Dược liệu Vông nem là phần lá và vỏ thân của cây vông nem. Trong cuộc sống, vông nem có rất nhiều tên gọi địa phương khác nhau mà bạn có thể quen gọi như lá vông, thích đồng, co tóng lang…. Bên cạnh đó, vông nem có tên khoa học khá khó nhớ và khó đọc là Erythrina variegata L. một cây thuộc họ Đậu – Fabaceae. Hãy tìm hiểu về loại dược liệu nhiều điều thú vị này cùng team DSV qua bài viết sau đây.
Vông nem trước kia thường mọc hoang tại bờ rào, dân gian lấy lá cây vông nem làm rau ăn và nấu canh. Hiện nay, khi ngành dược liệu phát triển, rất nhiều hợp chất quý trong cây vông nem đã được phát hiện ra như: migarin, các alcaloid…được chứng minh đem lại tác dụng an thần, gây ngủ….
Mục lục
1. Bộ phận dùng làm thuốc của Vông nem.
Vông nem dễ trồng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng ven biển.
Cây vông nem nếu phát triển tốt thậm chí có thể cao tới 10 – 20 m, trung bình cây có chiều cao từ 5 – 8 m, cây có gai ngắn, hoa màu đỏ tươi.
Bộ phận chính dùng làm thuốc của Vông nem là phần lá, ngoài ra có thể tận dụng dùng vỏ thân Vông nem cũng chứa rất nhiều hoạt chất quý.
Lá vông nem có thời gian thu hái lý tưởng nhất vào thời gian chuyển mùa xuân sang hè từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Để chọn được dược liệu có hàm lượng dược tính cao nhất, chúng ta cần lựa chọn những loại lá to, tròn, không sâu, bỏ phần cuống. Sau khi lá được chọn cần được rửa sạch, phơi khô hoặc dùng khi lá còn tươi. Lưu ý, đảm bảo bảo quản lá vông nem khô ráo, tránh ẩm mốc để đem đến an toàn trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh lá vông nem, vỏ thân vông nem cũng là một loại dược liệu được sử dụng. Tên gọi khác của vỏ thân vông nem là Thích đồng bì, Hải đồng bì – Cortex Erythrinae. Vỏ thân vông nem được thu hái bằng cách tách vỏ cây, cạo bỏ lớp bần và phơi sấy khô.
Hoạt chất đem lại công dụng chính của vông nem có trong lá và vỏ thân là:
- Alcaloid (erythramin, erysopin, erysonin, …)
- Saponin
- Flavonoid
- tanin
2. Công dụng của lá vông nem
Từ kinh nghiệm dân gian cho đến các nghiên cứu mới nhất được thực hiện, khi sử dụng lá vông nem sẽ cho các công dụng như sau:
- An thần, cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, giảm mệt mỏi, hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ.
- Cải thiện tình trạng trĩ, giải pháp hỗ trợ chữa bệnh trĩ: lá vông nem có chứa các thành phần kháng viêm và giảm sưng phù nề, hỗ trợ giảm cảm giác đau, giảm áp lực tại vùng búi trí, hỗ trợ tốt trong phòng ngừa và cải thiện trĩ sau điều trị.
- Hỗ trợ điều kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
- Hỗ trợ giải độc cơ thể: trong lá vông nem có chứa một loại hoạt chất erythrin. Erythrin đem lại khả năng kháng độc tố strychnin – độc tố thường gây ra ngộ độc cấp, đây cũng là chất độc được tìm thấy nhiều trong hạt mã tiền.
- Cải thiện tình trạng mụn nhọt lở ngứa, giảm các vết thương lở loét, viêm da.
Vông nem trong công dụng an thần, gây ngủ.
Theo các nhà khoa học Ấn độ và Trung Quốc, lá vông nem giúp làm thư giãn, thả lỏng cơ thể, yên tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt và điều hoà huyết áp, qua đó rất dễ giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
3. Một số phương pháp dân gian sử dụng Vông nem.
- Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ:
– Cách 1: dùng lá vông nem nấu canh hoặc ăn như rau hàng ngày.
– Cách 2: Kết hợp tâm sen, táo nhân và lá vông nem sao thơm, trộn đều, hãm với nước uống hàng ngày. Có thể thêm hoa nhài tươi khi để nguội.
– Cách 3: Chế biến cao lỏng gồm có lạc tiên, tâm sen, vông nem, lá dâu, cho thêm một chút đường. Có thể pha cao với nước uống trước khi ngủ.
- Bài thuốc chứa vông nem giúp cải thiện xương khớp, chữa đau lưng và đầu gối:
Kết hợp các dược liệu sau:
- Ngưu tất
- Xuyên khung
- Vông nem
- Khương hoạt
- Địa cốt bì
- Ngũ gia bì
- Cam thảo
- ý dĩ
- Sinh địa
Sắc thành nước, ngày uống 3-4 lần hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Cải thiện sưng khớp, cứng khớp, đau đầu gối.
- Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa bệnh ngoài da:
Chế thuốc bôi ngoài da kết hợp:
- Vỏ vông nem
- Vỏ cây dâm bụt
- Rễ chút chít
Nghiên nhỏ, tán nhỏ dược liệu, pha với rượu theo tỷ lệ tham khảo: 1 lượng bôt, 5 lượng rượu. Bôi ngoài da giúp giảm viêm ngứa, bệnh lý ngoài da.
- Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa đau răng:
Vông nem có công dụng cải thiện tình trạng răng đau nhức rất tốt. Lấy vỏ vông nem nghiền thành bột mịn, rắc vào vị trí răng sâu, răng đau nhức.
- Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa rắn cắn:
Lưu ý, bài thuốc này chỉ nên tham khảo khi thật cần thiết. Nếu bị rắn cắn, bạn nên liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách chữa trị kịp thời, loại trừ được độc rắn, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Sử dụng hạt vông nem hoặc vỏ cây vông nem nghiền nhỏ, hoà cùng với 1 ít nước tạo bột nhão đắp lên vị trí vết thương do rắn cắn. Sau đó ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027