Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Wed, 27 Sep 2023 02:44:25 +0000 vi hourly 1 Tại sao vết thương của người tiểu đường lâu lành? https://duocsiviet.com/tai-sao-vet-thuong-cua-nguoi-tieu-duong-lau-lanh-1186/ https://duocsiviet.com/tai-sao-vet-thuong-cua-nguoi-tieu-duong-lau-lanh-1186/#respond Thu, 10 Aug 2023 10:01:13 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1186 Tại sao mắc tiểu đường càng lâu, chân tay càng dễ chấn thương, đã chấn thương lại càng lâu lành? Sống chung với bệnh tiểu đường, chắc chắn bạn cần để ý những điều này.

Tại-sao-vết-thương-của-người-tiểu-đường-lâu-lành

1. Tại sao người tiểu đường thường dễ chấn thương?

Người mắc đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuyp 2 có tỷ lệ ngã, chấn thương cao hơn những người cùng tuổi không mắc tiểu đường. Đó là kết quả trong một nghiên cứu đánh giá hành vi của người bệnh tiểu đường. 

Người tiểu đường lâu năm, hoạt động chức năng của hệ thống thần kinh ngoại vi suy giảm. Chân tay tê bì, sừng hóa, khó nhận biết và né tránh chướng ngại vật, từ đó cũng dễ gặp va đập, chấn thương.

Bên cạnh đó, về thời gian dài, người mắc bệnh tiểu đường có chức năng thị giác cũng dần suy giảm, khả năng quan sát và giữ thăng bằng cũng từ đó kém hơn người bình thường.

2. Tại sao vết thương của người tiểu đường thường lâu lành?

Người tiểu đường dễ gặp chấn thương, nhưng khi đã chấn thương lại rất lâu lành. Tại sao lại như vậy? Sau đây là một số lời giải thích:

  1. Vết thương thường được phát hiện rất muộn. Vì khả năng nhận diện cảm giác của người tiểu đường càng ngày càng kém, đến khi vết thương trở nặng mới được phát hiện và xử lý.
  2. Tuy nồng độ đường trong máu bệnh nhân luôn cao, nhưng khả năng hấp thu và chuyển hóa đường tại tế bào lại rất thấp. Cơ quan trong cơ thể luôn trong trạng thái nghèo nàn năng lượng. Chính vì vậy khả năng tái sinh và phục hồi của người tiểu đường cũng chậm hơn người khỏe mạnh.
  3. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường cũng giảm theo năm tháng, giảm khả năng bắt giữ và tiêu diệt tác nhân lạ, dễ thu hút vi khuẩn, virus xâm nhập.
  4. Nồng độ đường cao, tăng độ nhớt của máu, giảm tốc độ di chuyển của máu, giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng tới mô tổn thương.

3. Cần bảo vệ thế nào để giảm chấn thương cho người tiểu đường?

  • Người tiểu đường nên đi chậm, quan sát kỹ mọi vật cản xung quánh, tránh va chạm
  • Lựa chọn giày, dép mềm, êm chân, đi rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái, không đi giày chật, cứng, thô.
  • Hạn chế đi chân trần
  • Tại gia đình của người tiểu đường lâu năm, cần thay những đồ có hình thù góc cạnh, sắc nhọn, thay vào đó là những góc tròn, đường cong mềm mại, tránh va đập và chấn thương.
  • Kiểm tra, phát hiện thường xuyên các vết chấn thương tại chân tay, cơ thể để xử lý từ sớm.
  • Kiểm soát mức đường huyết để duy trì vận động ổn định, giảm cảm giác tê bì tay chân
  • Giữ ẩm da, hạn chế nứt nẻ da tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.

4. Khi bị chấn thương, người tiểu đường nên xử lý như thế nào?

  1. Vệ sinh sạch sẽ khu vực tổn thương
  2. Bôi thuốc sát khuẩn phù hợp
  3. Cần thiết có thể băng bó và thay băng thường xuyên, hạn chế để hở và tiếp tục tổn thương vết thương đó khi chưa lành do va đập.
  4. Để ý hạn chế va đập vào thành, cạnh các vật dụng.

Xem thêm:

  1. Người tiểu đường có nên ăn cơm trắng?
  2. Cập nhật thuốc Điều trị Đái Tháo Đường Tuýp 2: Ưu – Nhược Điểm, Những lưu ý
]]>
https://duocsiviet.com/tai-sao-vet-thuong-cua-nguoi-tieu-duong-lau-lanh-1186/feed/ 0
Người tiểu đường có nên ăn cơm trắng? https://duocsiviet.com/nguoi-tieu-duong-co-nen-an-com-trang-314/ https://duocsiviet.com/nguoi-tieu-duong-co-nen-an-com-trang-314/#respond Wed, 28 Jun 2023 10:04:18 +0000 https://duocsiviet.com/?p=314 Chào các bạn, DSV sẽ trở lại là một kênh chia sẻ kiến thức sâu hơn, đời hơn, giải đáp các thắc mắc hiện hữu xung quanh đời sống vì một Việt Nam khỏe mạnh. Nội dung của buổi chia sẻ hôm nay là: Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng hay không?

