Sau chấn thương hoặc sau các ca phẫu thuật, tại khu vực tổn thương thường có các biểu hiện: viêm, sưng, phù và đặc biệt là cảm giác đau. Cùng team DSV đi sâu phân tích cơ chế viêm sau chấn thương, phẫu thuật để tìm ra phương pháp hỗ trợ lành thương hiệu quả nhất dưới góc nhìn của bài viết sau đây.
Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Mục lục
1. Tại sao sau chấn thương, sau phẫu thuật thường viêm
Phản ứng viêm liên quan đến phẫu thuật và chấn thương (do tai nạn) có thể được coi là viêm ngoại khoa. Viêm do phẫu thuật bao gồm một loạt các giai đoạn sinh lý diễn ra nhằm chữa lành vùng mô tổn thương.
Dựa trên quan sát trực quan, các nhà khoa học đã mô tả tình trạng viêm bằng bốn dấu hiệu chính là đỏ, sưng, nóng và đau. Có thể coi rằng, màu sắc của mô bị thương có thể thay đổi vì phẫu thuật hoặc do chấn thương (đụng dập và/hoặc vết thương).
Trong chấn thương cơ học, phản ứng viêm được gây ra bởi tổn thương mô. Nếu những tổn thương này là mô mềm có thể tạo những vết bầm giập, không làm vỡ mô. Nhưng nếu những tổn thương này là mô cứng có thể gây gãy xương.
2. Cơ chế lành thương sau chấn thương, sau phẫu thuật
Tổn thương mô:
Tổn thương dựa trên mức độ nghiêm trọng có thể phân thành 3 mức độ:
- Mất chức năng tạm thời: phù nề, có thể phục hồi hoàn toàn
- Bầm máu, tụ máu: Có sự xâm nhập của tế bào hồng cầu vào mô.
- Tổn thương không hồi phục, tổn thương làm chết tế bào do hoại tử và mô bị nhồi máu.
Cho đến gần đây, hoại tử thường được coi là một quá trình chết tế bào ngẫu nhiên và không kiểm soát được. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng cái chết của tế bào hoại tử cũng có thể được lập trình. Các cơ chế phù hợp nhất lên đến đỉnh điểm là hoại tử tế bào tương ứng với rối loạn chức năng ty thể và cạn kiệt ATP; mất cân bằng nội môi ion nội bào với tăng tính thấm và stress oxy hóa; kích hoạt các hydrolase thoái hóa, bao gồm protease, phosphorylase và endonuclease; và thoái hóa các protein khung tế bào với sự phá vỡ tính toàn vẹn của khung tế bào. Đáng ngạc nhiên là danh sách các cơ chế này cũng tương ứng với những cơ chế xảy ra trong phản ứng viêm cấp tính sau chấn thương. Dường như, để đối phó với chấn thương, các tế bào có thể phát triển một cơ chế đóng vai trò phòng thủ viêm nhiễm và có thể hỗ trợ đảo ngược các thay đổi cho đến khi biểu hiện không đầy đủ của chúng sẽ khiến chúng trở nên có hại (hoại tử).
Viêm mô
Phản ứng viêm cấp tính đối với tổn thương do tác động cơ học, bất kể là cục bộ hay toàn thân, đều ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, miễn dịch và nội tiết.
3. Aescin và cơ chế giảm sưng, viêm, giảm đau sau phẫu thuật
Aescin (Chiết xuất hạt dẻ ngựa) là loại saponin được chứng minh khả năng giảm viêm, sưng, giảm đau vượt trội sau phẫn thuật có hiệu quả hơn 100 năm qua. Đây là kinh nghiệm dân gian quý báu được lưu truyền lại khi có vết thương của các quốc gia châu Âu.
Aescin với cấu trúc triterpen đặc trưng của saponin hỗ trợ tốt giảm viêm, sưng phù nề qua 4 cơ chế:
- + Giảm hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, giúp bảo vệ thành mạch
- + Giảm giải phóng các chất trung gian gây viêm, giảm hiện tượng sưng phù nề, giảm tính thấm thành mạch.
- + Giảm giải phóng elastase và các enzym khác, giảm tình trạng phá hủy thành mạch, ngăn thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch.
- + Tăng cao khả năng cung cấp năng lượng cho các tế bào thành mạch.
Xem thêm:
- Thế nào là viêm tĩnh mạch (Phlebitis), nguyên nhân viêm tĩnh mạch
- Viêm là gì? Viêm có nguy hiểm hay không?
- Ecipa (Aescin – Chiết xuất hạt dẻ ngựa)- chống phù nề, chống viêm, bảo vệ thành mạch
Tham khảo sản phẩm:
Ecipa (Aescin 50 mg) – Chiết xuất dịch chiết hạt dẻ ngựa – Giảm sưng, viêm
Tài liệu tham khảo: Surgical inflammation: a pathophysiological rainbow