Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Mục lục
1. Viêm gan B là gì?
Khác với virus gây viêm gan A (HAV) và C (HCV), virus gây viêm gan B (HBV) có thời gian ủ bệnh trung bình là 90 ngày, lâu nhất trong ba loại viêm gan trên, trong khi HAV chỉ có 28 ngày và HCV là 45 ngày, cũng chỉ bằng một nửa thời gian ủ bệnh của HBV. Nghiêm trọng hơn, nhiễm HBV mãn tính xảy ra ở độ tuổi thấp nhất, 90% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus sẽ tiến triển thành mãn tính, trong đó 30% ở dưới 5 tuổi. Còn với HCV, tỷ lệ nhiễm thấp hơn nhưng cũng không kém về độ nguy hiểm, giai đoạn mãn tính xảy ra ở 75 – 85% người mới nhiễm. Còn riêng HAV, không hề có giai đoạn mãn tính. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của HBV.
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B
2.1. Triệu chứng khởi phát mơ hồ, dễ nhầm lẫn
Viêm gan B (HBV), cụm từ phải tới 90% người dân trên toàn thế giới được nghe và nhắc tới. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta có thể hiểu rõ được căn bệnh ấy? Nó không có biểu hiện cụ thể và đặc trưng trong thời gian đầu khiến người bệnh chủ quan. Chỉ cho đến khi bệnh chuyển sang thời kỳ nguy hiểm, triệu chứng mới trở nên rầm rộ. Những triệu chứng đầu tiên xuất hiện là chán ăn, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu … rất dễ khiến người dân bỏ qua vì những biểu hiện này rất hay gặp.
Hầu hết người dân hiện nay vẫn giữ thói quen ‘chữa bệnh theo triệu chứng’. “Tôi đau bụng thì tôi uống thuốc giảm đau bụng, mệt mỏi chán ăn là do tôi ăn uống không điều độ.” Không kiểm tra sức khỏe định kỳ dù có các biểu hiện khởi phát, bệnh lý âm thầm tiến triển. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho virus (HBV) lây lan và phát triển mạnh.
2.2. Tiến triển nhanh, mạnh, rầm rộ khi bộc phát đợt cấp tính
Giai đoạn cấp tính sẽ kéo dài ở tuần thứ 2 cho đến 6 tháng đầu. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, vàng da,… Những triệu chứng dễ bỏ qua này không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển nặng dẫn tới tử vong. Một số trường hợp sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính, không xuất hiện triệu chứng ở nhiều năm sau đó, thậm chí là xơ gan và ung thư gan gây tử vong.
2.3. Diễn tiến nặng có thể chuyển sang Xơ gan – Ung thư gan
Theo nghiên cứu, trung bình ung thư gan có thể kéo dài đến 5 năm. Nhưng treo trên đầu thời hạn tử vong ấy, không mấy bệnh nhân có thể cầm cự được 6 tháng. Vậy tại sao thời gian kéo dài thực tế lại thấp hơn 10 lần như vậy. Mới đầu, bệnh nhân sẽ không cảm giác được sự rõ rệt của căn bệnh, nhưng càng về sau, hàng loạt triệu chứng liên tục kéo đến: sốt nhẹ vào chiều, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn,… sự tấn công của các triệu chứng càng lúc càng nghiêm trọng. Vì vậy y tế hiện đại đã ví căn bệnh này là “Kẻ giết người thầm lặng”. Thử tưởng tượng bộ máy khử độc bị suy yếu và tấn công, những chất độc vẫn còn đó sẽ gây ra những nguy hiểm gì cho cơ thể chúng ta.
Tổng kết: Những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,… có thể là dấu hiệu của gan bị tổn thương. Chúng ta cần khám và xét nghiệm ngay để phát hiện kịp thời và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
3. Tỉ lệ mắc và lây nhiễm của bệnh viêm gan B
Tổ chức Y Tế Thế giới WHO đã thống kê, cho đến tháng 3 năm 2021, hơn 292 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B trên toàn thế giới và có nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư gan. Vào năm 2019, bệnh viêm gan B là nguyên nhân của khoảng 820.000 ca tử vong, chủ yếu là do xơ gan và ung thư gan (ung thư gan nguyên phát). Viêm gan B rất phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia Á Đông. Trung bình cứ 12 người châu Á sẽ có 1 người nhiễm HBV. Số liệu đó đủ để minh chứng rằng bệnh viêm gan B dễ gặp đến mức nào. Ông bà ta có câu ‘tích tiểu thành đại’. Nếu chỉ có 1 người vô tâm, không cảnh giác với HBV thì liệu tỷ lệ nhiễm viêm gan B có thể nhiều và tăng cao như vậy hay không?
4. Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?
Cho tới hiện nay, vấn đề lây nhiễm HBV vẫn là vấn đề cấp bách. Vậy viêm gan B có lây hay không? Tôi đã từng nghe một câu chuyện cách đây nhiều năm, người bệnh nhiễm virus viêm gan B có biểu hiện vàng da, hàng xóm cho rằng chỉ cần chạm vào da bệnh nhân hoặc ăn chung cùng mâm sẽ mắc bệnh. Vì thế rất nhiều người cho rằng những người nhiễm cần được cách ly và viêm gan B bị kỳ thị và cô lập. Vậy viêm gan B có lây qua da không hay đó chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ? Người bệnh có cần cách ly với gia đình không?
Khẳng định rằng viêm gan B sẽ không lây qua da hay đường hô hấp, tiêu hóa bởi theo nghiên cứu khoa học viêm gan B chỉ lây qua 3 con đường sau đây:
4.1. Lây từ mẹ sang con
HBV hoàn toàn lây từ mẹ sang con, đó là lây truyền theo chiều dọc. Việc toàn xã hội tìm cách ngăn chặn lây truyền ở con đường này cũng là vấn đề cấp thiết. WHO đã khuyến cáo các bà mẹ nên sử dụng thuốc dự phòng kháng virus. Vậy việc sử dụng thuốc này trong quá trình mang thai có ảnh hưởng gì đến cho mẹ và bé hay không? Hẳn đây là một trong những vấn đề bất kỳ bà mẹ nào đang nhiễm hoặc quan tâm tới sức khỏe thai kỳ đều rất chú ý. Loại thuốc kháng HBV thường dùng hiện nay là TDF , viết tắt của thuốc Tenofovir. Loại thuốc này được khuyên là sử dụng cho đường uống và liều dùng sẽ liên quan đến các yếu tố tuổi tác, tình trạng bệnh lý, nồng độ HBV,… Vì thế việc sử dụng thuốc này phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu còn bà mẹ mang thai nào còn lo lắng về việc mình nhiễm HBV thì có nên mang thai hay không, hoặc đã nhiễm thì bé con có ảnh hưởng gì hay không thì cũng có thể an tâm rằng việc sử dụng thuốc kháng virus sẽ là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho bé. Để phòng ngừa tuyệt đối khả năng nhiễm HBV của trẻ sơ sinh, WHO đã khuyến cáo tiêm phòng cho bé ngay sau khi sinh 24h sẽ bảo vệ bé an toàn đến 98-100%.
Mang thai là thiên trách của phụ nữ. Biết rằng phụ nữ trong thai kỳ thực sự rất vất vả nhưng khi nhiễm HBV lại vất vả gấp bội vì những triệu chứng cộng thêm của HBV. Nhưng các chị em cũng đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhé, bởi có thực mới vực được đạo, có sức khỏe tốt thì cả mẹ và bé mới ‘đánh trả’ được HBV.
4.2. Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất hiện nay. Nhưng tỉ lệ này so với 292 triệu người sống chung với HBV thì khả năng lây nhiễm có thể lên tới cấp số nhân.
Việc quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh hiện nay tại Việt Nam đang chưa được quan tâm đúng mức. Giới trẻ khi được du nhập nhiều nền văn hóa Phương Tây, thoải mái và thoáng hơn trong quan niệm về quan hệ tình dục. Nhưng nên nhớ rằng các nước Phương Tây họ rất đề cao vấn đề giáo dục giới tính và cách bảo vệ bản thân trước các bệnh lý truyền nhiễm. Nhìn nhận một thực tế rằng, ở Việt Nam, việc phổ cập kiến thức truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm qua đường tình dục còn nhiều định kiến và thầy cô ngại chia sẻ về các vấn đề nhạy cảm. Trong 98 triệu người dân Việt Nam thì bao nhiêu phần trăm ý thức được tầm quan trọng của quan hệ tình dục an toàn?