1. Người tiểu đường cần cẩn trọng thực phẩm chứa bột đường? 

Vốn dĩ cơ thể muốn tốn tại, mọi tế bào đều cần phải có năng lượng. Năng lượng trong cơ thể được lấy từ nguồn dưỡng chất chủ yếu mang tên 1 loại đường – Đường Glucose. Đặc biệt là tế bào thần kinh, não bộ ưa chuộng Glucose để hoạt động.
Tất nhiên là các hoạt chất liên quan đến chất béo (lipid) hoặc chất đạm (protid) cũng có khả năng hỗ trợ sản sinh năng lượng, nhưng Glucose là nguồn nguyên liệu sản sinh năng lượng chủ yếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường khả năng sử dụng đường trở nên kém hiệu quả. Nồng độ đường trong máu tăng cao nhưng không được tế bào sử dụng, gây ra hiện tượng đường được đào thải qua hệ tiết niệu.

Từ đây, đặt ra 1 bài toán nan giải, làm sao để sử dụng và hấp thu các sản phẩm bột đường khoa học, đảm bảo 3 tiêu chí với người mắc bệnh tiểu đường:
– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
– Không tăng đường huyết sau ăn.
– Không gây hạ đường huyết xa bữa ăn.

2. Nhu cầu sử dụng đường của cơ thể: 

Với một người khỏe mạnh, nhu cầu các chất bột đường (carbohydrate) trung bình từ 50-60% tổng nhu cầu dinh dưỡng.

Nhu cầu này biến thiên theo chiều cao, cân nặng và chế độ sinh hoạt, tập luyện của từng người. Người càng có chiều cao, cân nặng vượt trội, nhu cầu dinh dưỡng và tinh bột càng tăng.
Chúng ta không thể đưa ra một con số/ một mốc hàm lượng tinh bột cụ thể cho mỗi người khi không cân nhắc kỹ các yếu tố xung quanh.

3. Hiểu kỹ hơn về các nhóm chất bột đường (carbohydrate – Carb) 

Trong nhóm các thực phẩm cung cấp chất bột đường, chúng được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm cung cấp các phân tử đường đơn/ đường đôi và nhóm cung cấp các đại phân tử đường đa (Polysaccharide)
Để hiểu dễ hơn, đường đơn đóng vai trò như những viên gạch nhỏ, dễ di chuyển, dễ hấp thu và sử dụng.
VD: Đường Glucose, Đường Fructose, Đường Lactose, Đường Galactose, …
Đường đôi là sự kết hợp của 2 viên gạch tạo nên.
VD: Đường Saccharose.
Đường đa (Polysaccharide) là dãy hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu viên gạch đường đơn xếp lại theo những cấu trúc phức tạp. Đường đa cần thời gian phân hủy để cho ra những viên gạch đường đơn đi vào hấp thu.
Ví dụ: Tinh bột.

4. Các loại thực phẩm chứa đường cần lưu ý: 

Thực phẩm chứa đường đơn
Nhóm thực phẩm chứa đường đơn: Thường là các sản phẩm thức ăn nhanh, bánh, kẹo, nước ngọt, mứt.
– Loại thực phẩm giàu Glucose và Fructose: nho, xoài, vải, mít, chuối, mật ong, dứa.
– Loại thực phẩm giàu galactose, lactose: Sữa
– Loại thực phẩm giàu Saccharose: đường mía, củ cải đường, thốt nốt.
Tại sao đường đơn, đường qua chế biến lại nguy hiểm với người tiểu đường? 
Ngay lập tức khi được hấp thu vào cơ thể, đường đơn sẽ gây tăng đột ngột nồng độ đường trong máu. Không đủ khả năng hấp thu, cơ thể tìm phương pháp đào thải đường qua đường tiết niệu.
Người tiểu đường cần hạn chế tối đa hấp thu các thực phẩm chứa đường đơn, đường tinh chế, đường qua chế biến. Tốt hơn hết, người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm đường đa, tinh bột
Thực phẩm chứa đường đa (Poly Saccharides)

Nhóm thực phẩm chứa đường đa (Đường Polysaccharides) 
– Ngũ cốc, bột mỳ
– Cơm trắng, gạo lứt
–  Trái cây giàu tinh bột: táo, dưa lưới, dưa gang, …
– Rau củ: củ dền, khoai tây, khoai lang, ngô, …

Hấp thu đường đa là cách giúp phân giải đường đơn một cách từ từ, không làm tăng đột ngột hàm lượng đương trong máu sau ăn, và cũng đảm bảo để xa bữa ăn không tụt đường huyết.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng việc hấp thu đường đa cũng cần được kiểm soát ở người mắc bệnh tiểu đường, không đưa ồ ạt một lượng lớn, cần chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo duy trì cân bằng hàm lượng đường trong máu.

5. Tổng kết: Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng hay không? 

Trả lời: 
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn cơm trắng, đây là loại tinh bột giúp phân giải đường chậm, không gây tăng đột ngột đường trong máu.
Tuy nhiên, cần kiểm soát số lượng cơm đưa vào cơ thể phụ thuộc chiều cao, cân nặng, sức lao động và nhu cầu dinh dưỡng của từng người, có thể là 1 bát/ 2 bát cơm trắng.
Cần đảm bảo phân phối thành 3 bữa chính và nhiều bữa phụ để đưa lượng đường trong máu không tăng quá mức sau ăn, nhưng cũng không thiếu hụt nặng khi xa bữa ăn. Tối thiểu ngày nên bổ sung 2 bữa phụ.
]]>
https://duocsiviet.com/nguoi-tieu-duong-co-nen-an-com-trang-314/feed/ 0