Gout hiện nay không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên có rất nhiều người còn bối rối khi gặp phải cơn Gout cấp. Phát hiện và xử trí cơn Gout cấp như thế nào cho đúng? Làm sao để dự phòng tái phát? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây cùng DSV.
Mục lục
1. Biểu hiện cho thấy bạn đang trong cơn Gút cấp
1.1. Gout là gì?
Gout hay Gút là tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các ổ khớp do tăng nồng độ Axit uric trong máu. Gout không nguy hiểm tính mạng nhưng đem lại trải nghiệm rất đau đớn, các tinh thể urat có hình thù như những chiếc kim sắc nhọn đâm vào các ổ khớp.
Gout đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ diễn tiến các bệnh lý mãn tính khác (tăng huyết áp, bệnh thận mạn). Tuy vậy, bệnh có thể ngăn ngừa, dự phòng và điều trị tốt, dứt điểm sớm sẽ hạn chế các hậu quả lâu dài.
Hậu quả của Gout: Viêm khớp, viêm đa khớp mạn tính, tạo các hạt Tophi, nhiều biến chứng rối loạn chuyển hóa.
1.2. Cách nhận biết Cơn Gout cấp
Cơn Gout cấp hay cơn Gút cấp tính có các triệu chứng sau đây:
- Thường xảy ra đột ngột vào ban đêm
- Thức dậy cảm thấy vô cùng đau đớn tại khớp bị sưng
- 60-70% xảy ra tại các khớp ngón tay, khớp ngón chân (ngón chân cái): sưng, to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội, cơn đau tăng dần, chạm nhẹ cũng thấy rất đau.
- Cơn đau có thể từ 1 khớp, lan sang các khớp lân cận
- Đau khớp kéo dài 5-7 ngày, sau đó triệu chứng có thể giảm dần, hết cơn đau khớp có thể trở lại bình thường.
- Dễ tái phát cơn đau khớp sau một chế độ ăn quá giàu đạm.
- Kết quả kiểm tra công thức: tăng bạch cầu tại dịch ổ khớp ( Đa số là bạch cầu đa nhân), chứa nhiều tinh thể urat trong dịch khớp.
- Khớp cứng, đau khi vận động, cản trở vận động.
1.3. Hậu quả xảy ra nếu lặp đi lặp lại các cơn gout cấp:
- Các hạt Tophi hình thành chậm, có thể vài năm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên. Một khi đã xuất hiện sẽ tăng nhanh số lượng, khối lượng và gây loét tại các khu vực ổ khớp. Hạt Tophi xuất hiện ở ngón chân, gót chân, khuỷu tay, mu bàn chân, …
- Lắng đọc urat tại thận: Sỏi thận, tổn thương thận, suy thận, …
2. Cần làm gì khi bạn đang trong 1 cơn Gout cấp
2.1. Điều chỉnh chế độ ăn trong cơn Gút cấp
Giảm ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin (nguồn tổng hợp axit uric trong máu) :
- Giảm ăn nội tạng động vật
- Hạn chế ăn các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ
- Hạn chế hải sản, cua, cá, tôm
- Giảm và ngưng sử dụng rượu, thức uống có cồn
- Nên uống nhiều nước tăng tốc độ đào thải qua thận.
2.2. Thuốc sử dụng trong cơn Gout cấp
2.2.1. Colchicin – Thuốc điều trị đặc hiệu cơn Gout cấp
Cơ chế: Cản trở quá trình thực bào của bạch cầu với tinh thể urat, hạn chế viêm cấp tính.
Lưu ý khi sử dụng:
- Colchicin sẽ rất hiệu quả nếu sử dụng sớm trong 12 đến 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp.
- Ít hiệu quả khi sử dụng muộn
- Thận trọng với bệnh nhân gan và thận mạn.
Liều dùng: Ngày đầu: 1 mg * 3 lần/ ngày; Ngày thứ hai: 1 mg * 2 lần/ ngày; Ngày thứ 3 trở đi: 1 mg / ngày, liều duy trì từ 0,5 -2 mg/ ngày trong 3 tháng.
Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc làm tăng nhu động tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ức chế hô hấp, rụng tóc, ức chế tủy xương nếu dùng kéo dài.
2.2.2. NSAIDs – Giải pháp giảm đau, giảm sưng viêm trong cơn gout cấp
Một số hoạt chất lựa chọn:
- Ibuprofen
- Piroxicam
- Diclofenac
- Phenylbutazon
- Naproxen
- Indomethacin
- Etoricoxib
- …
Lưu ý khi sử dụng:
- Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa
- Chống chỉ định: bệnh nhân suy thận.
2.2.3. Corticoid – Giảm đau mạnh, thay thế khi không dung nạp NSAIDs/ Colchicine
Cơ chế tác dụng:
- Corticoid gây giảm đau mạnh
- Chống viêm, giảm đau nhờ ức chế hoạt động hệ miễn dịch.
Đặc điểm khi sử dụng Corticoid:
- Khả năng giảm đau mạnh, hiệu quả rất nhanh
- Chỉ sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ, khi không dung nạp Colchicine hoặc NSAIDs
- Có thể uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp
- Hết viêm và đau nhanh, nhưng hết thuốc dễ tái phát
- Dễ gây xuất huyết tiêu hóa
- Chỉ dùng trong thời gian 7 ngày, không dùng lâu
2.2.4. Chườm lạnh tại khu vực gout cấp tính.
3. Dự phòng cơn Gout cấp như thế nào?
Để hạn chế tối thiểu nguy cơ tái mắc cơn Gout cấp, cần lưu ý các điều sau:
- Sử dụng dự phòng: 3-6 tháng
- Giảm cân, tăng cường tập luyện, giảm uống rượu.
- Sử dụng thuốc hạ axit uric máu.
3.1. Thuốc sử dụng phòng cơn Gout cấp:
3.1.1. Thuốc giảm tổng hợp axit uric:
Allopurinol : Ức chế hoạt động của enzyme Xanthin Oxydase, giảm tổng hợp axit uric
- Sự lựa chọn hàng đầu dự phòng cơn gout cấp.
- Dùng sau khi triệu chứng viêm cấp tính giảm.
- Liều từ 100 mg/ ngày: Allopurinol có rất ít tác dụng phụ (Hiếm gặp: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu).
- Dự phòng 3-6 tháng.
Febuxostat: Ức chế hoạt động của enzyme Xanthin Oxydase, giảm tổng hợp axit uric
- Liều tham khảo: 40 mg/d
- Chỉ chuyển sang sử dụng Febuxostat khi thất bại điều trị với Allopurinol. Tránh sử dụng Febuxostat cho người có nguy cơ tim mạch cao.
3.1.2. Thuốc tăng thải trừ axit uric:
Thuốc có tác dụng làm giảm tái hấp thu axit uric của ống thận, tăng đào thải axit uric niệu.
- Benziodoron: 100-300 mg/ ngày
- Probenecid
3.1.3. Thuốc tăng chuyển hóa urat từ kém tan thành dễ tan: (dễ bài tiết qua nước tiểu)
- Pegloticase
****
Phương pháp điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt hạt tophi (Rất hạn chế)