Thử có ước tính nho nhỏ: Cứ một người nhiễm HBV có quan hệ tình dục với 1 số người không nhiễm bệnh: Con số người nhiễm sẽ được tính sẽ lớn gấp bao nhiêu lần?
Cách phòng tránh đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được chính là quan hệ tình dục an toàn. An toàn ở đây không chỉ là sử dụng bao cao su mà còn là cách chúng ta nâng cao ý thức và tầm hiểu biết.
Người mắc viêm gan B giai đoạn đầu rất khó phát hiện ra bệnh nhờ các triệu chứng cơ bản. Chúng ta chỉ có thể phát hiện chính xác thông qua các phương pháp xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu. Với thói quen của người Việt Nam, chúng ta không hề quan tâm đến kiểm tra sức khỏe định kỳ và xét nghiệm sàng lọc trước hôn nhân. Chính vì vậy rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi vợ chồng cùng lây cho nhau mà không hề hay biết. Hay như thực trạng các bạn trẻ có thói quen quan hệ tình dục trước hôn nhân và không xác định rõ tình trạng sức khỏe của đối phương, đây cũng là nguồn lây nguy hiểm mà chúng ta cần đề phòng.
Vì thế, qua đây team DSV cũng mong sẽ cảnh tỉnh được những người dân thờ ơ với bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Để bảo vệ chính mình và người thân xung quanh, hãy đi xét nghiệm định kỳ để có thể hoàn toàn tránh khỏi những virus không đáng nhiễm, đặc biệt là HBV.
Ngoài ra, chúng ta có thể phòng tránh bằng cách sử dụng vaccine đặc hiệu. Vaccine phòng HBV còn được sử dụng rộng rãi ở lứa tuổi từ 0-59 tuổi. Ba liều tiêm theo đúng chỉ định của WHO sẽ bổ sung vào cơ thể rất nhiều kháng thể chống lại HBV. Nhưng hiệu quả chống lại virus HBV tỉ lệ nghịch với tuổi tác của chúng ta. Vì thế ‘sử dụng vaccine HBv càng sớm càng tốt’ là lời khuyên chính xác nhất mà các nhà khoa học dành cho quý khán giả.
Quan trọng nhất vẫn là ý thức truyền nhiễm. Những người đã hoặc nghi ngờ nhiễm HBV, nên bảo vệ sức khỏe bạn tình của mình, không chỉ vì 2 người mà còn vì ý thức sức khỏe của toàn cầu.
4.3.Lây virus HBV qua đường máu
Chỉ cần bạn vô tình tiếp xúc vết thương hở với máu của bệnh nhân nhiễm HBV thì virus đã dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn. Sự vô tình đó chỉ là dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng hay bất kỳ vật dụng dính máu nào của bệnh nhân. Con đường lây nhiễm này bắt nguồn từ những thói quen, vô ý của bản thân nên ngay trong cuộc sống hằng ngày, mong rằng mọi người hãy cảnh giác. Không nên dùng chung vật dụng các nhân với người khác, khi phát hiện người trong gia đình nhiễm HBV, hãy khử độc hoặc tiêu hủy vật dụng có khả năng là nguồn lây bệnh.
Một khả năng lây bệnh có thể dễ khiến mọi người bỏ qua đó là truyền máu. Tuy con đường này đã được kiểm soát chặt chẽ nhưng không có nghĩa là không có con cá lọt lưới. Trong các chương trình hiến máu nhân đạo, việc xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh lây truyền như viêm gan B vẫn còn sơ sài, nên mong rằng mọi người sẽ không chủ quan và hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh bạn.
Tổng kết: Viêm gan B là một vấn đề sức khỏe toàn cầu bởi virus HBV có khả năng đe dọa đến tổn thương chức năng gan, tiến tới viêm gan mạn, xơ gan thậm chí ung thư gan. Hiện đã có vaccine an toàn và hiệu quả đến 98% căn bệnh này. Nhưng chúng ta luôn phải cảnh giác và phòng ngừa tuyệt đối vì an toàn sức khỏe của bạn, của người thân và của cả xã hội. |
Tài liệu tham khảo:
2. Medline Plus
3. WHO – HBV