Trong y học, bạn có thể bắt gặp thuật ngữ “xuất huyết” mà không hiểu rõ xuất huyết là gì? Trong bài viết này, DSV sẽ giải thích cặn kẽ về thuật ngữ phổ biến này. Có mấy loại xuất huyết và chúng ta cần xử trí như thế nào khi gặp tình trạng như vậy?
Mục lục
1. Xuất huyết là gì?
Xuất huyết là thuật ngữ y học, một cách dễ hiểu trong dân gian là: ” Chảy máu”. Xuất huyết xảy ra khi thành mạch máu bị vỡ hoặc rối loạn yếu tố gây đông máu gây ra. Có một sự thật ít ai biết, kể cả khi mạch máu không bị vỡ, cơ thể vẫn có khả năng xảy ra tình trạng xuất huyết: ví dụ trong trường hợp sốt xuất huyết. Vậy có mấy loại xuất huyết và mức độ nguy hiểm của từng loại như thế nào?
2. Có mấy loại xuất huyết? Phân loại theo vị trí
Hiện nay có nhiều cách phân loại xuất huyết: có thể phân theo vị trí xuất huyết, hoặc nguyên nhân xuất huyết.
Để dễ dàng theo dõi, các dược sĩ từ DSV sẽ phân loại theo vị trí xuất huyết bao gồm 3 loại: Xuất huyết động mạch, xuất huyết tĩnh mạch & xuất huyết mao mạch.
Động mạch: mạch lớn trong cơ thể có nhiệm vụ đưa máu giàu oxy và dưỡng chất từ tim đi khắp mô, cơ quan trong cơ thể.
Chảy máu động mạch: chảy theo từng đợt trùng với nhịp co bóp của tim, cần được can thiệp y tế khẩn cấp.
Cháy máu tĩnh mạch: máu chảy đều, cần được can thiệp y tế khẩn cấp.
Cháy máu mao mạch: máu thoát hoàn toàn ra khỏi cơ thể, là loại thường gặp, dễ xử lý nhất.
2.1. Xuất huyết động mạch:
Đây là loại chảy máu nguy hiểm và khẩn cấp nhất.
Đây có thể là kết quả của:
- Chấn thương xuyên thấu do bị đâm bởi vật nhọn
- Tổn thương các cơ quan
- Chấn thương nghiêm trọng
- Tổn thương mạch.
Máu động mạch có màu đỏ tươi, giàu oxy và rất khó đông trong thời gian ngắn, máu chảy ra từng đợt theo nhịp đập của tim.
Phương pháp xử trí:
- Đầu tiên: Gọi ngay cho 115
- Nếu có thể: dùng găng tay y tế, gạc vô trùng băng bó tạo áp lực lên vết thương để hạn chế mất máu do máu chảy thành tia.
- Nếu đó là vết thương ở cánh tay/ chân: nâng vùng vết thương lên cao hơn tim, hạn chế máu chảy từ tim ra ngoài theo hướng động mạch.
- Nếu không thể cầm máu, đặt garo lên vùng da phía trên vùng vết thương.
- Đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
2.2. Xuất huyết tĩnh mạch:
Chảy máu tĩnh mạch bớt nguy hiểm hơn chảy máu động mạch, tuy nhiên vẫn có thể đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu khẩn cấp.
Đặc điểm của máu tĩnh mạch: màu đỏ sẫm, không chứa nhiều oxy và dưỡng chất. Máu chảy đều và không ồ ạt theo nhịp.
Phương pháp xử trí:
Thực hiện tương tự như xuất huyết động mạch.
2.3. Xuất huyết mao mạch:
Chảy máu mao mạch thường gặp và dễ xử lý nhất, cũng ít nguy hiểm nhất. Thường gặp do tổn thương da tại 1 vùng do trầy xước hoặc mất lớp da bao bọc bên ngoài. Máu chảy trực tiếp từ vùng cơ thể bị tổn thương.
Phương pháp xử trí:
Làm sạch vế thương bằng dung dịch sát khuẩn.
Băng bó vết thương bằng băng gạc thật sạch
Thay rửa vệ sinh vết thương hàng ngày để vết thương mau lành.
3. Có mấy loại xuất huyết? Phân loại khác
Ở đây chúng ta có thể phân loại xuất huyết theo tiêu chí khác: Chảy máu trong và chảy máu ngoài.
Chảy máu ngoài:
Ngụ ý ở đây: Máu chảy và đi ra khỏi ngoài cơ thể.
*** Ví dụ: Chảy máu cam, chảy máu do vết thương, chày xước khiến mất máu.
Chảy máu trong:
Chảy máu xảy ra bên trong các cơ quan. Khi các cơ quan bị tổn thương.
Ví dụ:
Chảy máu nhẹ: Xuất huyết dưới da, các vết bầm tím nhỏ.
Chảy máu nặng: nguy hiểm đến tính mạng, khi 1 lượng máu bị mất quá lớn dẫn đến shock giảm thể tích tuần hoàn. ví dụ: Chảy máu nội sọ, chảy máu khoang màng phổi, chảy máu khu ổ bụng, chảy máu do gãy xương, xuất huyết ống tiêu hóa (xuất huyết dạ dày, xuất huyết ruột, … ).
4. Xuất huyết khi nào là nguy hiểm cần cẩn trọng?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí Medical News Today: What to know about different types of bleeding