Dược sĩ Việt

Sức khỏe của người Việt

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm chăm sóc da
    • Vitamin & Khoáng chất
    • Nâng Cao Đề Kháng
    • Sản phẩm chăm sóc khác
    • Bệnh lý mãn tính
  • Kiến thức sức khỏe
    • Chăm sóc da khoa học
    • Miễn dịch & Sức khỏe
    • Bệnh lý mãn tính
    • Giải độc – Bảo vệ gan
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • Liên hệ
Trang chủ / Bệnh lý mãn tính

Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm? Nên xử trí thế nào?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng liên quan đến vấn đề xương khớp khá phổ biến hiện nay. Không chỉ những người có độ tuổi trên 50, tràn dịch khớp gối càng ngày càng diễn tiến trẻ hóa. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, hãy cũng team DSV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm

Mục lục

  • 1. Tràn dịch khớp gối là gì? Nhận biết thế nào?
  • 2. Vì sao lại tràn dịch khớp gối?
  • 3. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
  • 4. Nên xử trí như thế nào nếu tràn dịch khớp gối?
    • 4.1. Xử trí tại nhà
    • 4.2. Xử trí khi đến cơ sở y tế và thuốc kê đơn

1. Tràn dịch khớp gối là gì? Nhận biết thế nào?

Nếu bạn cảm nhận đầu gối sưng hơn so với bình thường, rất có thể bạn đã mắc tràn dịch khớp gối !

Tràn dịch khớp gối có thể là triệu chứng của một tổn thương, của tình trạng viêm khớp hay nhiễm khuẩn ổ khớp.

  • Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có một lượng dịch lớn tràn vào mô xung quanh khớp của bạn. Dịch viêm khiến khớp trở nên to hơn, phồng hơn so với khớp khác.
  • Khớp được hình thành từ 2-3 xương kết nối lại. Ví dụ: Đầu gối được tạo thành từ 3 loại xương khác nhau: Xương đùi, xương chày, xương bánh chè.

khớp gối

Bên cạnh đó, mô khớp còn bao gồm nhiều thành phần khác với những mục đích khác nhau:

  1. – Lớp đệm: là thành phần chứa lớp dịch bảo vệ giữa xương, dây chằng và các phần khác của khớp
  2. – Lớp sụn: bao phủ mỗi xương khi xương được kết nối tạo thành khớp. Lớp bôi trơn mô bảo vệ đầu gối bằng cách giữ cho xương tránh ma sát, cọ xát vào nhau.
  3. – Dây chằng: Nhóm các dây elastic có độ đàn hồi cao kết nối với xương và hỗ trợ hoạt động của khớp
  4. – Màng hoạt dịch: mô quan trọng bôi trơn khớp với chất lỏng dính , được gọi với tên khác: dịch khớp
  5. – Gân: kết nối xương với cơ, kiểm soát quá trình di chuyển của khớp

Tràn dịch khớp gối có thể ảnh hưởng đến đầu gối và các hệ thống khớp lớn khác như:

  • Mắt cá chân
  • Khuỷu tay
  • Khớp vai.

Tràn dịch khớp gối có thể ảnh hưởng ở những khớp nhỏ như:

  • Ngón tay
  • Ngón chân
  • Cổ tay

Về cơ bản, đã có sẵn một lượng dịch nhỏ tại khu vực khớp. Dịch này có thể bao gồm một vài hợp chất như:

  • – Thành phần của máu
  • – Chất béo
  • – Đạm, protein
  • – Dịch khớp (từ màng hoạt dịch)

Nhưng nếu có nhiều dịch hơn bình thường ở khớp, bạn chắc chắn đã mắc phải tràn dịch ổ khớp.

Các triệu chứng khác thường đi kèm với tràn dịch ổ khớp bao gồm:

  • – Đau nhức
  • – Khó di chuyển ổ khớp
  • – Sốt
  • – Cảm thấy nặng nề ở ổ khớp
  • – Sưng đỏ
  • – Cứng khớp
  • – Khu vực viêm nóng hơn.

2. Vì sao lại tràn dịch khớp gối?

Vì sao lại tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân giải thích lý do vì sao khớp gối lại sưng và chảy dịch. Tuy nhiên, những lý do thông thường dễ gặp phải nhất bao gồm

  • Nhiễm trùng: viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể làm giảm chức năng hoặc thậm chí phá hoại khớp của bạn .Thậm chí, bạn có thể cần thay thế một khớp khác bằng các thủ thuật phẫu thuật. Khi bạn có một nhiễm trùng, mô khớp của bạn có thể bị lấp đầy bởi mủ. Mủ là một loại dịch giàu protein chứa đầy xác chết của tế bào bạch cầu.
  • Viêm: Viêm khớp do các bệnh lý như: Gout hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Khớp hoạt động quá mức, quá tải: Khi bạn hoạt động quá mức, khớp bị quá tải: Ví dụ: khi chạy quá nhiều hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhiều.
  • Chấn thương, tổn thương: tổn thương dây chằng hoặc chấn thương xương, nứt xương. Có thể đến từ việc chơi thể thao hoặc chấn thương do tai nạn.
  • Các khối u chèn vào khu vực ổ khớp khích thích tạo dịch rỉ viêm.

3. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối có thể được chữa khỏi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tràn dịch, mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm khớp.

Nếu tràn dịch khớp gối do nguyên nhân thoái hóa khớp, bạn có thể phải đối mặt với triệu chứng sưng khớp, viêm khớp cả đời. Bạn chỉ có thể làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Thông thường, các trường hợp tràn dịch khớp gối có thể cần từ vài tuần đến vài tháng để giảm nhẹ triệu chứng cấp tính.

4. Nên xử trí như thế nào nếu tràn dịch khớp gối?

4.1. Xử trí tại nhà

Đây là một vài cách bạn có thể xử trí tràn dịch khớp gối tại nhà để giảm bớt khó chịu và đau đớn:

  • Chườm ấm khu vực ổ khớp đang bị sưng và viêm nếu việc tràn dịch do chấn thương.
  • Chườm đá rất hiệu quả nếu việc tràn dịch đang bị sưng to.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực vào vị trí khớp bị sưng và viêm
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như ibuprofen, naproxen, etoricoxib.

4.2. Xử trí khi đến cơ sở y tế và thuốc kê đơn

chọc hút dịch khớp gối

Nguyên nhân của việc tràn dịch khớp gối sẽ quyết định cách chăm sóc và điều trị.

Thông thường, khi nguyên nhân của tràn dịch khớp gối được điều trị, triệu chứng sưng chảy dịch cũng sẽ biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả nguyên nhân của tràn dịch khớp gối đều có thể chữa được. Trong rất nhiều trường hợp, phương pháp điều trị bao gồm quản lý triệu chứng thay vì loại trừ chúng. Dưới đây là một vài phương pháp được các bác sĩ khuyên sử dụng để điều trị tràn dịch khớp gối.

  • Sử dụng kháng sinh: Trong trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn. 
  • Chọc hút dịch khớp gối: trong nhiều trường hợp có số lượng dịch khớp lớn, thủ thuật này có thể được chỉ định. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nặng, phân tích thành phần dịch khớp gối có thể được chỉ định thêm để xác định rõ nguyên nhân gây viêm.
  • Colchicin là hoạt chất được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm khớp do gout. 
  • Steroid hay Corticoids: thuốc giảm đau chống viêm được chỉ định nếu sử dụng NSAIDs giảm viêm không hiệu quả. Corticoid có thể được chỉ định qua đường uống (Đem lại công dụng toàn thân) hoặc đường tiêm (tiêm trực tiếp vào vị trí khớp gối bị viêm. Một vài thuốc corticoids có thể được kê: hidrocortisone, Prednisolone, Prednisone, methyl Prednisolone, triamcinolone, betamethasone, dexamethasone, budesonide, …

Tiêm corticoid

Khi nào “Tràn dịch khớp gối” cần đến bệnh viện điều trị khẩn cấp: 

  • Khi có dấu hiệu gãy xương hoặc rách dây chằng
  • Sốt cao liên tục
  • Khi không thể cử động được khớp
  • Khi mất cảm giác ở khu vực khớp đó.

Khi viêm khớp, tràn dịch khớp đi kèm với triệu chứng sốt cao, rất có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng khu vực ổ khớp. Nhiễm trùng khớp có thể đặc biệt nghiêm trọng, phá hủy khớp của bạn. Thậm chí, bạn có thể cần phẫu thuật thay ổ khớp nếu không được can thiệp kịp thời.

—

DƯỢC SĨ VIỆT – VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp vấn đề sức khỏe từ Dược Sĩ Đại Học Dược Hà Nội.
📞 Hotline: 024.6680.8686 / 094.8816.027
👉 Link Youtube: https://www.youtube.com/@duocsivietdsv
👉 Fanpage: https://www.facebook.com/congtyduocsiviet/
—
Tài liệu tham khảo: Tại đây
Tác giả: haiyen - 21/02/2024

Viết bình luận

★★★★★★
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

Tư vấn ngay

Để lại thông tin để được tư vấn từ chuyên gia

Bài viết được quan tâm

Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm? Nên xử trí thế nào?

Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm? Nên xử trí thế nào?

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

Phác đồ điều trị cơn gout cấp tính.

Phác đồ điều trị cơn gout cấp tính.

Lưu ý pha Oresol đúng cách như thế nào?

Lưu ý pha Oresol đúng cách như thế nào?

Bài viết liên quan

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

Bạn có tiền sử mắc cơn Gout cấp tính và đang tìm phương pháp duy trì ổn định nồng độ Acid uric trong … Xem thêm

Phác đồ điều trị cơn Gout cấp tính

Phác đồ điều trị cơn gout cấp tính.

Phác đồ điều trị Gout cấp tính? Gout không còn mới lạ trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên đến khi … Xem thêm

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?

Axit uric là một cụm từ chuyên môn được nhắc đến nhiều trong đời sống, gắn liền với căn bệnh Gout. … Xem thêm

Các hình thức mua hàng từ DSV
  • Đặt hàng qua
    Duocsiviet.com
  • Đặt hàng qua
    Shopee
  • Đặt hàng qua
    Lazada
  • Đặt hàng qua
    Zalo
Cập nhật tin tức qua mạng xã hội
  • www.tiktok.com/
    @duocsivietdsv
  • www.facebook.com/
    congtyduocsiviet
  • www.youtube.com/
    @duocsivietdsv
  • Zalo:
    0948816027
CÔNG TY CP dược mỹ phẩm DSV
  • MST: 0109723198
  • Hotline 024.6680.8686
  • Zalo: 094.8816.027
  • Email: congtyduocsiviet@gmail.com
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách đổi trả
Fanpage chính thức

© Copyright 2017 duocsiviet.com. All Rights Reserved.

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
↑