Dược sĩ Việt

Sức khỏe của người Việt

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm chăm sóc da
    • Vitamin & Khoáng chất
    • Nâng Cao Đề Kháng
    • Sản phẩm chăm sóc khác
    • Bệnh lý mãn tính
  • Kiến thức sức khỏe
    • Chăm sóc da khoa học
    • Miễn dịch & Sức khỏe
    • Bệnh lý mãn tính
    • Giải độc – Bảo vệ gan
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • Liên hệ
Trang chủ / Miễn dịch & Sức khỏe

Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể

Vitamin B được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và dễ dàng được kê đơn sử dụng. Vậy khi nào cần bổ sung vitamin B và vai trò của vitamin B trong cơ thể là gì?

Khi nào cần bổ sung vitamin B

Mục lục

  • 1. Đặc điểm chung của vitamin B
  • 2. Các loại vitamin B phổ biến hiện nay
  • 3. Khi nào cần bổ sung vitamin B
    • 3.1. Vitamin B1 – Thiamine
    • 3.2. Vitamin B2 – Riboflavin
    • 3.3. Vitamin B3 – Niacin
    • 3.4. Vitamin B5 – Axit Pantothenic
    • 3.5. Vitamin B6 – Pyridoxine
    • 3.6. Vitamin B9 – Folate
    • 3.7. Vitamin B7 – Biotin
    • 3.8. Vitamin B12 – Cobalamin

1. Đặc điểm chung của vitamin B

Vitamin B thuộc nhóm các vitamin tan trong nước, không có khả năng dự trữ trong cơ thể & cần được bổ sung hàng ngày.

Nguồn bổ sung vitamin B rất đa dạng, có thể từ đạm thực vật, từ thành phần bơ sữa, từ rau lá xanh và các loại đậu.

  • Vitamin B tham gia hầu hết vào các phản ứng dị hóa tạo năng lượng cho cơ thể: dị hóa carbohydrate (chất bột đường), protein (đạm), … (catabolic) và cả các phản ứng đồng hóa (anabolic).
  • Vitamin B là yếu tố đồng vận chuyển thông tin trong hoạt động của các sợi thần kinh phản xạ, chất dẫn truyền thần kinh và hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
  • Vitamin B tham gia vào các yếu tố xúc tác phản ứng tổng hợp nhân tế bào (ADN, ARN) – Chất lưu giữ thông tin di truyền.

2. Các loại vitamin B phổ biến hiện nay

Có 8 loại vitamin B phổ biến hiện nay thường được bổ sung và bán trên thị trường:

  1. Vitamin B1: Thiamin
  2. Vitamin B2: Riboflavin
  3. Vitamin B3: Niacin
  4. Vitamin B5: Axit Pantothenic
  5. Vitamin B6: Pyridoxine
  6. Vitamin B7: Biotin
  7. Vitamin B9: Folate
  8. Vitamin B12: Cobalamin

3. Khi nào cần bổ sung vitamin B

3.1. Vitamin B1 – Thiamine

Người thiếu hụt vitamin B1 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Người mệt mỏi, suy nhược, luôn cảm thấy thiếu năng lượng

người luôn mệt mỏi, suy nhược

  • Chán ăn, ăn kém, không cảm thấy ngon miệng

Chán ăn, hấp thu kém

  • Ăn hấp thu kém, người gầy gò
  • Người ăn chay trường, chế độ ăn thiếu dưỡng chất
  • Thiếu hụt vitamin B1 nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như Beriberi (nhịp tim nhanh, khó thở khi vận động mạnh, sưng phù tay chân, hoặc thậm chí mất trí nhớ, lú lẫn)
  • Người nghiện rượu kéo dài
  • Người tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Nguồn bổ sung vitamin B1 từ thực phẩm: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Gạo nguyên cám
  • Thịt lợn, cá
  • Sản phẩm được lên men

Vai trò vitamin B1 trong cơ thể: 

  • Được hấp thu từ thực phẩm tại tá tràng
  • Là đồng yếu tố với Magie (Mg) tạo jdanjg hoạt tính TPP (Thiamine Pyrophosphate) tham gia vào chu trình chuyển hóa chất bột đường thành năng lượng ATP (chu trình Citric và Pentose Phosphate)
  • TPP (Thiamin Pyrophosphate) còn là yếu tố cần thiết hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh: Acetyl Choline, Myelin, duy trì nồng độ axit glutamic, aspartate, gama – Aminobutyric.

