Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Wed, 27 Sep 2023 02:57:16 +0000 vi hourly 1 Tại sao sau phẫu thuật thường viêm, sưng, phù – Cách hỗ trợ lành thương sau phẫu thuật https://duocsiviet.com/tai-sao-sau-phau-thuat-thuong-viem-sung-phu-cach-ho-tro-lanh-thuong-sau-phau-thuat-506/ https://duocsiviet.com/tai-sao-sau-phau-thuat-thuong-viem-sung-phu-cach-ho-tro-lanh-thuong-sau-phau-thuat-506/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:49:04 +0000 https://duocsiviet.com/?p=506 Sau chấn thương hoặc sau các ca phẫu thuật, tại khu vực tổn thương thường có các biểu hiện: viêm, sưng, phù và đặc biệt là cảm giác đau. Cùng team DSV đi sâu phân tích cơ chế viêm sau chấn thương, phẫu thuật để tìm ra phương pháp hỗ trợ lành thương hiệu quả nhất dưới góc nhìn của bài viết sau đây.

Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

1. Tại sao sau chấn thương, sau phẫu thuật thường viêm

Phản ứng viêm liên quan đến phẫu thuật và chấn thương (do tai nạn) có thể được coi là viêm ngoại khoa. Viêm do phẫu thuật bao gồm một loạt các giai đoạn sinh lý diễn ra nhằm chữa lành vùng mô tổn thương.

Dựa trên quan sát trực quan, các nhà khoa học đã mô tả tình trạng viêm bằng bốn dấu hiệu chính là đỏ, sưng, nóng và đau. Có thể coi rằng, màu sắc của mô bị thương có thể thay đổi vì phẫu thuật hoặc do chấn thương (đụng dập và/hoặc vết thương).

Trong chấn thương cơ học, phản ứng viêm được gây ra bởi tổn thương mô. Nếu những tổn thương này là mô mềm có thể tạo những vết bầm giập, không làm vỡ mô. Nhưng nếu những tổn thương này là mô cứng có thể gây gãy xương.

2. Cơ chế lành thương sau chấn thương, sau phẫu thuật

Tổn thương mô:

Tổn thương dựa trên mức độ nghiêm trọng có thể phân thành 3 mức độ:

  • Mất chức năng tạm thời: phù nề, có thể phục hồi hoàn toàn
  • Bầm máu, tụ máu: Có sự xâm nhập của tế bào hồng cầu vào mô.
  • Tổn thương không hồi phục, tổn thương làm chết tế bào do hoại tử và mô bị nhồi máu.

Cho đến gần đây, hoại tử thường được coi là một quá trình chết tế bào ngẫu nhiên và không kiểm soát được. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ ý kiến ​​cho rằng cái chết của tế bào hoại tử cũng có thể được lập trình. Các cơ chế phù hợp nhất lên đến đỉnh điểm là hoại tử tế bào tương ứng với rối loạn chức năng ty thể và cạn kiệt ATP; mất cân bằng nội môi ion nội bào với tăng tính thấm và stress oxy hóa; kích hoạt các hydrolase thoái hóa, bao gồm protease, phosphorylase và endonuclease; và thoái hóa các protein khung tế bào với sự phá vỡ tính toàn vẹn của khung tế bào. Đáng ngạc nhiên là danh sách các cơ chế này cũng tương ứng với những cơ chế xảy ra trong phản ứng viêm cấp tính sau chấn thương. Dường như, để đối phó với chấn thương, các tế bào có thể phát triển một cơ chế đóng vai trò phòng thủ viêm nhiễm và có thể hỗ trợ đảo ngược các thay đổi cho đến khi biểu hiện không đầy đủ của chúng sẽ khiến chúng trở nên có hại (hoại tử).

Viêm mô

Phản ứng viêm cấp tính đối với tổn thương do tác động cơ học, bất kể là cục bộ hay toàn thân, đều ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, miễn dịch và nội tiết.

3.  Aescin và cơ chế giảm sưng, viêm, giảm đau sau phẫu thuật

Aescin (Chiết xuất hạt dẻ ngựa) là loại saponin được chứng minh khả năng giảm viêm, sưng, giảm đau vượt trội sau phẫn thuật có hiệu quả hơn 100 năm qua. Đây là kinh nghiệm dân gian quý báu được lưu truyền lại khi có vết thương của các quốc gia châu Âu.

Aescin với cấu trúc triterpen đặc trưng của saponin hỗ trợ tốt giảm viêm, sưng phù nề qua 4 cơ chế:

  • + Giảm hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, giúp bảo vệ thành mạch
  • + Giảm giải phóng các chất trung gian gây viêm, giảm hiện tượng sưng phù nề, giảm tính thấm thành mạch.
  • + Giảm giải phóng elastase và các enzym khác, giảm tình trạng phá hủy thành mạch, ngăn thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch.
  • + Tăng cao khả năng cung cấp năng lượng cho các tế bào thành mạch.

Xem thêm:

  1. Thế nào là viêm tĩnh mạch (Phlebitis), nguyên nhân viêm tĩnh mạch
  2. Viêm là gì? Viêm có nguy hiểm hay không?
  3. Ecipa (Aescin – Chiết xuất hạt dẻ ngựa)- chống phù nề, chống viêm, bảo vệ thành mạch

Tham khảo sản phẩm:

ECIPA

Ecipa (Aescin 50 mg) – Chiết xuất dịch chiết hạt dẻ ngựa – Giảm sưng, viêm

Tài liệu tham khảo: Surgical inflammation: a pathophysiological rainbow

]]>
https://duocsiviet.com/tai-sao-sau-phau-thuat-thuong-viem-sung-phu-cach-ho-tro-lanh-thuong-sau-phau-thuat-506/feed/ 0
Viêm là gì? Viêm có nguy hiểm hay không? https://duocsiviet.com/viem-la-gi-viem-co-nguy-hiem-hay-khong-424/ https://duocsiviet.com/viem-la-gi-viem-co-nguy-hiem-hay-khong-424/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:15:33 +0000 https://duocsiviet.com/?p=424 Toàn bộ cơ thể của chúng ta có thể bắt gặp tình trạng viêm bất cứ lúc nào: từ viêm tai, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da, viêm ruột, … Vậy viêm là gì? Tại sao cơ thể cần phản ứng viêm? Viêm có nguy hiểm như chúng ta vẫn đang nghĩ, theo dõi bài viết sau cùng team DSV nhé.

Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

1. Viêm là gì? 

Khi một vùng mô trong cơ thể sưng lên, chuyển sang đỏ và tạo cảm giác đau, thì cũng là lúc các dấu hiệu của viêm đã xuất hiện. Viêm là phản ứng của cơ thể trước các tác động kích thích.

2. Nguyên nhân gây viêm? 

Nguyên nhân gây viêm có thể là một trong những yếu tố sau:
  • – Mầm bệnh (vi trùng) như vi khuẩn, virus hoặc nấm.
  • – Các vết thương bên ngoài do vết trầy xước, tổn thương do vật lạ (VD: gai đâm, va đập, …)
  • – Ảnh hưởng của hóa chất hoặc bức xạ.
****
Các tình trạng viêm các cơ quan trong cơ thể thường gặp:
  • – Viêm bàng quang
  • – Viêm phế quản
  • – Viêm tai giữa
  • – Viêm da

3. Dấu hiệu của Viêm

Viêm cấp tính có 5 triệu chứng điển hình:
  • – Đỏ
  • – Nóng
  • – Sưng
  • – Đau
  • – Mất/  giảm chức năng cơ quan đó
Ví dụ:
  • + Viêm khớp sẽ làm giảm khả năng vận động, di chuyển của khớp đó
  • + Viêm phế quản: cảm thấy khó thở, khó trao đổi khí
  • + Viêm mũi : giảm khả năng ngửi và nhận diện mùi
***
Tuy nhiên không phải lúc nào triệu chứng viêm cũng có đủ 5 dấu hiệu trên. Một số phản ứng viêm vẫn có thể xảy ra âm thầm, không triệu chứng

4. Các đáp ứng của cơ thể khi có quá trình viêm xảy ra

Dấu hiệu và triệu chứng cụ thể bên ngoài và các thay đổi sinh hóa bên trong cơ thể khi có phản ứng viêm.
– Ốm yếu, mệt, kiệt sức.
Hệ miễn dịch lúc này được huy động hoạt động tích cực, cần một nguồn năng lượng lớn . Nên các mô và cơ quan khác có thể bắt gặp tình trạng cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi, suy kiệt.
– Sốt cao:
Sốt (nhiệt độ cơ thể tăng cao) cũng là một hình thức báo động của cơ thể để tạo tín hiệu huy động hệ miễn dịch tăng cường hoạt động. Bên cạnh đó, sốt cũng tăng cường huy động nhiên liệu, năng lượng giúp các cơ quan tổn thương mau chóng tái cấu trúc.
–  Tăng cường số lượng tế bào miễn dịch, kháng thể, bổ thể, …
– Mức độ viêm  – nhiễm trùng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết: hay còn gọi là nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng huyết là khi vi khuẩn, vi trùng nhân lên mạnh mẽ trong một bộ phận và xâm nhập vào hệ thống mạch máu, nhân lên và đưa ra khắp cơ thể.
Nhiễm trùng huyết khó xử lý và rất nguy hiểm, có thể trực tiếp đe dọa đến tính mạng nếu người bệnh có hệ thống miễn dịch rất yếu hoặc vi trùng đó có độc lực rất mạnh.
Nhiễm trùng huyết là một trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp và nên được điều trị càng sớm càng tốt.

5. Chi tiết các phản ứng xảy ra khi viêm: 

Nhiều hệ thống miễn dịch khác nhau tham gia vào quá trình viêm.
Khi nhận diện & bắt giữ được tác nhân lạ, tế bào miễn dịch giải phóng các chất khác nhau, được gọi tắt là chất trung gian gây viêm. Có thể kể đến một số chất trung gian gây viêm điển hình như: bradykinin, histamin. Các chất trung gian gây viêm này có khả năng:
– Giãn mạch máu: mạch máu nhỏ trong mô giãn ra, rộng hơn, cho phép nhiều máu đến mô tổn thương hơn. Vì lý do này, mô tổn thương sẽ có triệu chứng nóng, đỏ.
– Hệ thống miễn dịch tới mô tổn thương nhiều hơn: nhờ lưu lượng máu đến mô tăng, các chất truyền tin hóa học cũng giúp số lượng tế bào miễn dịch đến mô cũng tăng theo, qua đó giúp tăng quá trình loại trừ tác nhân lạ, tăng tốc độ chữa lành.
– Kích thích dây thần kinh và gửi tín hiệu đến não, tạo các tín hiệu sốt, tạo vùng cảm giác đau để chủ động bảo vệ.
– Hóa ứng động, tăng tính thấm thành mạch, dịch lỏng và các tế bào miễn dịch dễ chuyển từ mạch máu vào mô ngoại vi. Tạo nên tình trạng sưng lên của viêm.

6. Có phải lúc nào viêm cũng tốt ? 

Đa phần các phản ứng viêm là cần thiết để cơ thể nhận diện, loại trừ tác nhân lạ, tái cấu trúc lại mô bị tổn thương. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, viêm không giúp ích cho cơ thể. 
Hệ miễn dịch được sinh ra để đáp ứng lại các phản ứng do tác nhân lạ gây ra. Nhưng khi hệ miễn dịch bị lỗi, chúng nhận nhầm tế bào lành thành tế bào lạ, có tác động tấn công mạnh mẽ lên tế bào lành. Trường hợp này có tên gọi: Tự miễn.
– Một số trường hợp tự miễn thường gặp:
+ Viêm khớp dạng thấp, tình trạng viêm có thể gây tổn thương, biến dạng vĩnh viễn, không hồi phục.
+ Vảy nến – Viêm da mạn tính đóng vảy.
+ Viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, viêm cũng có thể chuyển từ thể cấp sang thể mạn tính kéo dài nếu nguyên nhân gây bệnh không được loại trừ hoàn toàn.
****
]]>
https://duocsiviet.com/viem-la-gi-viem-co-nguy-hiem-hay-khong-424/feed/ 0