Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Thu, 02 Jan 2025 08:31:56 +0000 vi hourly 1 Vitamin B1, B6, B12 – Chìa khóa cho hệ thần kinh khỏe mạnh https://duocsiviet.com/vitamin-b1-b6-b12-he-than-kinh-khoe-manh-2174/ https://duocsiviet.com/vitamin-b1-b6-b12-he-than-kinh-khoe-manh-2174/#respond Thu, 02 Jan 2025 08:31:56 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2174 Bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn, sáng tạo? Đừng bỏ qua những tác dụng tuyệt vời của vitamin B1, B6, B12. Cùng team Dược sĩ Việt tìm hiểu nguồn cung cấp và lợi ích của các vitamin này đối với sức khỏe nhé!

Vitamin B1, B6, B12 hỗ trợ hệ thần kinh

1. Vitamin B là gì?

Vitamin B là nhóm 8 vitamin tan trong nước. 

Cơ thể không dự trữ chúng, vì vậy chúng cần được bổ sung hàng ngày. 

Vitamin B có trong protein động vật, các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh và đậu.

Vitamin B hoạt động như coenzyme trong một số quá trình enzyme hỗ trợ mọi khía cạnh của hoạt động sinh lý tế bào, bao gồm các chức năng chính trong não và hệ thần kinh. 

Bất kỳ sự thiếu hụt vitamin B nào cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa ty thể của axit amin, glucose và axit béo thông qua chu trình axit citric và chuỗi vận chuyển điện tử.

Chính vì vậy, vitamin B là hoạt chất quan trọng đối với hệ thần kinh. Trong đó, vitamin B1, B6 và B12 được xem là “bộ ba hoàn hảo” cho sức khỏe thần kinh.

Vitamin B1, B6, B12 hỗ trợ hệ thần kinh

2. Chức năng của Vitamin B1, B6, B12

2.1 Vitamin B1 (Thiamine)

Vitamin B1 cũng đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa hiếu khí của glucose để sản xuất năng lượng.

Nồng độ thiamine thấp có thể gây ra thay đổi hoạt động của ty thể, suy yếu quá trình chuyển hóa oxy hóa và giảm sản xuất năng lượng. Có thể gây chết tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh vì tế bào thần kinh dễ bị tổn thương hơn do nhu cầu năng lượng cao của chúng. 

Vitamin B1 có thể hoạt động như một chất dọn gốc tự do. 

Vitamin B1 rất cần thiết cho quá trình sản xuất acetylcholine và myelin và duy trì mức glutamate, aspartate và axit gamma-aminobutyric (GABA)

Trong đó,

  • Acetylcholine là chất dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.
  • Myelin là là một chất béo bao quanh các sợi thần kinh, tạo thành một lớp vỏ bảo vệ gọi là vỏ myelin. 
GABA, là những chất có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp giảm căng thẳng, lo âu và tạo cảm giác thư giãn.

Tài liệu tham khảo

B Vitamins: Functions and Uses in Medicine

Vitamin B1, B6, B12 hỗ trợ hệ thần kinh

2.2 Vitamin B6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 đóng vai trò trong sự phát triển nhận thức thông qua quá trình tổng hợp sinh học các chất dẫn truyền thần kinh và duy trì mức homocysteine ​​​​bình thường, một loại axit amin trong máu.

 Vitamin B6 tham gia vào quá trình tân tạo glucose và phân giải glycogen, chức năng miễn dịch (ví dụ, nó thúc đẩy sản xuất tế bào lympho và interleukin-2) và hình thành hemoglobin .

Tài liệu tham khảo

Vitamin B6

Vitamin B1, B6, B12 hỗ trợ hệ thần kinh

2.3 Vitamin B12 ( Cobalamin, Cyanocobalamin, Methylcobalamin)

Vitamin B12 cần thiết cho sự phát triển, tạo myelin và chức năng của hệ thần kinh trung ương; hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh; và tổng hợp DNA

Vitamin B12 đóng vai trò là coenzym trong quá trình tổng hợp DNA và RNA cũng như quá trình tổng hợp và chuyển hóa hormone, protein và lipid.

Tài liệu tham khảo

Vitamin B12

Vitamin B1, B6, B12 hỗ trợ hệ thần kinh

3. Tại sao bổ sung vitamin B1, B6, B12 tốt cho thần kinh?

Mặc dù vitamin B1, B6 và B12 đều có vai trò riêng đối với sức khỏe thần kinh, nhưng khi kết hợp, chúng hiệu quả hơn trong việc phục hồi, tái tạo và bảo vệ các sợi thần kinh. 

Hơn nữa, tổn thương thần kinh thường là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần một giải pháp toàn diện để khắc phục. Việc kết hợp các vitamin B1, B6 và B12 giúp chúng ta giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả hơn. 

Cụ thể

B1, B6 và B12 giúp

  • Ngăn ngừa tổn thương thần kinh: Thiếu hụt các vitamin B1, B6, B12 có thể gây ra tổn thương thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như tê bì chân tay, đau dây thần kinh, mất trí nhớ.
  • Cải thiện tâm trạng: Vitamin B1, B6 và B12 giúp điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
  • Tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung: Các vitamin B1, B6, B12 giúp tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ, khả năng học tập và tập trung.
  • Ngăn ngừa các bệnh lý thần kinh: Bổ sung đầy đủ vitamin B1, B6, B12 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh như Alzheimer, Parkinson.

Tài liệu tham khảo

Thoughts on B-vitamins and dementia

4. Dấu hiệu thiếu vitamin B1, B6, B12

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tê bì chân tay
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Trầm cảm, lo âu
  • Giảm trí nhớ, khó tập trung

5. Nguồn cung cấp vitamin B1, B6, B12

  • Thực phẩm:
    • Vitamin B1: Gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, thịt lợn, đậu nành.
    • Vitamin B6: Cá, thịt gia cầm, chuối, khoai tây, các loại hạt.
    • Vitamin B12: Thịt đỏ, hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các thực phẩm bổ sung Vitamin B1,B6 và B12 có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phải tuân thủ liều lượng khuyến cáo của bác sĩ hoặc được ghi trên nhãn. 

6. Tóm tắt

Bổ sung đầy đủ vitamin B1, B6, B12 là cách hiệu quả để duy trì sức khỏe thần kinh. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất, chúng ta nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.


XEM THÊM:

Nattokinase  – Hỗ trợ đột quỵ, huyết khối

Đan sâm bổ huyết, ngăn chặn hình thành cục máu đông

]]>
https://duocsiviet.com/vitamin-b1-b6-b12-he-than-kinh-khoe-manh-2174/feed/ 0
Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể https://duocsiviet.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-b-1350/ https://duocsiviet.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-b-1350/#respond Wed, 27 Sep 2023 08:33:47 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1350 Vitamin B được bán rộng rãi tại các nhà thuốc và dễ dàng được kê đơn sử dụng. Vậy khi nào cần bổ sung vitamin B và vai trò của vitamin B trong cơ thể là gì?

Khi nào cần bổ sung vitamin B

1. Đặc điểm chung của vitamin B

Vitamin B thuộc nhóm các vitamin tan trong nước, không có khả năng dự trữ trong cơ thể & cần được bổ sung hàng ngày.

Nguồn bổ sung vitamin B rất đa dạng, có thể từ đạm thực vật, từ thành phần bơ sữa, từ rau lá xanh và các loại đậu.

  • Vitamin B tham gia hầu hết vào các phản ứng dị hóa tạo năng lượng cho cơ thể: dị hóa carbohydrate (chất bột đường), protein (đạm), … (catabolic) và cả các phản ứng đồng hóa (anabolic).
  • Vitamin B là yếu tố đồng vận chuyển thông tin trong hoạt động của các sợi thần kinh phản xạ, chất dẫn truyền thần kinh và hoạt động trao đổi chất của cơ thể.
  • Vitamin B tham gia vào các yếu tố xúc tác phản ứng tổng hợp nhân tế bào (ADN, ARN) – Chất lưu giữ thông tin di truyền.

2. Các loại vitamin B phổ biến hiện nay

Có 8 loại vitamin B phổ biến hiện nay thường được bổ sung và bán trên thị trường:

  1. Vitamin B1: Thiamin
  2. Vitamin B2: Riboflavin
  3. Vitamin B3: Niacin
  4. Vitamin B5: Axit Pantothenic
  5. Vitamin B6: Pyridoxine
  6. Vitamin B7: Biotin
  7. Vitamin B9: Folate
  8. Vitamin B12: Cobalamin

3. Khi nào cần bổ sung vitamin B

3.1. Vitamin B1 – Thiamine

Người thiếu hụt vitamin B1 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Người mệt mỏi, suy nhược, luôn cảm thấy thiếu năng lượng

người luôn mệt mỏi, suy nhược

  • Chán ăn, ăn kém, không cảm thấy ngon miệng

Chán ăn, hấp thu kém

  • Ăn hấp thu kém, người gầy gò
  • Người ăn chay trường, chế độ ăn thiếu dưỡng chất
  • Thiếu hụt vitamin B1 nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như Beriberi (nhịp tim nhanh, khó thở khi vận động mạnh, sưng phù tay chân, hoặc thậm chí mất trí nhớ, lú lẫn)
  • Người nghiện rượu kéo dài
  • Người tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Nguồn bổ sung vitamin B1 từ thực phẩm: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Gạo nguyên cám
  • Thịt lợn, cá
  • Sản phẩm được lên men

Vai trò vitamin B1 trong cơ thể: 

  • Được hấp thu từ thực phẩm tại tá tràng
  • Là đồng yếu tố với Magie (Mg) tạo dạng hoạt tính TPP (Thiamine Pyrophosphate) tham gia vào chu trình chuyển hóa chất bột đường thành năng lượng ATP (chu trình Citric và Pentose Phosphate)
  • TPP (Thiamin Pyrophosphate) còn là yếu tố cần thiết hỗ trợ sản xuất chất dẫn truyền thần kinh: Acetyl Choline, Myelin, duy trì nồng độ axit glutamic, aspartate, gama – Aminobutyric.

3.2. Vitamin B2 – Riboflavin

Người thiếu hụt vitamin B2 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Da thường nứt nẻ, dễ khô, nẻ môi, viêm da, khô &rụng tóc

Da khô nứt nẻ

  • Người mệt mỏi, suy nhược
  • Nặng có thể gây trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực
  • Phù nề xung quanh vùng họng

Nguồn bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm: 

  • Trứng, sữa, sản phẩm từ trứng sữa.
  • Các loại rau xanh
  • Nấm

Vai trò vitamin B2 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào chuyển hóa, tổng hợp các vitamin nhóm B khác như: B3, B9, B6, protein tạo heme (Thành phần cấu tạo nên hồng cầu).
  • Tham gia các phản ứng hô hấp tế bào, phản ứng miễn dịch.

3.3. Vitamin B3 – Niacin

Người thiếu hụt vitamin B3 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau nhức đầu
  • Dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Hấp thu kém dinh dưỡng

Nguồn bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm: 

  • Đậu nành, các hạt họ đậu
  • Các loại thịt, cá, hải sản

Vai trò vitamin B3 trong cơ thể: 

  • Tham gia chuyển hóa từ tryptophan thành niacin, tiền chất tổng hợp nhiều loại coenzyme quan trọng trong sửa chữa và tổng hợp bộ gen tế bào (ADN).

3.4. Vitamin B5 – Axit Pantothenic

Người thiếu hụt vitamin B5 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau nhức đầu
  • Dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Hấp thu kém dinh dưỡng

(Các biểu hiện giống với thiếu vitamin B1, B3)

Nguồn bổ sung vitamin B5 từ thực phẩm: 

  • Ngũ cốc
  • Trứng
  • Các loại cá, hải sản,
  • Bơ và sản phẩm từ sữa bỏ
  • Thịt

Vai trò vitamin B5 trong cơ thể: 

  • Nguồn tổng hợp Coenzyme A (tham gia nhiều quá trình chuyển hóa sản sinh năng lượng tế bào)
  • Tham gia xúc tác tổng hợp Cholesterol, Acid béo.
  • Tham gia xúc tác tổng hợp Acetyl Choline (Chất dẫn truyền hệ thần kinh)

3.5. Vitamin B6 – Pyridoxine

Người thiếu hụt vitamin B6 thường có các biểu hiện sau cần chú ý:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ, mệt mỏi, suy nhược
  • Hay viêm da
  • Bất thường điện não đồ

Nguồn bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm: 

  • Thịt bò
  • Thịt gia cầm

Vai trò vitamin B6 trong cơ thể: 

  • Tham gia cấu trúc của nhiều loại Coenzyme
  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch, sức khỏe não bộ.
  • Tham gia đồng xúc tác hỗ trợ chuyển hóa Đường, Protein, chất béo thành năng lượng.

3.6. Vitamin B9 – Folate

Người cần bổ sung vitamin B9:

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, mệt mỏi, suy nhược
  • Phụ nữ đang mang thai

bà bầu

  • Trẻ tuổi vị thành niên có nhu cầu phát triển lớn và tăng số lượng tế bào lớn
  • Người sau phẫu thuật hay chấn thương.

Nguồn bổ sung vitamin B9 từ thực phẩm: 

  • Rau lá xanh đậm: cải bó xôi, các loại rau cải, …
  • Đậu, các loại hạt
  • Thịt và các loại sữa

Vai trò vitamin B9 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào nhiều khâu trong quá trình tổng hợp axit nucleic, sản xuất hồng cầu, tham gia tạo máu và ngăn thiếu máu.

3.7. Vitamin B7 – Biotin

Người cần bổ sung vitamin B7:

  • Người có tóc móng mỏng, dễ gãy, dễ rụng

tóc dễ gãy rụng

  • Dễ nhiễm trùng da, viêm nhiễm da
  • Thường phát ban có vảy

Nguồn bổ sung vitamin B7 từ thực phẩm: 

  • Nội tạng động vật
  • Trứng
  • Đậu nành

Vai trò vitamin B7 trong cơ thể: 

  • Tham gia vào nhiều khâu trong quá trình điều hòa gen
  • Tham gia vào quá trình sao chép tế bào, chuyển hóa axit béo, glucose và axit amin.

3.8. Vitamin B12 – Cobalamin

thiếu vitamin B9 & B12 gây thiếu máu

Người cần bổ sung vitamin B12:

  • Người mắc thiếu máu hồng cầu khổng lồ
  • Người mệt mỏi, chán ăn
  • Người ăn chay

người ăn chay dễ thiếu vtm B12

Nguồn bổ sung vitamin B12 từ thực phẩm: 

  • Nguồn từ thịt và các sản phẩm động vật

Vai trò vitamin B12 trong cơ thể: 

  • Tham gia quá trình xúc tạo tạo hồng cầu
  • Tham gia quá trình tổng hợp lên tế bào thần kinh, hoạt chất myelin
  • Tham gia vào quá trình sản xuất Gen tế bào (RNA, DNA).

Xem thêm:

  1. Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?
  2. Thói quen rất xấu tổn hại đến dạ dày của bạn
  3. Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể?
  4. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho phụ nữ có thai
]]>
https://duocsiviet.com/khi-nao-can-bo-sung-vitamin-b-1350/feed/ 0