Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Fri, 15 Mar 2024 10:31:39 +0000 vi hourly 1 Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt? https://duocsiviet.com/thieu-mau-la-gi-co-phai-cu-thieu-mau-se-bo-sung-sat-518/ https://duocsiviet.com/thieu-mau-la-gi-co-phai-cu-thieu-mau-se-bo-sung-sat-518/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:56:19 +0000 https://duocsiviet.com/?p=518 Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt? Gần đây có rất nhiều quan niệm sai lầm về thiếu máu và bổ sung sắt, bài viết sau đây sẽ đưa một góc nhìn tổng quan nhất về thiếu máu và trường hợp nào cần bổ sung sắt.

1. Thiếu máu là gì? 

Ghi chú: 

Red Blood Cell: Tế bào hồng cầu

White Blood Cell: Tế bào bạch cầu

Thiếu máu là gì? 

Thiếu máu là danh từ chỉ hậu quả giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu do giảm số lượng hồng cầu và/ hoặc số lượng hemoglobin trong máu.
Hồng cầu (red blood cell) là một loại tế bào máu có màu đỏ đặc trưng, đảm nhiệm vai trò vận chuyển oxy qua thành phần hemoglobin.

*** Ghi chú: Trong hồng cầu được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc hemoglobin tạo thành, Hemoglobin lại được gộp từ 2 thành phần chính: Nhân heme và chuỗi Globin. Globin là chuỗi acid amin đặc hiệu tạo nên bộ khung chính của hồng cầu, có 2 dạng chuỗi globin: chuỗi alpha và chuỗi beta. Nhân heme được tạo nên bởi vòng porphyrin và ion sắt II.

Hemoglobin (huyết sắc tố) gồm 2 thành phần chính: nhân hem và globin.
Nhân Hem tạo sắc tố màu đỏ gồm 4 vòng porphyrin và 1 ion Sắt (Fe2+) ở giữa.
Một hemoglobin có 4 nhân Hem, 4 chuỗi Globin (các chuỗi protein chia 2 loại: 2 chuỗi alpha, 2 chuỗi beta).
Hemoglobin là thành phần chính giúp hồng cầu vận chuyển oxy trong máu.

2. Phân loại thiếu máu: 

Tổng hợp các hình thức phân loại thiếu máu: 
– Phân loại theo kích thước hồng cầu
– Phân loại theo nguyên nhân thiếu máu
a) Phân loại thiếu máu theo kích thước của hồng cầu: 

Thiếu máu hồng cầu nhỏ: hồng cầu bị phồng 2 mặt dạng hình cầu, khó biến dạng khi đi qua vị trí mao mạch nhỏ, dễ vỡ, tan, do rối loạn gen di truyền cấu trúc màng.
Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, bầu dục: hồng cầu dễ vỡ do kích thước lớn, không thể đi qua vị trí mao mạch nhỏ.
Thiếu máu hồng cầu kích thước bình thường: bản thân các enzym bên trong hồng cầu: thiếu Glutathione, thiếu enzym G6PD (glucose 6 Phosphat dehydrogenase) – hồng cầu dễ bị tấn công bởi các chất oxy hóa cao trong máu, thiếu enzym PK (Pyruvat kinase) – thiếu năng lượng ATP cho tế bào hồng cầu.

 

*** Ghi chú: Để hấp thu glucose trong hồng cầu tạo năng lượng ATP cần có quá trình chuyển hóa của men G6PD. Phản ứng này đồng thời tạo NAPDH cho phép chuyển Glutathione từ dạng oxy hóa (GSSG) thành glutathione dạng khử (GSH), tăng khả năng bảo vệ hồng cầu trước các tác nhân oxy hóa mạnh. Khi thiếu enzym G6PD sẽ dẫn đến thiếu đi quá trình tái sản xuất Glutathione GSH.

Thiếu máu do sai khác trong tế bào hồng cầu: sai khác trong cấu trúc axit amin cấu thành nên chuỗi globin của hồng cầu:
+ Hồng cầu hình liềm,
+ Thalassemia: đột biến gen tổng hợp thiếu chuỗi globin – sai khác cấu trúc hồng cầu – vỡ hồng cầu. Có 2 loại Thalassemia: alpha và beta.

*** Ghi chú: Hồng cầu hình liềm – Tan máu Thalassemia là trạng thái cấu trúc hồng cầu thiếu đi các chuỗi globin dạng alpha hoặc beta trong cấu trúc. Mất đi cấu trúc cân bằng vốn có, hồng cầu chuyển sang hình dạng lưỡi liềm, dễ bị phá vỡ tạo tình trạng tan máu.

b) Phân loại thiếu máu do nguyên nhân: 
– Thiếu máu do thiếu nguyên liệu sản xuất hồng cầu: 
  • Thiếu sắt
  • Thiếu axit amin, protid
  • Thiếu vitamin (Vitamin C cần cho sự hấp thu sắt; vitamin B2, B6 tham gia tổng hợp Hb; vitamin B12 và acid folic tham gia tổng hợp acid nucleic.)
– Thiếu máu do suy giảm chức năng tủy xương: 
  • Thường gặp trong trường hợp cốt hóa tủy xương, suy tủy do ngộ độc hóa chất
  • Thiếu erythroporietin, hormon sản sinh hồng cầu.
– Thiếu máu do mất máu: 
  • Chấn thương
  • Sau phẫu thuật
  • Sau sinh nở
  • Sau chu kỳ kinh nguyệt kéo dài,
– Thiếu máu do tan máu:
  •  Do truyền nhầm nhóm máu, do không tương thích nhóm máu mẹ và nhóm máu thai nhi, …
  • Do hóa chất, thuốc : như nhóm thuốc chứa phenol, chì, asen, quinin, sulfamid, nấm độc, nọc rắn.
  • Do ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn:liên cầu, tụ cầu, phế cầu, virus
  • Do va chạm vật lý: chấn thương, sau bỏng nặng.

3. Khi nào thiếu máu cần bổ sung sắt? 

Chúng ta lưu ý rằng, bất kể kết luận thiếu máu nào sẽ chỉ được bổ sung sắt khi các xét nghiệm sinh hóa cho thấy hàm lượng sắt trong máu giảm, hay còn được gọi là: Thiếu máu do thiếu sắt.
Không tùy tiện bổ sung sắt khi nghi ngờ thiếu máu nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân.
Chỉ bổ sung sắt khi thiếu máu do thiếu sắt. Kết quả hóa sinh có nồng độ sắt suy giảm kèm với nồng độ hồng cầu hoặc hemoglobin giảm.
Các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt : – Nên bổ sung sắt. 
Hơn 30-40 % phụ nữ trong thời gian mang thai gặp tình trạng thiếu sắt. Và đa phần 50% trẻ trong độ tuổi vị thành niên Việt Nam cũng thiếu sắt.
  1.  Nhóm đối tượng thiếu sắt từ chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: trẻ em biếng ăn, người ăn kiêng, người ăn chay,
  2.  Nhóm đối tượng thiếu sắt do giảm hấp thu: người già hấp thu kém, người phẫu thuật và cắt bỏ dạ dày, người cắt một phần ruột, người vừa ăn vừa hấp thụ: trà (tanin).
  3.  Nhóm đối tượng nhu cầu sắt tăng cao do tăng nhu cầu vận chuyển oxy và hình thành tế bào mới: phụ nữ mang thai, người đang trong giai đoạn phát triển, người sau chấn thương cần hồi phục, phụ nữ tiền mãn kinh
  4. Nhóm đối tượng mất máu cấp và mãn tính (giun, trĩ, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết sinh dục, chảy máu cam thường xuyên, …)

—-
SẢN PHẨM THAM KHẢO: FERROLA – SẮT VIÊN BAO TAN TRONG RUỘT TỪ ĐỨC.

Ferrola bổ sung sắt và axit Folic cho cơ thể, nhập khẩu chính hãng từ Đức. 

* Viên bao tan trong ruột, công thức tối ưu giúp phân ly tối đa ion sắt hấp thu vào ruột (bao tan trong ruột bảo vệ sắt, bổ sung kèm Vitamin C tăng tính tan và khả năng phân ly).

* Ferrola bổ sung 0,8 mg acid Folic, giúp đưa hàm lượng cao đảm bảo khả năng tối ưu nhu cầu folic trong giai đoạn cần tăng trưởng số lượng tế bào mới.

* Sản phẩm viên nhỏ, dễ uống, không có vị tanh của sắt, phù hợp với mọi đối tượng: người trưởng thành và trẻ nhỏ.

* Hạn chế tối đa tác dụng phụ khi bổ sung sắt (Giảm kích ứng tiêu hóa, giảm cảm giác nóng rát dạ dày, giảm táo bón khi sử dụng),

Hotline: 024.6680.8686.

]]>
https://duocsiviet.com/thieu-mau-la-gi-co-phai-cu-thieu-mau-se-bo-sung-sat-518/feed/ 0
Sắt được hấp thu trong cơ thể như thế nào? Vai trò của sắt https://duocsiviet.com/sat-duoc-hap-thu-trong-co-the-nhu-the-nao-vai-tro-cua-sat-514/ https://duocsiviet.com/sat-duoc-hap-thu-trong-co-the-nhu-the-nao-vai-tro-cua-sat-514/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:54:00 +0000 https://duocsiviet.com/?p=514 Sắt được hấp thu trong cơ thể như thế nào? Vai trò của sắt trong cơ thể là gì, hãy cùng team DSV tìm hiểu chi tiết dược động học và dược lực học của sắt các bạn nhé.

Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

Có mấy loại chế phẩm bổ sung sắt: Sắt II, Sắt III, Sắt hữu cơ là gì? 

Sắt là một nguyên tố thiết yếu trong các quá trình trao đổi chất khác nhau, bao gồm: tổng hợp DNA, chuỗi vận chuyển điện tử tạo năng lượng, cũng như hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy.

Sắt được bài tiết qua: kinh nguyệt, rụng tóc, bong da chết, mất mồ hôi, bong tế bào ruột.

I. Sắt được phân bố trong cơ thể người như thế nào: 

* Trong cơ thể người, sắt tồn tại chủ yếu tại hồng cầu dưới dạng hợp chất heme, 1 loại huyết sắt tố.

* Ngoài ra, sắt còn được dự trữ dưới dạng ferritin và hemosiderin tại gan, thận.

* Trong tế bào cơ, sắt tồn tại dưới dạng myoglobin.

* Sắt còn được tìm thấy dưới dạng liên kết với protein dưới dạng hemoprotein và các enzym tham gia vào phản ứng oxy hóa khử (như cytochrom và catalase).

* Ngoài ra, 2,2 % sắt trong cơ thể được tồn tại trong các nhóm hợp chất không bền, nhóm sắt phản ứng.

II. Phân loại sắt.

Trong chế độ ăn uống có 2 loại sắt chính: Sắt heme và sắt không heme.

– Sắt heme – Hay còn được gọi với cái tên: Sắt hữu cơ – Là loại sắt có nguồn gốc từ huyết sắc tố, myoglobin từ các nguồn động vật (thịt, hải sản, gia cầm), đây là loại sắt có khả năng hấp thu từ 15-35% và đóng góp hơn 10% tổng lượng sắt hấp thụ vào cơ thể.

– Sắt không heme – có nguồn gốc từ thực vật và các sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường sắt. Loại này gồm các chế phẩm vô cơ bổ sung sắt dưới dạng muối: carbonat, phosphat, hydroxyd, sau khi hòa tan, sắt sẽ được phân ly thành các ion Fe (II) hoặc Sắt (III) dễ tan trong nước.

  • Ngoài ra còn một loại Sắt liên kết với các phân tử đường: Sắt polymaltose, Sắt Gluconate

Mặc dù bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng khả năng hấp thu sắt của cơ thể tương đối thấp, tương đương xấp xỉ 10%, có nghĩa: Khi chúng ta bổ sung 10 mg ăn hoặc uống, cơ thể chỉ hấp thu 1 mg sắt vào lòng ruột.

Một lý do khác khiến quá trình hấp thu sắt bị ảnh hưởng, khi các chế phẩm sắt tiếp xúc với oxy, gặp quá trình oxy hóa, tạo thành các oxit sắt không hòa tan, không có khả năng hấp thu qua ruột.

III. Cách sắt được hấp thu trong cơ thể: 

 

Các chế phẩm sắt khi được bổ sung sẽ hòa tan, phân ly trong nước tạo thành các ion Fe (II)+ và Fe (III)+. Chỉ khi các muối sắt được hòa tan và phân ly thành ion, lúc đó sắt mới được hấp thu.

Hấp thu Sắt Non Heme

Theo các nghiên cứu, môi trường acid giúp quá trình hòa tan và phân ly muối sắt diễn ra nhanh, toàn diện hơn. Chính vì vậy, rất nhiều chế phẩm sắt hiện nay bổ sung các thành phần có tính acid cao như vitamin C (axit Ascorbic) để tăng khả năng phân ly này.

Trên thành tế bào ruột của con người có gắn các loại enzym đặc hiệu (Cytocrom B), khi đó ion Fe (III)+ sẽ được khử thành Sắt (II)+, Chỉ khi sắt được chuyển thành dạng sắt II+, lúc này sắt mới được hấp thu vào lòng ruột qua kênh DMT- 1 để đi vào máu.

Hấp thu sắt heme 

Sắt Heme được hấp thu trực tiếp qua thành ruột non dưới kênh Heme Transproter. Vào đến thành ruột, Sắt Heme được oxy hóa dưới enzym Heme oxydase giải phóng nguyên tố Sắt vào trong máu.

Khi đã vào bên trong tế bào ruột, sắt được lưu trữ dưới dạng Ferritin hoặc vận chuyển qua màng đáy, vào vòng tuần hoàn. Sắt để vận chuyển trong máu cần gắn với Tranferin.

Ferritin là một loại protein hình cầu rỗng, bao gồm 24 tiểu đơn vị, có khả năng dự trữ và điều chỉnh, phân phối nồng độ sắt trong cơ thể. Bên trong Ferritin, sắt được lưu trữ dưới dạng Sắt III.

Để sắt xuyên qua được màng đáy của ruột cần đi qua một hệ thống protein có tên gọi Ferroportin. Kênh này là kênh duy nhất cho sắt thoát ra màng đáy của ruột, được điều chỉnh hoạt động bởi hormon Hepcidin do gan bài tiết ra. Khi cơ thể thiếu sắt, dự trữ sắt trong ferritin thấp, gan giảm bài tiết ra hormon Hepcidin, giảm quá trình hấp thu Sắt qua kênh Ferroportin.

Vai trò chính của Tranferine là chuyển ion sắt II thành sắt III để trở nên hòa tan hơn, ngăn chặn các phản ứng oxy hóa sắt trong cơ thể, tạo điều kiện vận chuyển sắt vào tế bào.

IV. Liều sắt cần bổ sung hàng ngày cho từng độ tuổi: 

Lượng sắt hấp thu vào mỗi ngày sẽ khác nhau với từng cá thể, đặc biệt phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, nhu cầu cá nhân.

Lượng sắt khuyến nghị được tính theo đơn vị mg. 

Những người ăn chay (không ăn thịt, gia cầm, hải sản) thường cần được bổ sung sắt hàm lượng gấp đôi so với hàm lượng khuyến cáo trung bình.

Ví dụ:

Với trẻ em đang trong giai đoạn trưởng thành: (Từ 14 -18 tuổi)

– Trẻ vị thành niên nam: nhu cầu 11 mg sắt hàng ngày, như vậy, với khả năng hấp thu từ 10-30% từ nguồn dinh dưỡng, mỗi ngày bé nam cần bổ sung: từ 40 – 110 mg sắt được bổ sung từ thức ăn hay từ chế độ dinh dưỡng.

– Với trẻ vị thành niên nữ đang trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu sắt hàng ngày là 15 mg, với khả năng hấp thu từ 10-30%, bé cần bổ sung từ thức ăn hoặc chế phẩm bổ sung từ 50 – 150 mg sắt.

*** Với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai:

– Nhu cầu sắt mỗi ngày là 27 mg. Như vậy cần bổ sung từ thực phẩm nguồn sắt tương ứng: từ 90 – 270 mg sắt mỗi ngày.

– Nhu cầu sắt của phụ nữ cho con bú: 10 mg. Như vậy nhu cầu sắt từ thực phẩm nên bổ sung từ 35 -100 mg mỗi ngày.

*** Với một người lớn khỏe mạnh bình thường,

– Nam giới cần: 8 mg sắt/ ngày. Tương đương nên hấp thu từ 27 – 80 mg / ngày từ thực phẩm.

– Nữ giới cần: 18 mg sắt/ ngày. Tương đương nên hấp thu từ thực phẩm: 60 -180 mg / sắt một ngày.

*** Các thực phẩm giàu sắt bao gồm: 

– Thịt nạc, hải sản, thịt gia cầm

– Ngũ cốc

– Các loại hạt và đậu

V. Đối tượng cần bổ sung sắt: 

Đối tượng bổ sung sắt có thể thuộc nhóm:

* Người có nhu cầu sắt tăng cao:

– Thiếu nữ, phụ nữ có kinh nguyệt nặng.

– Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì

– Phụ nữ mang thai

– Những người hiến máu thường xuyên

– Người bị ung thư

– Người rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém

– Người sau chấn thương, sau phẫu thuật, sau khi mất số lượng lớn máu.

Hậu quả khi quá tải sắt: 

Quá tải sắt có thể gây hại cho tim, gan, cơ quan nội tiết. Sắt dư thừa tạo thành các gốc hydroxyl tự do thông qua phản ứng Fenton gây tổn thương các mô qua phản ứng oxy hóa với lipid, protein và acid nucleic.

Bổ sung sắt liều cao, liên tục có thể gây tác dụng phụ:

– Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn nao,buồn nôn, nôn mửa

– Táo bón hoặc tiêu chảy

– Viêm loét dạ dày nếu bổ sung thời gian dài.

– Giảm hấp thu và thiếu hụt kẽm.

– Nếu bổ sung lượng sắt cực cao (hàng trăm hàng nghìn mg ) có thể gây suy nội tạng, hôn mê, co giật,, tử vong.

Xem thêm:

  1. Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt?
  2. Acid Folic là gì? Trường hợp nào nên bổ sung acid Folic
  3. Vai trò của bổ sung sắt cho mẹ bầu? Và dùng gì tốt nhất
  4. Ferrola – Viên bao tan trong ruột bổ sung sắt và axit Folic
  5. Santafer (Dung dịch Siro Sắt 50mg/ 5 ml) – Chai 150 ml
]]>
https://duocsiviet.com/sat-duoc-hap-thu-trong-co-the-nhu-the-nao-vai-tro-cua-sat-514/feed/ 0
Acid Folic là gì? Trường hợp nào nên bổ sung acid Folic https://duocsiviet.com/acid-folic-la-gi-truong-hop-nao-nen-bo-sung-acid-folic-512/ https://duocsiviet.com/acid-folic-la-gi-truong-hop-nao-nen-bo-sung-acid-folic-512/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:52:04 +0000 https://duocsiviet.com/?p=512 Acid Folic là gì? Trường hợp nào nên bổ sung acid Folic – Cùng tìm hiểu kỹ qua bài viết sau đây của team DSV.

Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây

Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 094.8816.027. 

Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây

1. Acid Folic là gì? 

Folate (hay còn được biết đến với tên gọi vitamin B9) là một nhóm các hợp chất tan trong nước, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp ADN).

Acid Folic là hợp chất tổng hợp của folate.

Folate sau một phán ứng sẽ được chuyển thành axit tetrahydrofolic, một hợp chất quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN tế bào và sự trưởng thành của hồng cầu.

Folat được dự trữ trong gan và thận với lượng rất nhỏ.

Hậu quả thiếu hụt Folate 

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Nguyên nhân thiếu Folate & nhóm người cần bổ sung acid Folic 

  • Người nghiện rượu mãn tính
  • Người rối loạn, kém hấp thu
  • Thiếu máu tan máu
  • Nhu cầu Folate tăng cao trong khi mang thai, sau chấn thương, phẫu thuật.

Folate giàu trong các nhóm thực phẩm: 

  • Rau xanh
  • Thịt, gan, trứng, sữa

2. Vai trò của acid Folic trong cơ thể 

Nồng độ folate là một trong những tiêu chí xem xét sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương.

Hình ảnh dị tật ống thần kinh ở thai nhi khi mẹ thiếu hụt acid Folic

Phụ nữ dự định mang thai nên sớm bổ sung acid Folic để tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi, ví dụ như: nứt đốt sống. Đặc biệt là giai đoạn tuần thứ 4 của thai kỳ, giai đoạn phát triển mạnh mẽ ống thần kinh. Ngoài ra, acid Folic được bổ sung đầy đủ còn được đánh giá giảm nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, acid Folic còn được chỉ định trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to do thiếu acid folic.

Một số công dụng khác còn được cân nhắc như: bảo vệ chống lại khối u viêm loét đại tràng, ngăn ngừa loạn sản cổ tử cung,…

Vai trò của Folate: Tác nhân Co – factor trong chu trình tổng hợp và sửa chữa ADN (Gen tế bào) 

3.  Hàm lượng acid Folic cần bổ sung: 

Ước tình hàm lượng trung bình và khuyến nghị cho nồng độ acid Foliccaafn bổ sung mỗi ngày theo độ tuổi

  • Bổ sung qua đường uống, hàm lượng khuyến cáo từ 400 mcg/ ngày.
  • Để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, tổ chức y tế khuyến cáo nên bổ sung từ 400 -800 mcg/ ngày. Tốt nhất nên bổ sung trước 6 tháng khi mang thai.
  • Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to và trường hợp cần chạy thận, nhu cầu bổ sung acid folic có thể từ 1 -5 mg acid folic/ngày.
  • Bệnh nhân ung thư được chỉ định Methotrexate cần được bổ sung acid Folic để giảm tác dụng phụ.
—–
SẢN PHẨM BỔ SUNG KẾT HỢP ACID FOLIC VÀ SẮT: 
FERROLA – Sắt viên bao tan trong ruột – Nhập khẩu từ Đức

Thành phần hoạt chất chính bao gồm:  

* 114 mg Sắt (II) sulfat – Tương đương 37 mg Sắt)

* 0,8 mg acid Folic.

Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu tại Đức

Sản phẩm Ferrola phù hợp cho những người có nhu cầu bổ sung sắt và acid folic để: 

Các đối tượng cụ thể có thể dùng như: 

  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người mắc rong kinh, mất máu nhiều do kinh nguyệt – Có thể hỗ trợ sau các đợt kinh nguyệt
  • Người suy dinh dưỡng có chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt và acid folic
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật
  • Trẻ em đang trong thời kỳ phát triển,…

Xem thêm:

  1. Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt?
  2. Sắt được hấp thu trong cơ thể như thế nào? Vai trò của sắt
  3. Vai trò của bổ sung sắt cho mẹ bầu? Và dùng gì tốt nhất
  4. Ferrola – Viên bao tan trong ruột bổ sung sắt và axit Folic
  5. Santafer (Dung dịch Siro Sắt 50mg/ 5 ml) – Chai 150 ml
]]>
https://duocsiviet.com/acid-folic-la-gi-truong-hop-nao-nen-bo-sung-acid-folic-512/feed/ 0
Santafer (Dung dịch Siro Sắt 50mg/ 5 ml) – Chai 150 ml https://duocsiviet.com/santafer-dung-dich-siro-sat-50mg-5-ml-chai-150-ml-461/ https://duocsiviet.com/santafer-dung-dich-siro-sat-50mg-5-ml-chai-150-ml-461/#respond Thu, 29 Jun 2023 02:41:54 +0000 https://duocsiviet.com/?p=461 Santafer là dung dịch Siro bổ sung sắt vị thơm ngon với hàm lượng 50mg/ 5 ml. Hộp được đóng chai 150 ml và nhập khẩu chính hãng từ Thổ Nhỹ Kỳ. Đây là thông tin chính hãng về sản phẩm Santafer.

***
Tham gia ngay FanPage của Dược Sĩ Việt: Tại đây để nhận nhiều thông tin khoa học mỗi ngày. 
***
Liên hệ về Hotline: 02466808686 để được tư vấn về sản phẩm Santafer chính hãng. 
*** 

1. Thành phần của sản phẩm Santafer: 

Dung dịch Siro sắt Santafer có hàm lượng 50mg/ 5ml. Trong đó, cụ thể với 5 ml dung dịch có chứa các hoạt chất bao gồm:
  • Thành phần chính: Sắt (III) Hydroxide Polymaltose complex ~ Tương đương với 50 mg Sắt nguyên tố. (Phức hợp sắt
  • Tá dược bao gồm: Sucrose, Sorbitol, Methyl Paraben, Propyl Paraben, cream essence, nước khử ion.

2. Chỉ định của sản phẩm Santafer: 

Santafer bổ sung nguồn sắt cho tất các các trường hợp có nhu cầu muốn phòng và điều trị thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt.

Đặc biệt, Santafer là lựa chọn tối ưu bổ sung sắt cho phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh nếu thiếu sắt.

****

Đối tượng sử dụng sản phẩm Santafer: 

– Trẻ em, trẻ sinh non thiếu sắt

– Trẻ đang trong độ tuổi phát triển cần nguồn sắt cao

– Phụ nữ trước và sau kinh nguyệt, rong kinh có tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

– Người ăn chay trường thiếu sắt nguyên tố từ nhân Heme

– Bệnh nhân sau phẫu thuật, sau xuất huyết nặng.

– Người có nhu cầu sắt tăng cao:

+ Phụ nữ mang thai

+ Phụ nữ cho con bú

+ Vận động viên hoạt động cường độ cao

– …

3. Liều dùng sản phẩm Santafer cho từng đối tượng: 

Với trẻ nhỏ: nên dùng 1 thìa 5ml. Dùng từ 1 – 2 lần/ ngày

Với người lớn: Dùng 1 thìa 5 ml. Dùng từ 2-3 lần/ ngày.

4. Những lưu ý quan trọng về cách dùng sản phẩm Santafer: 

Nên dùng sản phẩm Santafer trong hoặc sau bữa ăn.
Lưu ý:
– Có thể dùng siro Santafer với nước ép rau củ và nước ép trái cây.
– Tuyệt đối không dùng chung Santafer với sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
– Sau khi triệu chứng thiếu sắt biến mất, nên sử dụng thuốc thêm ít nhất 1 tháng nữa. (Khuyến cáo của nhà sản xuất).

5. Chống chỉ định – Các trường không nên dùng Santafer

– Đọc kỹ thành phần của thuốc Santafer trước khi sử dụng. Không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm vơi bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Không sử dụng Santafer cho các bệnh nhân thừa sắt: Bệnh nhân được chẩn đoán:
  • Bệnh mô nhiễm sắt
  • Nhiễm Hemosiderin (bệnh nhân chuyển hóa và dự trữ sắt bất thường trong cơ thể)
  • Thiếu máu tan máu bẩm sinh.
  • ….

6. Những thông tin cảnh báo và cần thận trọng: 

Những bệnh nhân loét dạ dày tá tràng cần thận trọng khi sử dụng Santafer. (Khó phát hiện vết loét)

Thanahj trọng: Bệnh nhân có thể bị u phụ thuộc folat.

Lưu ý:

Bệnh nhân bổ sung sắt có thể gặp hiện tượng đi ngoài phân màu đen.

Tình trạng phân đen này dễ nhầm lẫn với xuất huyết nội tạng (chảy máu nội tạng). Cần thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn cảm thấy có các triệu chứng xuất huyết (đau thắt, đau rát, ngất, choáng váng, …)

7. Lưu ý khi sử dụng Santafer cho phụ nữ có thai và cho con bú: 

Đối với trường hợp Phụ nữ có thai:

Nên tránh dùng thuốc trong quý đầu thai kỳ.

Chỉ sử dụng thuốc theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ.

Chỉ sử dụng sản phẩm sắt Santafer nếu có các bằng chứng chứng minh thiếu sắt trong những quý đầu của thai kỳ.

Dùng an toàn cho phụ nữ có thai, cho con bú khi có bằng chứng cho thấy bị thiếu máu do thiếu sắt và axit folic.

8. Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Santafer thường xảy ra trên dạ dày, tá tràng:

– Gây táo bón

– Nôn mửa

– Buồn nôn

– Đau dạ dày

– Chuột rút

*** Ngoài ra, một số phản ứng quá mẫn có thể xảy ra với người có cơ địa cực kỳ nhạy cảm: mẩn ngứa, ban đỏ, …

9. Sử dụng Santafer quá liều thì sao? 

Sản phẩm santafer cần tránh xa khỏi tầm tay trẻ em vì vị thơm ngon, hấp dẫn. Cha mẹ cần bảo quản thuốc tại tủ thuốc, không để trẻ tùy tiện uống quá với mức liều cho phép.

Khi xảy ra tình trạng quá liều sắt, một số phản ứng có thể xảy ra: nôn mửa, choáng vàng, … Bệnh nhân cần được điều trị kịp thời, đưa tới các cơ sở y tế gần nhất: tiêm desferrioxamin mesylate, tiếp đến cần rửa ruột, đồng thời có thể cho bệnh nhân uống sữa và/ hoặc bổ sung sodium bicarbonate.

10. Dạng bào chế sản phẩm Santafer:

Đóng lọ 150 ml dạng Siro.

11. Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

12. Sản xuất bởi: Santa farrma ILac Sanay II A.S., Turkey.

—–

Nguồn tham khảo: 

Sắt và vai trò của sắt trong cơ thể – Pubmed.

—-

Xem thêm: 

1. Ecomer – Dầu gan cá mập – Tinh hoa lưu truyền ngàn đời cho hệ miễn dịch 

2. Gelbra – Rabeprazole – Giải pháp cho bệnh lý dạ dày

3. Ziaja – Bộ đôi sữa tắm gội & Kem dưỡng ẩm cho Viêm da cơ địa 

Miễn trừ trách nhiệm:

Mọi thông tin được tham khảo và tổng kết từ đội ngũ team DSV chỉ mang tính chất tham khảo. Liên hệ với chuyên gia y tế để nhận được những tư vấn chi tiết.

—-

— Bản quyền nội dung thuộc về DSV. Nghiêm cấm mọi hành vi copy không ghi nguồn.

Hotline: 0948816027/ 02466808686.

Website: https://duocsiviet.com/

Xem thêm:

  1. Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt?
  2. Acid Folic là gì? Trường hợp nào nên bổ sung acid Folic
  3. Vai trò của bổ sung sắt cho mẹ bầu? Và dùng gì tốt nhất
  4. Ferrola – Viên bao tan trong ruột bổ sung sắt và axit Folic
]]>
https://duocsiviet.com/santafer-dung-dich-siro-sat-50mg-5-ml-chai-150-ml-461/feed/ 0