Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Wed, 26 Jul 2023 08:26:55 +0000 vi hourly 1 Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không? https://duocsiviet.com/viem-da-co-dia-la-gi-co-nguy-hiem-khong-486/ https://duocsiviet.com/viem-da-co-dia-la-gi-co-nguy-hiem-khong-486/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:19:21 +0000 https://duocsiviet.com/?p=486

Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa – Rất ngứa – Rất rất ngứa !!!! Đây là cảm giác mà bệnh nhân viêm da cơ địa phải chịu đựng hàng ngày. Vậy viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

—-
😊 😊 Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đã quay trở lại với Dược Sĩ Việt

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da, không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh thường gặp vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh và hanh khô.

2. Bệnh viêm da cơ địa xuất hiện do:

+ Suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ của da
+ Hoặc các rối loạn đáp ứng miễn dịch của da
+ Kết hợp với yếu tố môi trường gây ra bệnh cảnh viêm da

3. Bệnh nhân viêm da cơ địa thường có những yếu tố như:

Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm:
+ Ngứa
+ Tổn thương dạng chàm.
Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay.

4. Dịch tễ bệnh lý viêm da cơ địa

Tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa đã tăng gấp 2 đến 3 lần ở các quốc gia công nghiệp hoá kể từ những năm 1970. Khoảng 15 đến 20% trẻ em và 1 đến 3% người lớn bị ảnh hưởng trên toàn thế giới.
+ Viêm da cơ địa thường bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh
+ Khoảng 45% của tất cả các trường hợp bắt đầu trong vòng 6 tháng đầu đời
+ 60% Trong năm đầu tiên
+ 85% Trước 5 tuổi
+ Và thật may mắn là có tới 70% trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm lâm sàng trước tuổi vị thành niên.

5. Các mức độ triệu chứng của bệnh lý viêm da cơ địa

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các triệu chứng sẽ có tính chất và biểu hiện với các mức độ khác nhau:

5.1. Giai đoạn cấp tính:

Trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn, ban đỏ và mụn nước. Chúng có thể là dạng phù nề, ứ dịch và kết vảy

5.2. Giai đoạn bán cấp:

Đây là giai đoạn biểu hiện trên da xuất hiện khá thưa thớt, chủ yếu là các sẩn khô, có vảy mà một số mảng bám.

5.3. Giai đoạn mạn tính:

Đây là giai đoạn vùng tổn thương trên bề mặt da đã bắt đầu kết thành những lớp sừng, vảy, nổi cộm ( đây được gọi là lichen hóa).

6. Phân biệt viêm da cơ địa và các bệnh lý về da khác:

Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được so với những vùng da khỏe mạnh khác.
*** Viêm da cơ địa:
 Thường xuất hiện ở các nếp gấp tự nhiên của cơ thể như: cổ, lòng bàn tay, chân, khủy tay,..

***
Đôi khi rất khó để phân biệt viêm da cơ địa với các tình trạng da khác (ví dụ: Viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến, ghẻ), tuy nhiên thì tiền sử bệnh gia đình và sự phân bố của các tổn thương sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán trong nhiều trường hợp
***
Ví dụ:

1. Bệnh vẩy nến:

Thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện là các mảng dày được bao phủ bởi các vảy trắng, hoặc bạc.

2. Bệnh viêm da tiết bã:

 Thường liên quan đến vùng hay tiết ra các bã dầu như nếp mũi, má, chân mày, mang tai, trước ngực, da đầu, vùng quanh miệng.

3. Bệnh ghẻ:

Thường xuất hiện mủ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ các ngón tay.

***
Bạn hay những người xung quanh bạn có bị các dấu hiệu trên không, nếu có thì hãy gửi hình ảnh về cho dược sĩ Việt, DSV sẽ tư vấn thêm cho các bạn nhé, các thức liên hệ mình sẽ để ở bên dưới phần mô tả video. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở chủ đề tiếp theo
]]>
https://duocsiviet.com/viem-da-co-dia-la-gi-co-nguy-hiem-khong-486/feed/ 0
Hình ảnh điển hình của Viêm da cơ địa https://duocsiviet.com/hinh-anh-dien-hinh-cua-viem-da-co-dia-dsv-tv-477/ https://duocsiviet.com/hinh-anh-dien-hinh-cua-viem-da-co-dia-dsv-tv-477/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:59:26 +0000 https://duocsiviet.com/?p=477   Xin chào các bạn, ở video trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu Viêm da cơ địa là gì, trong video ngày hôm nay, DSV sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những hình ảnh điển hình của bệnh viêm da cơ địa nhé.

Hotline tư vấn hỗ trợ xử trí các vấn đề liên quan đến viêm da cơ địa: 024 6680 8686 

Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí sống chung với bệnh cả đời, Và sau đây sẽ là những biểu hiện và hình ảnh của bệnh viêm da cơ địa

1. Thứ nhất là về vị trí

Biểu hiện điển hình 

Viêm da cơ địa: 

  • Bệnh da liễu khá phổ biến ở Việt Nam 
  • Nếu không điều trị kịp thời & đúng cách = Bệnh có nguy cơ tái phát &  Phải sống chung với bệnh cả đời. 

Biểu hiện & Hình ảnh của bệnh Viêm da cơ địa 

 

Với trẻ sơ sinh thì thường xuất hiện rất sớm, vị trí thì thường là ở má, trán, quanh cổ, với trẻ nhỡ và trẻ vị thành niên thì thường là do kéo dài từ sơ sinh, vị trí mắc phổ biến ở các khu vực nếp gấp: như mí mắt, khuỷu tay, khuỷu chân, đối với người lớn thì bên cạnh khu vực nếp gấp thì còn mắc ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Về vị trí

Với trẻ sơ sinh: 

  • Xuất hiện sớm
  • Tại má, trán, quanh cổ 

Với trẻ nhỡ, trẻ vị thành niên 

  • Kéo dài từ sơ sinh 
  • Mắc tại các Khu vực nếp gấp: Như mí mắt, khuỷu tay, khuỷu chân

Người lớn: 

  • Mắc tại khu vực nếp gấp
  • Lòng bàn tay, lòng bàn chân
  • Người bạn Sức khỏe và Sắc đẹp

 

2. Thứ 2 là về Biểu hiện:

Thường bệnh nhân viêm da cơ địa có da rất khô và ngứa, đôi khi có xuất hiện sẩn đỏ, ở giai đoạn cấp thì sẽ xuất hiện thêm tình trạng viêm sưng, bội nhiễm, có nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, khi viêm da cơ địa chuyển sang giai đoạn mãn tính thì các vết viêm da dễ dàng bị lichen hóa tạo các mảng cứng khô, đóng vảy, sần sùi rất ngứa

Về biểu hiện

  • Da rất khô
  • Ngứa
  • Có sẩn đỏ
  • Giai đoạn cấp: Viêm, sưng, bội nhiễm, nhiều mụn nước nông, dễ vỡ
  • Giai đoạn mãn tính: Viêm da dễ bị lichen hóa (mảng cứng, khô, đóng vảy, sần sùi)

 

Câu hỏi: 

1. Các bạn có biết tại sao bệnh viêm da cơ địa lại làm cho da bị khô và ngứa hay không?

  • Da có khả năng giữ nước rất kém
  • Da nhanh bị khô, thoái hóa
  • Tế bào bạch cầu được huy động loại trừ các tế bào da chết & Giải phóng các chất kích hoạt phản ứng dị ứng
  • Tạo nên cảm giác ngứa
  • Khi ngứa thì sẽ gãi, gãi nhiều gây xước da
  • Tăng cao nguy cơ bội nhiễm da

 

Đối với BN viêm da cơ địa thì da của họ có khả năng giữ nước rất kém, chính vì thế vùng da đó nhanh chóng trở lên khô, các tế da nhanh chóng bị thoái hóa, các tế bào bạch cầu được tăng cường huy động tới vị trí da bị viêm để loại trừ các tế bào da chết, đồng thời sẽ giải phóng ra các chất kích hoạt phản ứng dự ứng tạo nên cảm giác ngứa, khi ngứa thì sẽ gãi, gãi nhiều gây xước da làm tăng cao nguy cơ gây bội nhiễm da.

2. Các tổn thương viêm da cơ địa tập trung ở các vị trí như má, cổ, nếp gấp, các bạn có biết tại sao không?? 

  • Đây đều là vùng da rất mỏng
  • Thường xuyên ma sát với nhau
  • Tính ổn định của da kém hơn
  • Dễ mất nước, trở nên khô

 

Bởi vì các vùng da này có đặc trưng là rất mỏng, thường xuyên ma sát với nhau nên tính ổn định của da sẽ kém hơn và dễ mất nước trở nên khô

Mình tin chắc sau video này các bạn đã nắm rõ được các biểu hiện điển hình của viêm da cơ địa, hãy thử làm một bài test nhỏ ngay dưới phần bình luận của video này, team dược sĩ việt sẽ dành 1 phần quà cho bạn nào trả lời đúng và may mắn nhất, video của mình kết thúc tại đây, các bạn nhớ like và share và subscribe kênh youtube của DSV nhé, đừng quên đón xem những video tiếp theo về chủ đề viêm da cơ địa của DSV, xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Xem thêm:

1. Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

2. Cách để có một làn da đẹp – Hiểu về cấu trúc da

3. NGUYÊN TẮC & PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VIÊM DA CƠ ĐỊA

4. Hình ảnh điển hình của Viêm da cơ địa – DSV TV

5. 3 Yếu tố & 6 Tác nhân Viêm da cơ địa – DSV TV

]]>
https://duocsiviet.com/hinh-anh-dien-hinh-cua-viem-da-co-dia-dsv-tv-477/feed/ 0
3 Yếu tố & 6 Tác nhân Viêm da cơ địa – DSV TV https://duocsiviet.com/3-yeu-to-6-tac-nhan-viem-da-co-dia-dsv-tv-475/ https://duocsiviet.com/3-yeu-to-6-tac-nhan-viem-da-co-dia-dsv-tv-475/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:52:07 +0000 https://duocsiviet.com/?p=475

Tóm tắt các yếu tố : 

  1. Da rất khô – khả năng giữ ẩm da kém, dễ bong tróc – yếu tố nguy hại dễ tấn công
  2. Đột biến gen – tiền sử gia đình. 
  3. Cơ địa phản ứng mạnh với các tác nhân gây dị ứng. 
  • Chất có hoạt tính kích ứng cao, tính kiềm 
  • Thời tiết lạnh hanh khô 
  • Lông thú cưng, bụi, mạt nhà
  • Dị ứng thực phẩm 
  • Quần áo 
  • Nội tiết tố

Liên hệ Hotline: 02466808686 để nhận được tư vấn từ team DSV.

Trong video ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi  tìm hiểu 3 yếu tố và 6 tác nhân gây viêm da cơ địa: 

(Yếu tố 1): khi nhắc đến viêm da cơ địa chúng ta chỉ gói gọn trong hai từ: RẤT KHÔ.  vì khả năng giữ ẩm của da kém, da trở nên nhanh khô và dễ bong tróc. từ đó các tác nhân lạ dễ tấn công gây ra cảm giác ngứa và đau rát. => RẤT KHÔ .

(Yếu tố 2:) viêm da cơ địa là một bệnh lý có yếu tố nếu gia đình, nếu có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ mắc viêm da cơ địa thì con sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa từ rất sớm. 

Theo kết quả của một số nghiên cứu, viêm da cơ địa là hậu quả của một số đột biến gen điển hình, có khả năng di truyền.

(Yếu tố 3)Tuy viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính dai dẳng, nhưng trong một năm bệnh nhân sẽ có một số đợt viêm da cấp tính gặp phải do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tùy từng người sẽ có các tác nhân khác nhau. nhìn chung thì sẽ có 6 tác nhân chính sau đây: 

  • Chất có hoạt tính kích ứng cao: những sản phẩm có tính pH kiềm cao như xà phòng, chất tẩy rửa bao gồm: dầu gội, nước rửa bát, nước giặt, sữa tắm, … Các chất có tính kiềm cao dễ ăn mòn da, làm lớp da trở nên mỏng manh và càng dễ mất nước. Da càng khô và tác nhân lạ càng dễ xâm nhập khuếch đại phản ứng dị ứng. 
  • Các yếu tố trong môi trường: 
  • Thời tiết lạnh, hanh khô cũng dễ làm da trở nên nhạy cảm, hay mẩn đỏ và dễ ngứa. 
  • Ngược lại, thời tiết quá ẩm ướt lại là môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi phát triển như nấm, mốc, vi khuẩn. Bệnh nhân dễ dàng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong các giai đoạn thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân. 
  •  Bên cạnh đó, mạt bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa và nấm mốc cũng là tác nhân dễ gây kích hoạt các phản ứng dị ứng thường gặp tại nhà. 
  • Dị ứng thực phẩm đôi khi lại là nguyên nhân chính khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nặng và thường xuyên có những cơn cấp. Theo khảo sát của các chuyên gia da liễu, người mắc viêm da cơ địa nguy cơ cao dị ứng với các sản phẩm được chiết xuất từ sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành hoặc lúa mì,… 
  • Một số chất liệu quần áo cũng có thể là nhân tố khởi nguồn viêm da cơ địa: như len, vải tổng hợp, … 
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thể khiến các triệu chứng viêm da cơ địa của họ trở nên tồi tệ hơn trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai

Ngoài ra, một số người cũng cho biết các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn khi không khí khô bụi, khi họ quá căng thẳng, khi đổ mồ hôi quá nhiều hoặc khi quá nóng hoặc quá lạnh.

Kết: Bạn hay người thân đang gặp phải tình trạng viêm da cơ địa? Hãy commemnt yếu tố khiến tình trạng viêm da cơ địa của bạn trở nặng bên dưới video này, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn cách xử lý an toàn và hiệu quả nhất.  

DSV Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở video tiếp theo.

Xem thêm:

1. Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

2. Cách để có một làn da đẹp – Hiểu về cấu trúc da

3. NGUYÊN TẮC & PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VIÊM DA CƠ ĐỊA

4. Hình ảnh điển hình của Viêm da cơ địa – DSV TV

5. 3 Yếu tố & 6 Tác nhân Viêm da cơ địa – DSV TV

]]>
https://duocsiviet.com/3-yeu-to-6-tac-nhan-viem-da-co-dia-dsv-tv-475/feed/ 0
NGUYÊN TẮC & PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VIÊM DA CƠ ĐỊA https://duocsiviet.com/nguyen-tac-phac-do-xu-tri-viem-da-co-dia-472/ https://duocsiviet.com/nguyen-tac-phac-do-xu-tri-viem-da-co-dia-472/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:49:46 +0000 https://duocsiviet.com/?p=472 Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

3 Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa

  • Dưỡng ẩm
  • chống viêm 
  • Chống nhiễm trùng 

Dưỡng ẩm: quanh năm, kể cả khi không trong 1 đợt cấp

Trong 1 đợt viêm da cấp tính cục bộ tại 1 số vị trí, chúng ta cần tuân thủ

  • Dưỡng ẩm
  • Chống viêm và chống nhiễm trùng đường bôi: 
  • Chống viêm đường bôi: trẻ nhỏ (hidrocortisol 1-2,5%) người trưởng thành dùng cortisol loại trung bình (desonid, clobetason butyrat), lichen hóa mạn tính (clobetason propionat) 

Trong 1 đợt viêm da cấp tính toàn bộ cơ thể với nhiều vùng da rộng

  • Dưỡng ẩm
  • Thuốc bôi ngoài da (chống viêm, chống nhiễm trùng) 
  • Thuốc uống (kháng h1; kháng sinh cefalosporin thế hệ 1 từ 10 -14 ngày, corticoid đường uống – prednisolon) 

Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đã quay trở lại với kênh youtube của dược sĩ việtTrong những video trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về viêm da cơ địa là gì, hình ảnh bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa, trong video ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu 3 nguyên tắc điều trị bệnh viêm da cơ địa

Biểu hiện chính của tình trạng viêm da cơ địa: 

Biểu hiện chính của viêm da cơ địa: da rất khô, mẩn ngứa và dễ bị bội nhiễm khi người bệnh có thói quen gãi mạnh khu vực da tổn thương. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ 3 nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa sau đây : 

  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, chống khô và làm dịu da hàng ngày, đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết hanh khô. 
  • Trong các đợt viêm da cấp tính cần dùng kèm thêm thuốc chống nhiễm trùng và  thuốc chống viêm. 

Cụ thể phác đồ điều trị như sau: 

A. Xử trí hàng ngày

Hàng ngày bệnh nhân cần đặc biệt chú ý lựa chọn sản phẩm sử dụng tắm gội, tẩy rửa có tính kiềm yếu, hạn chế chất có pH cao. Tắm bằng nước ấm không tắm bằng nước nóng. Ngay sau khi tắm cần dùng các sản phẩm cấp ẩm và giữ ẩm cho da. 

B. Trong các đợt viêm da cơ địa cấp tính: 

Trong các đợt viêm da cấp tính cục bộ tại một số vị trí nhỏ, bệnh nhân cần sử dụng thuốc bôi chống viêm corticoid được dùng phổ biến và rộng rãi. 

– Trẻ nhỏ nên chọn thuốc có nồng độ và hoạt tính nhẹ như hydrocortison từ 1-2,5%

– Người trưởng thành có thể dùng cortisol loại trung bình như: desonid, clobetason butyrat. 

– Trong trường hợp lichen hóa mạn tính, da cực dầy và khô cứng có thể dùng coritcoid loại hoạt tính mạnh như; clobetason propionat. .

Lưu ý: Corticoid chỉ nên dùng trong đợt cấp, dùng giảm liều từ từ, không lạm dụng kéo dài. 

Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid phối hợp kèm kháng sinh trong trường hợp viêm da cơ địa có bội nhiễm. 

Một số hoạt chất có khả năng loại trừ lớp sừng, giúp bong vẩy là thuốc mỡ salicyle 5, 10%, mỡ goudron và ichthyol, 

C. Viêm da cơ địa toàn thân, lan rộng nhiều vị trí

Với tình trạng viêm da cơ địa rộng, nhiều vùng, lan tỏa toàn thân cần sử dụng phối hợp bôi và uống. Trong đó một số thuốc dùng đường uống như: 

– Thuốc kháng histamin H1: 

Chlorpheniramin 4mg × 1-2 viên/ngày.

Fexofenadin 180mg × 1 viên/ngày.

Certerizin 10mg × 1 viên/ngày

– Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: 

 Đặc biệt là kháng sinh chống tụ cầu vàng, liên cầu, bác sĩ thường kê nhóm kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 đáp ứng tốt với nhóm vi khuẩn gram + trong khoảng thời gian từ 10-14 ngày. 

D. Viêm da cơ địa rất nặng: 

Trường hợp viêm da cơ địa rất nặng được đặc biệt kê dùng Corticoid đường uống trong thời gian ngắn, tuyệt đối k sử dụng kéo dài bao gồm: 

Prednisolon 5mg × 2-4 viên/ngày × 7 ngày

– Hoặc các thuốc cyclosporin, methotrexat.

Tổng kết: 

Trên team DSV đã trình bày rất kỹ các nguyên tắc và thuốc điều trị viêm da cơ địa cho các trường hợp từ nhẹ đến nặng. Tổng kết lại 3 nguyên tắc chính xử trí viêm da cơ địa bao gồm: dưỡng ẩm da thường ngày, sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn và chống viêm trong các đợt viêm da cấp tính phòng biến chứng bội nhiễm. Hiện tại bạn đang gặp khó khăn ở bước nào trong xử trí viêm da cơ địa? Hãy comment ngay dưới video này để team DSV hỗ trợ sớm nhất nhé. Xin chào và hẹn gặp lại tại các video tiếp theo về chủ đề viêm da cơ địa.

Xem thêm:

1. Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

2. Cách để có một làn da đẹp – Hiểu về cấu trúc da

3. NGUYÊN TẮC & PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VIÊM DA CƠ ĐỊA

4. Hình ảnh điển hình của Viêm da cơ địa – DSV TV

5. 3 Yếu tố & 6 Tác nhân Viêm da cơ địa – DSV TV

]]>
https://duocsiviet.com/nguyen-tac-phac-do-xu-tri-viem-da-co-dia-472/feed/ 0
6 Sai lầm trầm trọng khi xử trí viêm da cơ địa TẠI NHÀ. https://duocsiviet.com/6-sai-lam-tram-trong-khi-xu-tri-viem-da-co-dia-tai-nha-467/ https://duocsiviet.com/6-sai-lam-tram-trong-khi-xu-tri-viem-da-co-dia-tai-nha-467/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:46:06 +0000 https://duocsiviet.com/?p=467 6 Sai lầm NGHIÊM TRỌNG khi xử trí viêm da cơ địa tại nhà 

Chào mừng các bạn đã quay trở lại với video chia sẻ kiến thức về chủ đề viêm da cơ địa của DSV. Trong các video trước mình đã trình bày rất chi tiết về định nghĩa, nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và nguyên tắc điều trị của viêm da cơ địa. Trong video hôm nay, mình sẽ trình bày 1 khía cạnh chắc chắn các bạn rất quan tâm, đó là 6 sai lầm thường gặp khi điều trị viêm da cơ địa khiến bệnh khó thuyên giảm.

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

Nội dung: 

Trong quá trình tư vấn của mình với các bệnh nhân viêm da cơ địa, mình có tổng hợp lại 6 sai lầm lớn mà bệnh nhân thường mắc phải sau đây:

Sai lầm đầu tiên: Không loại trừ các yếu tố gây kích thích phản ứng dị ứng.

Viêm da cơ địa là hậu quả của quá trình đáp ứng miễn dịch quá mức với các yếu tố kích thích bên ngoài. Nếu như chúng ta không loại trừ các tác nhân khởi nguồn dị ứng, viêm da cơ địa sẽ luôn trong trạng thái bệnh cấp tính.

Mình có thể lấy một vài ví dụ nhỏ nhỏ điển hình sau:

  • Gia đình có bệnh nhân viêm da cơ địa cần hạn chế tối đa nuôi thú cưng.
  • Hoặc nên thật kỹ tính lựa chọn các loại đồ len, chăn màn, rèm cửa, thảm chải nhà. Tránh lựa chọn các sản phẩm từ sợi tổng hợp, sản phẩm dễ dính bụi bẩn. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn màn.

Sai lầm thứ 2: Sử dụng các sản phẩm có tính kiềm mạnh 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phân khúc sản phẩm dầu gội,sữa tắm, chất tất rửa với thành phần và hàm lượng khác nhau. Tất nhiên với những người bình thường đây sẽ không phải vấn đề quá để lưu tâm nhưng riêng với các gia đình có người mắc viêm da cơ địa cần cẩn trọng hơn một chút.

Chúng ta nên lựa chọn các dòng sản phẩm tẩy rửa nhẹ dịu, an toàn, dành riêng cho đối tượng da nhạy cảm. Nếu cần thiết phải tiếp xúc với chất có hoạt tính kiềm mạnh cần đeo găng tay, đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ phù hợp để tránh kích hoạt phản ứng dị ứng.

Sai lầm thứ 3: Không điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: 

Mặc dù chế độ dinh dưỡng cơ bản của người viêm da cơ địa và người bình thường không khác nhau. Nhưng theo thống kê, người viêm da cơ địa dễ lên đợt viêm da cấp khi tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò, sữa dê, hải sản. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình 1 cuốn sổ tay nhật ký những món ăn dị ứng để hạn chế tối đa nguy cơ viêm da từ thực phẩm. 

Sai lầm thứ 4: Không chú trọng dưỡng ẩm da 

Một trong những vấn đề quan trọng và bức xúc nhất của bệnh nhân viêm da cơ địa, đó là cảm giác khô và rất ngứa tại vùng da tổn thương. Nhưng bệnh nhân thường chỉ quan tâm trong thời gian viêm da cấp tính mà quên mất khâu dưỡng ẩm da hàng ngày. Đặc biệt vàng vào thời tiết mùa đông, dưỡng ẩm da càng trở nên quan trọng. Da khô ngứa là nguyên nhân vô thức khiến chúng ta gãi và làm tổn thương da và trở nên bội nhiễm. Da khô ngứa cũng báo hiệu chức năng hàng rào bảo vệ của da trở nên suy giảm, da nhạy cảm và dễ bị tấn công. Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bệnh nhân viêm da cơ địa là tìm một loại dưỡng ẩm thật tốt và sử dụng hàng ngày như 1 thói quen các bạn nhé.

Sai lầm thứ 5:Thường xuyên gãi và làm xước da: 

Như mình vừa trình bày ở trên, da khô ngứa khiến chúng ta vô thức gãi và làm xước, tình trạng bội nhiễm càng khiến tình trạng viêm da khó kiểm soát và dễ chuyển sang giai đoạn cấp tính.

Sai lầm thứ 6: Sử dụng thuốc không đúng liệu trình. 

Trong phác đồ điều trị viêm da cấp tính xử trí viêm da do bội nhiễm có sự góp mặt của thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh. Để điều trị dứt điểm các đợt viêm da cấp tính phác đồ thường kéo dài từ 7-10 ngày. Chính vì vậy, hạn chế tối đa các nguy cơ trở nặng, bạn nên tuân thủ đầy đủ thời gian và số lượng thuốc điều trị trong khoảng thời gian này.

Kết: Viêm da cơ địa không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, cũng không lây nhiễm nhưng chúng đem lại khá nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Đây tuy là tình trạng mãn tính, kéo dài nhưng nếu hiểu biết và xử trí đúng, tránh 6 lỗi sai trên chắc chắn viêm da cơ địa không còn là nỗi lo của tất cả chúng ta. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến hết video, xin chào và hẹn gặp lại tại các video tiếp theo của DSV TV. 

]]>
https://duocsiviet.com/6-sai-lam-tram-trong-khi-xu-tri-viem-da-co-dia-tai-nha-467/feed/ 0
Phân biệt VẢY NẾN – NẤM DA & VIÊM DA CƠ ĐỊA https://duocsiviet.com/phan-biet-vay-nen-nam-da-viem-da-co-dia-373/ https://duocsiviet.com/phan-biet-vay-nen-nam-da-viem-da-co-dia-373/#respond Wed, 28 Jun 2023 11:29:25 +0000 https://duocsiviet.com/?p=373

Trong quá trình tiếp xúc của team DSV với các bệnh nhân mắc vảy nến, đa số đều nhận được những câu hỏi như sau:

  • 1. Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng ?
  • 2. Vảy nến có nguy hiểm không?
  • 3. Vảy nến có bị lây khi tiếp xúc qua da không?
  • 4. Cách nhận biết vảy nến và phân biệt với các tình trạng da liễu khác
  • 5. Có chữa khỏi vảy nến hay không?
  • 6. Giải pháp xử lý với đợt vảy nến cấp tính
  • 7. Những lưu ý bệnh nhân vảy nến đặc biệt cần lưu tâm

Team DSV sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết này.

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

Tóm tắt nội dung: 1.

Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng?2. Nguyên nhân của bệnh vẩy nến?

3. Đi tìm câu trả lời vì sao vảy nến ở Việt Nam gia tăng?

4. Phân biệt vảy nến với viêm da cơ địa

5. Phân biệt vảy nến với nấm da

1. Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến không ngừng gia tăng ? 

Da khô – Sần sùi – Đóng vảy là những cảm giác không mấy dễ chịu của những bệnh nhân mắc vảy nến. Một tin không được vui cho lắm, tình trạng vảy nến tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao tỷ lệ người mắc vảy nến lại không ngừng gia tăng?

Hình ảnh vảy nến

Hình ảnh rất đặc trưng của vảy nến

Vảy nến ờ tay có thể đi vào móng và khớp

Vảy nến trên da đầu

Theo ghi nhận của nghiên cứu tại viện da liễu trung ương, có tới 2,2% bệnh nhân tới khám được chẩn đoán mắc vảy nến.

Có một chút quan niệm sai lầm về bệnh vảy nến, mọi người thường chỉ biết đến vảy nến trên da với những mảng bong tróc, sần sùi mất thẩm mỹ. Nhưng quả thật hiếm ai biết được, vảy nến còn xuất hiện trên niêm mạc, móng và thậm chí, nặng hơn còn có thể đi vào trong làm tổn thương các khớp xương.

2. Nguyên nhân mắc vảy nến???

Hiện tại căn nguyên của bệnh lý vảy nến chưa được khẳng định rõ ràng. Nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng vảy nến là hậu quả của sự kết hợp giữa :

  • Yếu tố di truyền
  • Rối loạn miễn dịch,
  • Sự kích hoạt của các yếu tố thuận lợi sẽ tạo ra những tổn thương bùng phát.

3. Đi tìm câu trả lời vì sao vảy nến ở Việt Nam gia tăng? 

Và đến thời điểm này, chúng ta bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao tình trạng vảy nến ở Việt Nam đang không ngừng gia tăng và trẻ hóa:

Về mặt yếu tố di truyền:

Trong các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân vảy nến khi làm xét nghiệm gen đa số đều xuất hiện bộ gen HLA- B13, B17, BW 57 VÀ CW6. Trong đó bộ gen HLA-CW6 gặp tới 87% ở bệnh nhân vảy nến. Và tất nhiên, khi bố mẹ hoặc người thân mắc vảy nến, con sinh ra cũng có nguy cơ rất cao mắc vảy nến. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe tăng lên, số ca được chẩn đoán bệnh chính xác cũng vì thế tăng lên.

Yếu tố thứ 2: Về Rối loạn miễn dịch ở bệnh nhân vảy nến: 

Căn nguyên này được cho là do các tế bào miễn dịch tăng cường hoạt động, nhưng không may chúng lại hoạt động sai cách. Quá trình miễn dịch không đúng quy luật sinh lý giúp hoạt hóa tăng cường bài tiết các chất sinh học làm tăng sinh và rối loạn biệt hóa tế bào sừng. (tế bào biểu bì nhanh bị sừng hóa ).

Nói thì có vẻ khó hiểu. Nhưng khi các lớp tế bào da nhanh bị già đi, chết đi, chúng có xu hướng đóng vảy và tạo thành các lớp da chết xếp chồng lên nhau màu trắng bạc.

Phải chăng hệ miễn dịch của cơ thể con người trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên sai lệch, tiếp xúc với quá nhiều loại hóa chất, môi trường ô nhiễm, khói bụi là tác nhân chính luôn kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động không biết mệt mỏi. Nóng máy cháy buzzi, rồi hoạt động của hệ miễn dịch cũng có tỷ lệ sai sót cao hơn.

