Các biểu hiện và triệu chứng cụ thể của giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch cụ thể và các phương pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch. Tất cả câu hỏi này sẽ được trình bày trong bài viết sau của team DSV.
Mục lục
Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
1. Giãn tĩnh mạch là gì?
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch chân trở nên xoắn, giãn rộng, nở rộng ra. Chúng ta có thể thấy các vùng da giãn tĩnh mạch thường chuyển màu đỏ, tím hoặc tím đen tạo hình như mạng nhện.
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân do đứng lâu, đi lại nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch dưới.
Nếu giãn tĩnh mạch nhẹ đa phần chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì giãn tĩnh mạch nặng có thể gây sưng, đau, cảm giác nặng nề tại vùng tĩnh mạch giãn rộng.
2. Triệu chứng và vị trí thường giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch thể nhẹ có thể không đau, màu tím, hoặc xanh, đỏ, hình xoắn, phồng lên.
Nếu giãn tĩnh mạch nặng hơn có thể gây đau nhức, nặng nề, đỏ tấy, chuột rút. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi đứng lâu, ngồi lâu, nhức mỏi và thay đổi màu da.
Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân.
3. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch
Van tĩnh mạch (Valves) là những chiếc khóa 1 chiều, cho phép máu đi từ tĩnh mạch về tim. Nếu như động mạch cho phép máu từ tim đi đến khắp nơi trong cơ thể. Tĩnh mạch lại là dòng chảy đi ngược trọng lực để trở về tim. Lúc này áp lực từ phản xạ co cơ tĩnh mạch sẽ giúp máu chiến thắng áp lực để đi từ dưới lên trên, đẩy qua van 1 chiều.
Khi van tĩnh mạch suy yếu hoặc không đảm nhận tốt chức năng dẫn máu về tim, với mỗi nhát bóp co cơ trơn, máu được tống về hướng tim, tuy nhiên do không đóng hết van, máu quay trở lại tĩnh mạch phía dưới tạo hố chứa máu ứ đọng, xoắn và giãn rộng.
*** Các yếu tố nguy cơ gây giãn tĩnh mạch:
- Tuổi cao: van tĩnh mạch suy yếu, không đảm nhiệm chức năng đóng van 1 chiều.
- Phụ nữ có nguy cơ giãn tĩnh mạch cao hơn: Hormon được tiết ra khi kinh nguyệt, khi mang thai có khả năng giãn tĩnh mạch. Nguy cơ cũng tăng cao với những người sử dụng thuốc tránh thai.
- Phụ nữ mang thai: thể tích máu tăng lên, áp lực lên tĩnh mạch chân cũng tăng lên.
- Người có tiền sử gia đình mắc giãn tĩnh mạch chân
- Người béo phì
- Người đứng và ngồi quá lâu.
*** Biến chứng giãn tĩnh mạch chân:
Hiếm khi có những biến chứng nặng của giãn tĩnh mạch chân, tuy nhiên trong trường hợp nặng có thể xảy ra:
- Loét khu vực tĩnh mạch thiếu oxy và dững chất, gần mắt cá chân, biến sắc da
- Tạo cục máu đông tĩnh mạch
- Chảy máu.
4. Aescin và phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch
Aescin (Chiết xuất hạt dẻ ngựa) là một loại saponin được chứng minh hiệu quả cao trong cải thiện trương lực tĩnh mạch, hạn chế viêm và giãn tĩnh mạch nhờ cơ chế tăng chuyển hóa Prostagladin E2 thành Protagladin F2 Alpha.
Aescin đã có nhiều nghiên cứu cải thiện viêm, giãn tĩnh mạch. Đọc cụ thể các nghiên cứu về Aescin: Tại đây.
5. Phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả
- Hạn chế đi giày cao gót quá lâu/ Không đi tất quá chật
- Thay đổi vị trí, tư thế đứng / ngồi thường xuyên.
- Ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn quá mặn
- Tập luyện thể thao hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn.
- Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
Tham khảo sản phẩm: Ecipa – Aescin 50 mg – Giảm viêm, giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic – Varicose veins