Cơ thể là một bộ máy sinh học hoạt động rất phức tạp. Các phản ứng sinh hóa xảy ra cần có những chất xúc tác đặc hiệu riêng biệt cho từng phản ứng. Đi từ cấp độ phân tử tới cấp độ tế bào và cấp độ mô luôn tồn tại song song 2 trạng thái: tổng hợp mới và phân giải cấu trúc. Để các phản ứng này diễn ra liên tục và trơn chu, cần có các vi chất đồng thới kích hoạt và hỗ trợ xúc tác, thậm chí trực tiếp tham gia phản ứng, đó là các loại vitamin.
Mục lục
1. Những đặc điểm thú vị của các loại vitamin
Vitamin là nhóm hợp chất có phân tử lượng nhỏ, đa phần đóng vai trò chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa.
- Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra 30 loại vitamin khác nhau.
- Có 3 cách phân loại vitamin khác nhau: theo khả năng hòa tan, vai trò sinh hóa, cấu trúc hóa học.
Các vitamin phân loại theo độ tan
- Vitamin tan trong nước: B1,B2, B3, B4, B5, B6, B7, B10, B12, B15, C, P, U
- Vitamin tan trong dầu: Vitamin A, D, E, K.
Trong đó, vitamin nhóm B, K có đặc điểm:
- Không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất
- Đóng vai trò là Coenzyme xúc tác các phản ứng hóa học
- Vi khuẩn ruột có khả năng tổng hợp nội sinh.
Đối với nhóm vitamin tan trong dầu: A, D, E, K có đặc điểm:
- Chỉ một số tế bào nhất định sử dụng
- Thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt trong cơ thể
- Không tạo coenzyme
- Chủ yếu tồn tại trong huyết tương
- Không được sản xuất tại ruột.
Các nhóm vitamin có đặc tính riêng
- Vitamin tăng khả năng chống lại viêm nhiễm: vitamin A, B1, B2, C, D, H, P
- Vitamin hỗ trợ hoạt động hệ thần kinh: vitamin A, B1, B2, C
- Vitamin kích hoạt hoạt động tạo máu: A, B2, B9, B12, C, D
- Vitamin chi phối tạo mô xương & răng: Vitamin A, B1, C, D
- Vitamin chi phối hoạt động hệ sinh dục: A, C, E.
2. Tổng hợp những loại vitamin chính cần thiết bổ sung đầy đủ
2.1. Vitamin A
- Tên khác: Axerophtol
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 1,5 -2 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin A: gây khô mắt, phì đại giác mạc.
2.2. Vitamin D
- Tên khác: Calciferol
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 0.025 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin D: còi xương.
2.3. Vitamin E
- Tên khác: Tocopherol
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 20 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin E: rối loạn sinh sản
2.4. Vitamin K – Vitamin chống xuất huyết
- Tên khác: Antihemorragias
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 0,1 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin K: Rối loạn đông máu
2.5. Vitamin B1
- Tên khác: Thiamine
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 1 -2 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B1: tê phù, viêm dây thần kinh, giảm hấp thu và chuyển hóa tinh bột
2.6. Vitamin B2
- Tên khác: Riboflavin
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 1,5 -2 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B2: Riboflavin
2.7. Vitamin B3
- Tên khác: Nicotinamid
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 15-20 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B3: thiếu vitamin PP
2.8. Vitamin B6
- Tên khác: Pyridoxine
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 1-2 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B6: Động kinh, giảm hấp thu và chuyển hóa tinh bột
2.8. Vitamin B9
- Tên khác: Folic acid
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 1-2 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B9: thiếu máu, hồng cầu khổng lồ, dị tật ống thần kinh thai nhi
2.9. Vitamin B5
- Tên khác: Pentothenic acid
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 10 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B5: Burning Fat
2.10. Vitamin B12
- Tên khác: Cyanocobalamin
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 0,001 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin B12: Thiếu máu ác tính
2.11. Vitamin C
- Tên khác: acid Ascorbic
- Hàm lượng nhu cầu hàng ngày: 75 mg
- Hậu quả khi thiếu vitamin C: giảm khả năng đề kháng, giảm khả năng chống oxy hóa.