Tại sao mắc tiểu đường càng lâu, chân tay càng dễ chấn thương, đã chấn thương lại càng lâu lành? Sống chung với bệnh tiểu đường, chắc chắn bạn cần để ý những điều này.
Mục lục
1. Tại sao người tiểu đường thường dễ chấn thương?
Người tiểu đường lâu năm, hoạt động chức năng của hệ thống thần kinh ngoại vi suy giảm. Chân tay tê bì, sừng hóa, khó nhận biết và né tránh chướng ngại vật, từ đó cũng dễ gặp va đập, chấn thương.
Bên cạnh đó, về thời gian dài, người mắc bệnh tiểu đường có chức năng thị giác cũng dần suy giảm, khả năng quan sát và giữ thăng bằng cũng từ đó kém hơn người bình thường.
2. Tại sao vết thương của người tiểu đường thường lâu lành?
Người tiểu đường dễ gặp chấn thương, nhưng khi đã chấn thương lại rất lâu lành. Tại sao lại như vậy? Sau đây là một số lời giải thích:
- Vết thương thường được phát hiện rất muộn. Vì khả năng nhận diện cảm giác của người tiểu đường càng ngày càng kém, đến khi vết thương trở nặng mới được phát hiện và xử lý.
- Tuy nồng độ đường trong máu bệnh nhân luôn cao, nhưng khả năng hấp thu và chuyển hóa đường tại tế bào lại rất thấp. Cơ quan trong cơ thể luôn trong trạng thái nghèo nàn năng lượng. Chính vì vậy khả năng tái sinh và phục hồi của người tiểu đường cũng chậm hơn người khỏe mạnh.
- Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường cũng giảm theo năm tháng, giảm khả năng bắt giữ và tiêu diệt tác nhân lạ, dễ thu hút vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Nồng độ đường cao, tăng độ nhớt của máu, giảm tốc độ di chuyển của máu, giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng tới mô tổn thương.
3. Cần bảo vệ thế nào để giảm chấn thương cho người tiểu đường?
- Người tiểu đường nên đi chậm, quan sát kỹ mọi vật cản xung quánh, tránh va chạm
- Lựa chọn giày, dép mềm, êm chân, đi rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái, không đi giày chật, cứng, thô.
- Hạn chế đi chân trần
- Tại gia đình của người tiểu đường lâu năm, cần thay những đồ có hình thù góc cạnh, sắc nhọn, thay vào đó là những góc tròn, đường cong mềm mại, tránh va đập và chấn thương.
- Kiểm tra, phát hiện thường xuyên các vết chấn thương tại chân tay, cơ thể để xử lý từ sớm.
- Kiểm soát mức đường huyết để duy trì vận động ổn định, giảm cảm giác tê bì tay chân
- Giữ ẩm da, hạn chế nứt nẻ da tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.
4. Khi bị chấn thương, người tiểu đường nên xử lý như thế nào?
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực tổn thương
- Bôi thuốc sát khuẩn phù hợp
- Cần thiết có thể băng bó và thay băng thường xuyên, hạn chế để hở và tiếp tục tổn thương vết thương đó khi chưa lành do va đập.
- Để ý hạn chế va đập vào thành, cạnh các vật dụng.
Xem thêm: