Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về tuyến giáp ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, ít ai hiểu hết vai trò của tuyến giáp trong cơ thể? Cách tuyến giáp hoạt động và cách phòng chống bệnh lý tuyến giáp như thế nào? Nếu thiếu đi tuyến giáp cơ thể sẽ ra sao? Cùng DSV tìm hiểu qua bài viết dưới đây về tuyến giáp nhé.
Mục lục
1. Tuyến giáp ở vị trí nào trên cơ thể?
Vị trí tuyến giáp: Vùng cổ trước, dưới sụn nhẫn, trước khí quản.
Để nhìn quan sát và theo dõi, bạn có thể tìm vị trí như hình ảnh dưới đây để tìm vị trí tuyến giáp của mình.
Cấu tạo tuyến giáp: Gồm có 2 thùy – 1 eo giữa.
Trong tuyến giáp có nhiều nang tuyến, bên trong chứa đầy chất tiết dự trữ (Keo Thyroglobulin).
2. Ba Loại hormon tuyến giáp
Tuyến giáp có 3 loại hormon chính:
- Thyroxine (T4)
- Triiodothyronine (T3)
- Calcitonin
Đặc điểm của hormon T3:
- Chiếm 7% tổng số lượng hormon tuyến giáp tiết ra
- Được giải phóng và đưa đến mô đích rất chậm
- Hiệu quả tác dụng nhanh.
- Thời gian tác dụng ngắn
- Hormon T3 là dạng tác dụng chính trong mô đích.
Đặc điểm của hormon T4:
- Chiếm 93% tổng số lượng Hormon tuyến giáp tiết ra
- Được giải phóng vào mô đích rất nhanh
- Tác dụng của T4 kém tác dụng T3 trên 4 lần. Tuy tác dụng yếu hơn nhưng kéo dài hơn trong 4 tuần
- T4 phải được khử và trở thành T3 tại mô đích mới có tác dụng.
Cơ chế sản sinh Hormon tuyến giáp:
Bước 1: Tổng hợp chất keo Thyroglobulin từ 70 axit amin tyrosine.
Bước 2:Oxy hóa ion iodur (I-)
Bước 3: Ion hóa các gốc Tyrosine thành hormon giáp dạng kết hợp với thyroglobulin trong nang giáp
Bước 4: Cắt rời và giải phóng T3, T4 và đưa vào máu.
Đặc điểm của hormon Calcitonin:
- Là một dạng hormon polypeptit
- Do tế bào C cận năng tuyến giáp bài tiết
Vai trò của Calcitonin:
Điều hòa nồng độ Canxi và Phospho huyết thanh: Giúp hạ nồng độ Canxi khi gặp tình trạng tăng Canxi huyết
- Giảm hấp thu Canxi từ đường tiêu hóa
- Tăng thải trừ Canxi từ thận
- Ức chế Hủy cốt bào (Osteoclast), giảm hoạt động chuyển Canxi từ xương ra huyết tương.
3. Hormon tuyến giáp quan trọng như thế nào?
Hormon tuyến giáp đảm nhận nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ thể.
- Kích hoạt – Thúc đẩy tăng sao mã, tăng tổng hợp nhiều gen, nhiều enzyme, nhiều loại protein. Nhờ đó cơ thể luôn hoạt động nhịp nhàng và phát triển.
- Tăng tạo năng lượng: tăng hoạt động tế bào, tăng chuyển hóa glucid (chuyển hóa đường), chuyển hóa lipid (chất béo).
- Kích thích tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng hô hấp, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa mô.
- Thúc đẩy hoạt động và phát triển não bộ, hệ thần kinh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ.
- Giúp phát triển não và cơ thể.
4. Cơ thể điều tiết hormon giáp bằng những cách nào?
Hormon giáp được bài tiết và kiểm soát là yếu tố rất cần thiết đối với nhịp sinh lý.
- Tại khu vực hạ đồi bài tiết hormon TRH -> Kích thích tuyến yên tăng sinh TSH.
- Hormon TSH từ tuyến yên -> Kích thích tuyến giáp tăng số lượng tế bào giáp, tăng sinh T3, T4.
- Khi số lượng hormon T3, T4 tăng cao hơn nhu cầu sẽ ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi.
Đây là cơ chế điều hòa ngược âm tính.
5. Những bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp cần lưu ý
Có 2 xu hướng bệnh lý tuyến giáp thường gặp:
- Tăng bài tiết T3, T4 trong cường giáp.
- Giảm bài tiết T3, T4 trong suy giáp.
5.1. Triệu chứng cường giáp:
Biểu hiện hay gặp của cường giáp:
- Tại da: nóng, ẩm
- Tóc: dễ rụng, hay gãy
- Móng: giòn, dễ gãy
- Cơ thể tăng thân nhiệt, lúc nào cũng hừng hực.
- Khó ngủ
- Sụt cân rất nhanh
- Thường dễ tiêu chảy (Tăng nhu động ruột)
- Run tay.
- Nhịp tim tăng (trên 100 lần/ ph), huyết áp tâm thu cao
- Dễ cáu giận, tức giận, khó tập trung.
Nguyên nhân cường giáp theo kết quả xét nghiệm:
- Từ tuyến yên: tăng sản sinh TSH, T3, T4 tăng
- Từ tuyến giáp: tăng sinh T3, T4 nhưng TSH không tăng.
- Basedow (Lồi mắt bướu cổ)
Hình ảnh bệnh nhân Basedow mắt lồi lên.
5.2. Triệu chứng suy giáp:
Biểu hiện hay gặp của suy giáp:
- Mặt tròn, ít bộc lộ cảm xúc
- Môi dày, to
- Tay chân thô
- Khàn tiếng, ù tai.
- Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, luôn mệt mỏi, buồn ngủ
- Tăng cân
- Táo bón
- Yếu cơ.
- Nhịp tim chậm, huyết áp thấp
- Thẫn thờ, thờ ơ, chậm chạp
- Hoạt động trí óc kém.
Nguyên nhân suy giáp:
- Giảm hoạt động tuyến yên
- Giảm hoạt động tuyến giáp: do bệnh sinh/ nhiễm trùng/ tự miễn/ tai biến sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
5.3. Đần độn:
Gặp phải khi suy tuyến giáp dẫn đến tế bào thân kinh thai nhi chậm phát triển, trí não kém hoạt động.
5.4. Phình giáp:
Biếu cổ điển hình:
- Do thiếu iod trong khẩu phần ăn
- Do tuyến giáp không bắt đủ iod
- Do tuyến giáp tăng cường hoạt động.
Xem thêm: