Liệu vẩy nến chỉ là các tổn thương màu trắng bạc trên bề mặt da? Quan niệm này có sai lầm hay không? Chúng ta hãy tìm câu trả lời trong bài đăng dưới đây.
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626. Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
|
Hình ảnh vảy nến đặc trưng trên da mặt
Biểu hiện đặc trưng của vảy nến
Vảy nến đặc trưng bởi tổn thương dạng vảy màu trắng bạc tại các khu vực chính bao gồm: da, móng, niêm mạc và nặng hơn là đi vào và làm tổn thương vùng khớp.
1.1. Về các tổn thương da:
- Đặc trưng bởi tình trạng dát đỏ (có giới hạn rất rõ với da lành), các lớp vảy da dễ bong.
- Dát có màu đỏ hoặc hồng
- Hình dạng vết dát có thể là hình tròn, hình bầu dục hoặc nhiều hình vòng cung
- Tuy dát nhưng vết tổn thương sờ mềm và không tạo cảm giác đau
- Vị trí tổn thương bao gồm: chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ sát ( khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, mặt duỗi các chi, chỗ sang chấn, vết bỏng hoặc sẹo, các vết cào, …)
- Vết tổn thương có khuynh hướng đối xứng.
- Vảy da khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau nhưng lại dày không đều, rất dễ bong tróc, có màu trắng đục như màu xà cừ.
Hình ảnh các lớp da xếp chồng lên nhau trong vảy nến như lõi ngô
Chẩn đoán tình trạng tổn thương da của bệnh lý vảy nến có thể thực hiện theo phương pháp Brocq:
Thực hiện phương pháp này cụ thể thực hiện như sau: Lấy một thìa nạo cùn (currette) cạo các tổn thương vảy nến từ vài chục đến hàng trăm lần:
- Lớp đầu tiên là các vảy da bong thành lát mỏng, màu trắng đục
- Tiếp tục cạo sẽ có 1 mảng mỏng bong ra (màng bong)
- Dưới lớp mảng bong là một bề mặt đỏ hồng, nhẵn bóng, nhiều điểm rớm máu (hay còn gọi là hạt sương máu).
1.2. Tiếp theo là các tổn thương tại khu vực móng:
Theo thống kê có từ 30- 50% bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng.
- Các tổn thương này còn kèm theo tổn thương da ở đầu ngón hoặc rải rác toàn thân
- Tại móng là các chấm lõm đốm trắng ở bề mặt, mất đi sự trong suốt của móng hoặc đôi khi là các vân ngang. Dần dần dày sừng móng và có hiện tượng mủn, nặng hơn có thể biến mất toàn bộ móng.
- Một thể khác của tổn thương móng là vảy nến thể mủ: có nhiều mụn mủ dưới móng và khu vực xung quanh.
1.3. Vảy nến tại khu vực niêm mạc
Một dạng vảy nến khác xuất hiện ở khu vực niêm mạc là các vết màu hồng, ít có vảy và là những tiến triển mạn tính. Tổn thương dạng này thường xuất hiện ở lưỡi, niêm mạc mắt (viêm kết mạc, viêm mí mắt, …)
Hình ảnh vảy nến tại khu vực niêm mạc mắt
1.4. Vảy nến tại khu vực khớp
Có từ 10-20% tổng tỷ lệ bệnh nhân vảy nến có tổn thương khớp. Biểu hiện điển hình bao gồm: đau khớp, viêm 1 khớp hoặc viêm đa khớp vảy nến (trường hợp nhày hình ảnh lâm sàng giống viêm đa khớp dạng thấp). Nặng hơn có thể gặp tới viêm khớp cột sống vảy nến, vôi hóa đầu xương, hủy hoại sụn và dính khớp.
Hình ảnh vảy nến có thể đi vào móng và khớp
Kết:
Vậy là video vừa rồi chúng ta cùng nhau tìm hiểu 4 cơ quan bệnh vảy nến thường xuất hiện bao gồm da, niêm mạc, móng và tổn thương khớp do vảy nến. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc về chủ đề trên bạn hãy comment ngay cho team DSV hỗ trợ giải đáp nha. Và bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại các bạn tại những video tiếp theo.
MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA HOTLINE CHÍNH HÃNG CỦA DSV: 02466808686. |
—
XEM THÊM:
1. Vảy nến có nguy hiểm không?
2. Các thuốc điều trị vảy nến.
3. Giải pháp điều trik vảy nến tại chỗ thông dụng dễ dùng.
4. Vảy nến có khỏi không? Điều trị sao cho đúng?
5. Phân loại mức độ vảy nến, xác định phương pháp điều trị.
6. Biểu hiện đặc trưng chuẩn đoán phân biệt chính xác vảy nến.