Sắt được hấp thu trong cơ thể như thế nào? Vai trò của sắt trong cơ thể là gì, hãy cùng team DSV tìm hiểu chi tiết dược động học và dược lực học của sắt các bạn nhé.
Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Nội dung bài viết:
Sắt là một nguyên tố thiết yếu trong các quá trình trao đổi chất khác nhau, bao gồm: tổng hợp DNA, chuỗi vận chuyển điện tử tạo năng lượng, cũng như hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy.
Sắt được bài tiết qua: kinh nguyệt, rụng tóc, bong da chết, mất mồ hôi, bong tế bào ruột.
I. Sắt được phân bố trong cơ thể người như thế nào:
* Trong cơ thể người, sắt tồn tại chủ yếu tại hồng cầu dưới dạng hợp chất heme, 1 loại huyết sắt tố.
* Ngoài ra, sắt còn được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin tại gan, thận.
* Trong tế bào cơ, sắt tồn tại dưới dạng myoglobin.
* Sắt còn được tìm thấy dưới dạng liên kết với protein dưới dạng hemoprotein và các enzym tham gia vào phản ứng oxy hóa khử (như cytochrom và catalase).
* Ngoài ra, 2,2 % sắt trong cơ thể được tồn tại trong các nhóm hợp chất không bền, nhóm sắt phản ứng.
II. Phân loại sắt.
Trong chế độ ăn uống có 2 loại sắt chính: Sắt heme và sắt không heme.
– Sắt heme – Hay còn được gọi với cái tên: Sắt hữu cơ – Là loại sắt có nguồn gốc từ huyết sắc tố, myoglobin từ các nguồn động vật (thịt, hải sản, gia cầm), đây là loại sắt có khả năng hấp thu từ 15-35% và đóng góp hơn 10% tổng lượng sắt hấp thụ vào cơ thể.
– Sắt không heme – có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường sắt. Loại này gồm các chế phẩm vô cơ bổ sung sắt dưới dạng muối: carbonat, phosphat, hydroxyd, sau khi hòa tan, sắt sẽ được phân ly thành các ion Fe (II) hoặc Sắt (III) dễ tan trong nước.
Mặc dù bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khả năng hấp thu sắt của cơ thể tương đối thấp, tương đương xấp xỉ 10%, có nghĩa: Khi chúng ta bổ sung 10 mg ăn hoặc uống, cơ thể chỉ hấp thu 1 mg sắt vào lòng ruột.
Một lý do khác khiến quá trình hấp thu sắt bị ảnh hưởng, khi các chế phẩm sắt tiếp xúc với oxy, gặp quá trình oxy hóa, tạo thành các oxit sắt không hòa tan, không có khả năng hấp thu qua ruột.
III. Cách sắt được hấp thu trong cơ thể:
Các chế phẩm sắt khi được bổ sung sẽ hòa tan, phân ly trong nước tạo thành các ion Fe (II)+ và Fe (III)+. Chỉ khi các muối sắt được hòa tan và phân ly thành ion, lúc đó sắt mới được hấp thu.
Hấp thu Sắt Non Heme
Theo các nghiên cứu, môi trường acid giúp quá trình hòa tan và phân ly muối sắt diễn ra nhanh, toàn diện hơn. Chính vì vậy, rất nhiều chế phẩm sắt hiện nay bổ sung các thành phần có tính acid cao như vitamin C (axit Ascorbic) để tăng khả năng phân ly này.
Trên thành tế bào ruột của con người có gắn các loại enzym đặc hiệu (Cytocrom B), khi đó ion Fe (III)+ sẽ được khử thành Sắt (II)+, Chỉ khi sắt được chuyển thành dạng sắt II+, lúc này sắt mới được hấp thu vào lòng ruột qua kênh DMT- 1 để đi vào máu.
Hấp thu sắt heme
Sắt Heme được hấp thu trực tiếp qua thành ruột non dưới kênh Heme Transproter. Vào đến thành ruột, Sắt Heme được oxy hóa dưới enzym Heme oxydase giải phóng nguyên tố Sắt vào trong máu.
Khi đã vào bên trong tế bào ruột, sắt được lưu trữ dưới dạng Ferritin hoặc vận chuyển qua màng đáy, vào vòng tuần hoàn. Sắt để vận chuyển trong máu cần gắn với Tranferin.
Ferritin là một loại protein hình cầu rỗng, bao gồm 24 tiểu đơn vị, có khả năng dự trữ và điều chỉnh, phân phối nồng độ sắt trong cơ thể. Bên trong Ferritin, sắt được lưu trữ dưới dạng Sắt III.
Để sắt xuyên qua được màng đáy của ruột cần đi qua một hệ thống protein có tên gọi Ferroportin. Kênh này là kênh duy nhất cho sắt thoát ra màng đáy của ruột, được điều chỉnh hoạt động bởi hormon Hepcidin do gan bài tiết ra. Khi cơ thể thiếu sắt, dự trữ sắt trong ferritin thấp, gan giảm bài tiết ra hormon Hepcidin, giảm quá trình hấp thu Sắt qua kênh Ferroportin.
Vai trò chính của Tranferine là chuyển ion sắt II thành sắt III để trở nên hòa tan hơn, ngăn chặn các phản ứng oxy hóa sắt trong cơ thể, tạo điều kiện vận chuyển sắt vào tế bào.
IV. Liều sắt cần bổ sung hàng ngày cho từng độ tuổi:
Lượng sắt hấp thu vào mỗi ngày sẽ khác nhau với từng cá thể, đặc biệt phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, nhu cầu cá nhân.
Lượng sắt khuyến nghị được tính theo đơn vị mg.
Những người ăn chay (không ăn thịt, gia cầm, hải sản) thường cần được bổ sung sắt hàm lượng gấp đôi so với hàm lượng khuyến cáo trung bình.
Ví dụ:
Với trẻ em đang trong giai đoạn trưởng thành: (Từ 14 -18 tuổi)
– Trẻ vị thành niên nam: nhu cầu 11 mg sắt hàng ngày, như vậy, với khả năng hấp thu từ 10-30% từ nguồn dinh dưỡng, mỗi ngày bé nam cần bổ sung: từ 40 – 110 mg sắt được bổ sung từ thức ăn hay từ chế độ dinh dưỡng.
– Với trẻ vị thành niên nữ đang trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu sắt hàng ngày là 15 mg, với khả năng hấp thu từ 10-30%, bé cần bổ sung từ thức ăn hoặc chế phẩm bổ sung từ 50 – 150 mg sắt.
*** Với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai:
– Nhu cầu sắt mỗi ngày là 27 mg. Như vậy cần bổ sung từ thực phẩm nguồn sắt tương ứng: từ 90 – 270 mg sắt mỗi ngày.
– Nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú: 10 mg. Như vậy nhu cầu sắt từ thực phẩm nên bổ sung từ 35 -100 mg mỗi ngày.
*** Với một người lớn khỏe mạnh bình thường,
– Nam giới cần: 8 mg sắt/ ngày. Tương đương nên hấp thu từ 27 – 80 mg / ngày từ thực phẩm.
– Nữ giới cần: 18 mg sắt/ ngày. Tương đương nên hấp thu từ thực phẩm: 60 -180 mg / sắt một ngày.
*** Các thực phẩm giàu sắt bao gồm:
– Thịt nạc, hải sản, thịt gia cầm
– Ngũ cốc
– Các loại hạt và đậu
V. Đối tượng cần bổ sung sắt:
Đối tượng bổ sung sắt có thể thuộc nhóm:
* Người có nhu cầu sắt tăng cao:
– Thiếu nữ, phụ nữ có kinh nguyệt nặng.
– Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì
– Phụ nữ mang thai
– Những người hiến máu thường xuyên
– Người bị ung thư
– Người rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém
– Người sau chấn thương, sau phẫu thuật, sau khi mất số lượng lớn máu.
Hậu quả khi quá tải sắt:
Quá tải sắt có thể gây hại cho tim, gan, cơ quan nội tiết. Sắt dư thừa tạo thành các gốc hydroxyl tự do thông qua phản ứng Fenton gây tổn thương các mô qua phản ứng oxy hóa với lipid, protein và acid nucleic.
Bổ sung sắt liều cao, liên tục có thể gây tác dụng phụ:
– Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn nao,buồn nôn, nôn mửa
– Táo bón hoặc tiêu chảy
– Viêm loét dạ dày nếu bổ sung thời gian dài.
– Giảm hấp thu và thiếu hụt kẽm.
– Nếu bổ sung lượng sắt cực cao (hàng trăm hàng nghìn mg ) có thể gây suy nội tạng, hôn mê, co giật,, tử vong.