3.2. Vitamin B2 – Riboflavin

Người thiếu hụt vitamin B2 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Da thường nứt nẻ, dễ khô, nẻ môi, viêm da, khô &rụng tóc

Da khô nứt nẻ

  • Người mệt mỏi, suy nhược
  • Nặng có thể gây trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực
  • Phù nề xung quanh vùng họng

Nguồn bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm: 

  • Trứng, sữa, sản phẩm từ trứng sữa.
  • Các loại rau xanh
  • Nấm

Vai trò vitamin B2 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào chuyển hóa, tổng hợp các vitamin nhóm B khác như: B3, B9, B6, protein tạo heme (Thành phần cấu tạo nên hồng cầu).
  • Tham gia các phản ứng hô hấp tế bào, phản ứng miễn dịch.

3.3. Vitamin B3 – Niacin

Người thiếu hụt vitamin B3 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau nhức đầu
  • Dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Hấp thu kém dinh dưỡng

Nguồn bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm: 

  • Đậu nành, các hạt họ đậu
  • Các loại thịt, cá, hải sản

Vai trò vitamin B3 trong cơ thể: 

  • Tham gia chuyển hóa từ tryptophan thành niacin, tiền chất tổng hợp nhiều loại coenzyme quan trọng trong sửa chữa và tổng hợp bộ gen tế bào (ADN).

3.4. Vitamin B5 – Axit Pantothenic

Người thiếu hụt vitamin B5 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau nhức đầu
  • Dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Hấp thu kém dinh dưỡng

(Các biểu hiện giống với thiếu vitamin B1, B3)

Nguồn bổ sung vitamin B5 từ thực phẩm: 

  • Ngũ cốc
  • Trứng
  • Các loại cá, hải sản,
  • Bơ và sản phẩm từ sữa bỏ
  • Thịt

Vai trò vitamin B5 trong cơ thể: 

  • Nguồn tổng hợp Coenzyme A (tham gia nhiều quá trình chuyển hóa sản sinh năng lượng tế bào)
  • Tham gia xúc tác tổng hợp Cholesterol, Acid béo.
  • Tham gia xúc tác tổng hợp Acetyl Choline (Chất dẫn truyền hệ thần kinh)

3.5. Vitamin B6 – Pyridoxine

Người thiếu hụt vitamin B6 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ, mệt mỏi, suy nhược
  • Hay viêm da
  • Bất thường điện não đồ

Nguồn bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm: 

  • Thịt bò
  • Thịt gia cầm

Vai trò vitamin B6 trong cơ thể: 

  • Tham gia cấu trúc của nhiều loại Coenzyme
  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch, sức khỏe não bộ.
  • Tham gia đồng xúc tác hỗ trợ chuyển hóa Đường, Protein, chất béo thành năng lượng.

3.6. Vitamin B9 – Folate

Người cần bổ sung vitamin B9:

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, mệt mỏi, suy nhược
  • Phụ nữ đang mang thai

bà bầu

  • Trẻ tuổi vị thành niên có nhu cầu phát triển lớn và tăng số lượng tế bào lớn
  • Người sau phẫu thuật hay chấn thương.

Nguồn bổ sung vitamin B9 từ thực phẩm: 

  • Rau lá xanh đậm: cải bó xôi, các loại rau cải, …
  • Đậu, các loại hạt
  • Thịt và các loại sữa

Vai trò vitamin B9 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào nhiều khâu trong quá trình tổng hợp axit nucleic, sản xuất hồng cầu, tham gia tạo máu và ngăn thiếu máu.

