân trước đó đã 3 lần sốt xuất huyết, năm nay họ lại tiếp tục mắc sốt xuất huyết.
Nếu bạn gặp lại nhóm virus mình đã từng mắc trước đó, cơ thể vẫn sẽ có phản ứng tiêu diệt virus Dengue. Nhưng các triệu chứng bạn gặp sẽ nhẹ hơn, dễ chịu và bớt nguy hiểm hơn.
Việc lưu hành nhiều loại virus Dengue tại Việt Nam, chúng ta vẫn không thể biết chắc chắn mình đã và đang mắc loại virus nào, nguy cơ tái mắc vẫn là rất cao.
3. Người tái mắc sốt xuất huyết cần lưu ý điều gì?
Người tái mắc sốt xuất huyết cần đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không chủ quan khi nghĩ rằng mình đã mắc trước đó.
- Chú ý quan sát các triệu chứng để xử lý thời: nhiệt độ sốt, mức độ mệt và mất nước
- Không đi lại nhiều, không làm việc nặng, không làm việc nhà trong thời gian hạ tiểu cầu
- Theo dõi thông số tiểu cầu đầy đặn và đảm bảo hệ số hematocrit không tăng quá lớn.
- Theo dõi diễn tiến sâu sắc từ ngày thứ 3 trở đi.
- Ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao chất lượng miễn dịch.
- Không ăn nhóm thức ăn màu đỏ, tránh nhầm lẫn xuất huyết tiêu hóa
- Theo dõi các vị trí có nguy cơ xuất huyết: tiêu hóa, khoa miệng, đường tiểu, xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da, …
Xem thêm: