Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Fri, 18 Jul 2025 07:52:35 +0000 vi hourly 1 Tại sao bạn thường xuyên “chóng mặt”? https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-thuong-xuyen-chong-mat-2420/ https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-thuong-xuyen-chong-mat-2420/#respond Fri, 18 Jul 2025 07:52:35 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2420 Lo lắng vì chóng mặt thường xuyên? Bài viết này giải mã các nguyên nhân phổ biến, từ những yếu tố đơn giản đến dấu hiệu sức khỏe cần chú ý, giúp bạn hiểu rõ và đưa ra quyết định đúng đắn.

Tại sao bạn thường xuyên “chóng mặt”?

1. Định nghĩa “chóng mặt” là gì?

Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến, một hội chứng hoặc một bệnh lý trong cơ thể chúng ta.

Chóng mặt là một triệu chứng chủ quan và khó xác định. Chính vì thế, chúng ta có thể bị nhầm lẫn giữa chóng mặt thật sự và choáng váng. 

Chóng mặt thật sự xuất phát từ rối loạn hệ tiền đình. Chóng mặt là ảo giác chuyển động của người hoặc vật xung quanh, ảo giác này thường là xoay tròn, cũng có thể là chuyển động thẳng hoặc cảm giác nghiêng ngả.

Choáng váng hay chóng mặt không do tiền đình là cảm giác lâng lâng, nhẹ đầu, xây xẩm, tối mắt, chao đảo và đứng không vững…nhưng KHÔNG có bất kỳ ảo giác chuyển động nào.

Tại sao bạn thường xuyên “chóng mặt”?

2. Triệu chứng của chóng mặt sẽ như thế nào?

Triệu chứng của chóng mặt rất đa dạng và thường được người bệnh mô tả theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cảm nhận, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Những người bị chóng mặt thường mô tả triệu chứng này bằng các cụm từ như:

  • Quay cuồng
  • Nghiêng ngả
  • Đung đưa
  • Mất thăng bằng
  • Tối sầm mắt

Những triệu chứng khác có thể đi kèm với chóng mặt bao gồm:

  • Cảm thấy buồn nôn
  • Hoa mắt
  • Ói mửa
  • Giật nhãn cầu, căng tức mắt
  • Đau đầu
  • Đổ mồ hôi
  • Ù tai, nghe tiếng ve kêu, gió thổi trong tai hoặc nghe kém

Tại sao bạn thường xuyên “chóng mặt”?

3. Nguyên nhân gây “chóng mặt”

Có nhiều nguyên nhân gây ra chóng mặt và gây ra nhiều mức độ khác nhau cho cơ thể. Việc xác định đúng nguyên nhân là bước quan trọng trong điều trị. 

Một số nhóm nguyên nhân chính gây chóng mặt:

3.1 Nguyên nhân liên quan đến tiền đình

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính do hạt sỏi tai di chuyển lạc chỗ vào các ống bán khuyên.

Viêm tiền đình, viêm thần kinh tiền đình.

Bệnh Meniere: bệnh rối loạn tai trong gây ra chóng mặt, đau đầu và suy giảm thính lực. 

U dây thần kinh thính giác số VIII,…

3.2 Nguyên nhân liên quan đến tuần hoàn máu và tim mạch 

Hạ huyết áp tư thế

Thiếu máu

Các bệnh tim mạch làm giảm lưu lượng máu lên não

Xơ vữa động mạch làm hẹp động mạch, máu kém lưu thông lên não

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua gây tắc nghẽn tạm thời hoặc vĩnh viễn mạch máu

Những nguyên nhân này khiến ảnh hưởng đến lượng máu lên não gây nên có thể gây nên chóng mặt

3.3 Nguyên nhân khác

Tác dụng phụ của thuốc: hạ huyết áp, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm,…

Rối loạn lo âu và căng thẳng

Đau nửa đầu sẽ đi kèm triệu chứng chóng mặt

Thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép các mạch máu hoặc dây thần kinh não, gây thiếu máu não tạm thời.

Tại sao bạn thường xuyên “chóng mặt”?

]]>
https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-thuong-xuyen-chong-mat-2420/feed/ 0
Tại sao bạn dễ say tàu xe ? Tổng quan thuốc chống say xe ! https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-de-say-tau-xe-tong-quan-thuoc-chong-say-xe-520/ https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-de-say-tau-xe-tong-quan-thuoc-chong-say-xe-520/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:57:26 +0000 https://duocsiviet.com/?p=520 Say tàu xe (motion sickness) là danh từ chỉ cảm giác hoa mắt, chóng mặt, lâng lâng và buồn nôn mỗi khi chúng ta di chuyển trên ô tô, máy bay, tàu hỏa hay các phương tiện công cộng khác. Vậy tại sao lại say tàu xe và nhóm thuốc nào sẽ giúp chống say tàu xe l

NỘI DUNG BÀI VIẾT 

1. Tiền đình kém là gì? Tại sao tiền đình kém dễ say tàu xe: 

Khi bạn đang trong một vật thể chuyển động lặp đi lặp lại liên tục như: đu quay, dập dềnh khi xe đi vào ổ gà, xe dừng đỗ vào bến và lại khởi hành liên tục, tàu thuyền dập dềnh lên xuống khi gặp sóng, lúc này bạn sẽ dễ gặp tình trạng say xe – Hay tổng quát hơn là: Say do chuyển động (Motion Sickness).
Căn nguyên của say tàu xe
Trong các cử động lặp đi lặp lại liên tục này, tín hiệu từ mắt và tai trong gửi về não không đồng nhất. Biến thiên cử động quá nhanh dẫn tới rối loạn tín hiệu gửi về não, não không xử lý kịp thông tin nhận về gây nên hiện tượng choáng váng, chóng mặt, nôn nao trong người.
Tiền đình (vestibule) là gì? Tại sao tiền đình kém dễ say tàu xe: 

Tai là cơ quan giúp cảm nhận âm thanh. Cấu tạo của tai gồm 3 phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong tai có các thụ cảm thể đặc biệt chuyển năng lượng của âm thanh thành các xung điện để truyền về khu thính giác trong não bộ.

Cảm giác thăng bằng của cơ thể được phụ trách bởi bộ máy tiền đình nằm ở khu vực tai trong. Khi di chuyển để giữ được thăng bằng tốt, cơ thể cần dẫn các tín hiệu vị trí, tư thế gửi tới tiền đình để chuyển đổi thành thông tin dưới dạng xung điện về não phân tích. Từ đó, não gửi về các kết quả thay đổi vận động cơ phù hợp đáp ứng trạng thái thăng bằng tốt cho cơ thể.

Tiền đình kém (rối loạn tiền đình) 

Tiền đình kém là tên dân giã của thuật ngữ Rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình vốn dĩ chỉ các triệu chứng gây ra do chức năng tiền đình rối loạn. Lúc này khả năng phân tích, đánh giá các cử động, chuyển động của cơ thể thiếu nhạy bén, chậm chạp, sai lệch dẫn đến cơ thể có khả năng thăng bằng kém, dễ choáng vàng, hay nôn nao, hoa mắt, ù tai, đi lảo đảo.
Người có tiền đình kém vốn dĩ khả năng chịu đựng với các dao động, di chuyển đi lại đã kém, khi đi tàu xe, rất dễ gặp tình trạng say xe (do di chuyển – motion sickness).

2. Các nhóm thuốc chống say tàu xe hiện nay: 

Hiện nay có 2 nhóm thuốc chính chống say tàu xe: 
– Thuốc kháng histamin: Hoạt chất: cyclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine, meclizine, promethazine, …
– Thuốc kháng cholinergic: miếng dán scopolamine.

2.1. Thuốc kháng histamin H1

Đây là các thuốc kháng histamin H1 thuộc thế hệ 1:

– Thuốc có khả năng đi qua hàng rào máu não tới gắn với các receptor tại hệ thần kinh trung ương.

– Thuốc đem lại các công dụng: Chống nôn, chống chóng mặt, an thần

– Tác dụng phụ: Gây cảm giác buồn ngủ, ngủ gật gù
– Lưu ý: Thời gian có hiệu lực ngắn, chỉ dùng giảm say xe trong thời gian ngắn

2.2. Thuốc kháng cholinergic

Cholinergic (hệ thần kinh thực vật thuộc nhóm Phó giao cảm) phụ trách dẫn truyền phản xạ thần kinh gửi về từ các tạng và mạch máu lên trung ương và trả về các kết quả đáp ứng.
Thuốc kháng cholinergic là các nhóm thuốc ức chế dẫn truyền acetylcholine và tiếp nhận thông tin dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh Phó Giao cảm.
***
– Các thuốc kháng Cholinergic: Promethazin, scopolamin giúp giảm buồn nôn, giảm cảm giác chóng mặt do giảm dẫn truyền cảm giác lên hệ thần kinh trung ương.
– Thông thường Scopolamin được bào chế dưới dạng viên dán – thời gian tác dụng kéo dài 72 h (tương đương 3 ngày) – phù hợp với di chuyển xa, lâu ngày.
– Lưu ý: Không lạm dụng, không dùng quá liều.

3. Các biện pháp giảm say tàu xe khác: 

– Đối với đi ô tô hoặc xe bus: Ngồi ở đầu xe – Nhằm hạn chế di chuyển dập dềnh lặp đi lặp lại.
– Đối với đi máy bay hoặc tàu hỏa: chọn vị trí ngồi ở kế bên cửa sổ.
– Nếu có thể, cố nằm xuống hoặc ngồi xuống, nhắm mắt, tập trung ngủ.
– Chỉ uống nước khi khát, không uống đồ uống có cồn, cafein, sữa, trà,…
– Không ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ trước khi lên xe
– Thư giãn, đánh lạc hướng cơ thể bằng nghe nhạc
– Sử dụng các viên ngậm có hương vị, ví dụ: kẹo gừng, kẹo bạc hà.
Chúc các bạn, các anh chị có những chuyến hành trình vui vẻ và không còn lo về vấn đề say xe khi hiểu và biết đúng những cách tránh say tàu xe vừa rồi.
Hotline: 024.6680.8686 hoặc 094.8816.027
]]>
https://duocsiviet.com/tai-sao-ban-de-say-tau-xe-tong-quan-thuoc-chong-say-xe-520/feed/ 0