3.7. Vitamin B7 – Biotin

Người cần bổ sung vitamin B7:

  • Người có tóc móng mỏng, dễ gãy, dễ rụng

tóc dễ gãy rụng

  • Dễ nhiễm trùng da, viêm nhiễm da
  • Thường phát ban có vảy

Nguồn bổ sung vitamin B7 từ thực phẩm: 

  • Nội tạng động vật
  • Trứng
  • Cá
  • Đậu nành

Vai trò vitamin B7 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào nhiều khâu trong quá trình điều hòa gen
  • Tham gia vào quá trình sao chép tế bào, chuyển hóa axit béo, glucose và axit amin.

3.8. Vitamin B12 – Cobalamin

thiếu vitamin B9 & B12 gây thiếu máu

Người cần bổ sung vitamin B12:

  • Người mắc thiếu máu hồng cầu khổng lồ
  • Người mệt mỏi, chán ăn
  • Người ăn chay

người ăn chay dễ thiếu vtm B12

Nguồn bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm: 

  • Nguồn từ thịt và các sản phẩm động vật

Vai trò vitamin B12 trong cơ thể: 

  • Tham gia quá trình xúc tạo tạo hồng cầu
  • Tham gia quá trình tổng hợp lên tế bào thần kinh, hoạt chất myelin
  • Tham gia vào quá trình sản xuất Gen tế bào (RNA, DNA).

Xem thêm:

  1. Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?
  2. Thói quen rất xấu tổn hại đến dạ dày của bạn
  3. Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể?
  4. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho phụ nữ có thai
Tác giả: haiyen - 17/10/2023

Viết bình luận

★★★★★★
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

Tư vấn ngay

Để lại thông tin để được tư vấn từ chuyên gia

Bài viết được quan tâm

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Xử trí cơn Gút cấp (Gout) và dự phòng tái phát như thế nào?

Xử trí cơn Gút cấp (Gout) và dự phòng tái phát như thế nào?

Tại sao sau phẫu thuật tuyến giáp cần bổ sung hormon và Canxi

Tại sao sau phẫu thuật tuyến giáp cần bổ sung hormon và Canxi

Bạn có biết sự tồn tại của tuyến cận giáp?

Bạn có biết sự tồn tại của tuyến cận giáp?

Bài viết liên quan

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Axit uric là một cụm từ chuyên môn được nhắc đến nhiều trong đời sống, gắn liền với căn bệnh Gout. … Xem thêm

Tuyến cận giáp (Parathyroid) Những điều bạn chưa biết

Bạn có biết sự tồn tại của tuyến cận giáp?

Chắc hẳn đa số các bạn đang đọc bài này đều thấy bất ngờ khi nghe về tuyến cận giáp. Chúng ta phổ … Xem thêm

tại sao sau phẫu thuật tuyến giáp cần bổ sung Canxi và hormon tổng hợp

Tại sao sau phẫu thuật tuyến giáp cần bổ sung hormon và Canxi

Tại sao sau phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân thường được kê sử dụng hormon tuyến giáp tổng hợp và … Xem thêm

Các hình thức mua hàng từ DSV
  • Đặt hàng qua
    Duocsiviet.com
  • Đặt hàng qua
    Shopee
  • Đặt hàng qua
    Lazada
  • Đặt hàng qua
    Zalo
Cập nhật tin tức qua mạng xã hội
  • www.tiktok.com/
    @duocsivietdsv
  • www.facebook.com/
    congtyduocsiviet
  • www.youtube.com/
    @duocsiviettv4117
  • Zalo:
    0948816027
CÔNG TY CP dược mỹ phẩm DSV
  • MST: 0109723198
  • Hotline 024.6680.8686
  • Zalo: 094.8816.027
  • Email: congtyduocsiviet@gmail.com
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách đổi trả
Fanpage chính thức

© Copyright 2017 duocsiviet.com. All Rights Reserved.

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
↑