Các yếu tố tác động khác

Bên cạnh đó, khi bạn có trong mình căn nguyên mắc vảy nến, chỉ cần có thêm một số yếu tố tác động, các triệu chứng vảy nến cấp có thể bùng phát: Trong đó có thể kể đến:

  • Stress, căng thẳng: Nguyên nhân hàng đầu gây nhiều căn bệnh trong xã hội hiện đại.
  • Người có tiền sử mắc bệnh lý mạn tính: thường đây là nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch đã suy giảm.
  • Ngoài ra, có người Bị chấn thương, nhiễm khuẩn
  • Sử dụng corticoid
  • Sử dụng các thuốc đông – nam dược không rõ nguồn gốc xuất sứ sản phẩm, thành phần
  • Có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa
  • Người nghiện rượu.

Kết luận: 

Chắc hẳn rằng hiện tại các bạn đã hiểu vì sao tỷ lệ bệnh nhân mắc vảy nến trong xã hội hiện đai lại tăng lên. Mình xin có một vài tổng kết như sau:

Vảy nến là bệnh lý mạn tính, dễ nhầm với Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tình trạng da khô, tăng sừng hóa đóng thành vảy màu trắng bạc. Tình trạng này chưa được xác định chính xác nguyên nhân nhưng được cho là sự kết hợp của Yếu tố di truyền, Rối loạn miễn dịch và sự xuất hiện của các yếu tố nguy cơ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý vảy nến, hãy comment ngay dưới phần bình luận để team DSV tư vấn kỹ hơn cho bạn nhé. Video đến đây là kết thúc. Xin chào và hẹn gặp lại ở video tiếp theo.

4. Phân biệt vảy nến với viêm da cơ địa, nấm da: 

Sự giống nhau giữa vảy nến và viêm da cơ địa, nấm da:

  • Da khô
  • Bong tróc
  • Sần sùi, mẩn đỏ
  • Ở mọi vị trí trên da
  •  Xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng hơn vào mùa khô
  • Khả năng cao do di truyền

Sự khác nhau: 

Vảy nến

  • Rối loạn quá trình sừng hóa tế bào da. Sừng hóa diễn ra nhanh hơn nhịp sinh lý
  • Tạo thành các vùng da chết đóng vảy màu trắng bạc
  • Nếu vùng da chết bong ra sẽ có các mảng da màu hồng trơn bóng
  • Mức độ sừng hóa càng nhanh, da càng ngứa.
  • Bệnh lý mạn tính diễn ra quanh năm.
  • Ngoài trên bề mặt da, còn có thể vảy nến trên móng, niêm mạc và tiến triển vào khớp.

Viêm da cơ địa: 

  • Đặc trưng của viêm da cơ địa là tình trạng: mất nước trên bề mặt da.
  • Da khô, kích ứng, các lớp da chỉ bóc ra mà không tạo các mảng vảy trắng đè lên nhau.
  • Chỉ xảy ra ở khu vực da, đặc biệt là các khu vực nếp gấp da.
  • Ngứa, đỏ đặc trưng.
  • Viêm đặc biệt nổi lên khi trời lạnh, khi có những yếu tố tác động mạnh.
  • Thường gặp tỷ lệ lớn ở trẻ nhỏ và phục hồi khi trẻ lớn lên. Hiếm gặp ở người lớn.
  • Dễ bị viêm da, bội nhiễm nếu vệ sinh kém, gãi nhiều.

Nấm da: 

  • Do bào tử nấm gây ra
  • Ngứa rất đặc trưng, da thường ngứa theo dạng đám tròn
  • Ít có hiện tượng bong tróc, đóng vảy trên da.
MỌI THÔNG TIN CẦN HỖ TRỢ QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA HOTLINE CHÍNH HÃNG CỦA DSV: 02466808686.

— 

XEM THÊM: 

1.  Vảy nến có nguy hiểm không?

2.  Các thuốc điều trị vảy nến.

3.  Giải pháp điều trik vảy nến tại chỗ thông dụng dễ dùng.

4. Vảy nến có khỏi không? Điều trị sao cho đúng?

5. Phân loại mức độ vảy nến, xác định phương pháp điều trị.

6. Biểu hiện đặc trưng chuẩn đoán phân biệt chính xác vảy nến.

7.  Phân biệt vảy nến – Nấm da & viêm da cơ địa.

]]>
https://duocsiviet.com/phan-biet-vay-nen-nam-da-viem-da-co-dia-373/feed/ 0