Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Tue, 17 Oct 2023 01:37:18 +0000 vi hourly 1 Sốt xuất huyết nên ăn gì và tránh ăn gì? https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-nen-an-gi-va-tranh-an-gi-1339/ https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-nen-an-gi-va-tranh-an-gi-1339/#respond Wed, 27 Sep 2023 07:16:20 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1339 Sau đây là một bài viết tổng quan ngắn gọn những lưu ý về chuẩn bị món ăn cho người sốt xuất huyết. Kể cả bạn đang điều trị trong viện hay tự điều trị tại nhà, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của người sốt xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên ăn thức ăn màu tối, sẫm màu

1. Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên tránh ăn:

  • Thức ăn màu tối, sẫm màu (Có màu đỏ/ nâu)

Trong quá trình mắc sốt xuất huyết, nhất là thời điểm từ ngày thứ 3 trở đi, khi tiểu cầu giảm mạnh, cơ thể có thể gặp xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng. Đặc biệt nguy hiểm nếu có chảy máu lòng ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, xuất huyết niêm mạc ruột.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa rất dễ quan sát: phân màu sẫm đen, có mùi hơi tanh (do sự phân hủy của huyết sắc tố – hồng cầu).

Khi ăn thức ăn có màu tối, sẫm màu cũng khiến màu phân trở nên sẫm màu theo. Lúc này sẽ khó theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa khi mắc sốt xuất huyết, nhất là giai đoạn giảm tiểu cầu mạnh (Từ ngày thứ 3 trở đi)

Các món ăn màu tối, sẫm màu nên tránh: socola, thanh long đỏ, dưa hấu, nước trái cây màu đỏ, các loại hoa quả có màu đỏ hoặc sẫm màu.

  • Cafe, trà: thức uống lợi tiểu:

Mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân sốt xuất huyết là tình trạng thoát dịch ra khỏi lòng mạch, giảm thể tích tuần hoàn, giảm vận mạch, mất nước, mất điện giải.

Các thức uống có tính lợi tiểu như: cafe, trà làm tăng tỷ lệ tần suất đi tiểu tiện của bệnh nhân, tắc tốc độ lọc tại cầu thận, tăng nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn trầm trọng hơn.

  • Đồ ăn cứng:

Đồ ăn cứng dễ gây chảy máu chân răng

Trong giai đoạn hạ tiểu cầu, bệnh nhân sốt xuất huyết cần hạn chế tuyệt đối các nhóm thức ăn cứng. Việc không kiêng ăn đồ cứng trong giai đoạn này có thể dẫn đến: tăng ma sát giữa thức ăn với niêm mạc răng, tăng ma sát với niêm mạc dạ dày, kích ứng niêm mạc tiêu hóa, xước chảy máu chân răng, chảy máu dạ dày.

Một số loại đồ ăn cứng cần lưu ý khi mắc sốt xuất huyết:

– Với người sốt xuất huyết, các món ăn bình thường như: cơm, thịt, rau, lạc thậm chí mỳ cũng dễ gây viêm, chầy xước chân răng. Hạn chế tối đa nguy cơ ma sát lên niêm mạc ruột và dạ dày bằng các nhóm thức ăn mềm.

  • Đồ ăn cay

Từ ngày thứ 3, người bệnh dễ xuất huyết tiêu hóa

Thức ăn cay, nóng tuy không gây ma sát tới hệ thống niêm mạc, nhưng những món ăn này có khả năng gây kích ứng rất mạnh với niêm mạc dạ dày. Thậm chí có nhiều trường hợp viêm, loét dạ dày, chảy máu dạ dày do ăn thức ăn quá cay nóng khi mắc sốt xuất huyết.

  • Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán sẵn, đồ đóng hộp) có khả năng gây đầy chướng bụng, nặng bụng và mệt mỏi cho người bệnh.

2. Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin C

cam

Vitamin C rất nổi tiếng với khả năng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tham gia vào chức năng chống gốc tự do. Với người bệnh sốt xuất huyết, cả người đau nhức kiệt sức rất cần được bổ sung một nguồn vitamin C dồi dào từ hoa quả tươi để nâng cao khả năng miễn dịch và phục hồi.

Tham khảo các loại hoa quả giàu vitamin C: cam, ổi, kiwi, dứa

kiwi

  • Thực phẩm giàu sắt

Trong diễn tiến bệnh lý sốt xuất huyết, từ ngày thứ 3-4 trở đi, khi tiểu cầu giảm thấp cũng là thời gian dễ gặp xuất huyết nhất. Xuất huyết đồng nghĩa với việc mất máu và giảm hồng cầu. Bổ sung thực phẩm giàu sắt rất tốt cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục.

Tham khảo các loại thực phẩm giàu sắt: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, bí ngô, trai, sò, ốc.

  • Thực phẩm bổ sung vitamin K

bơ

Vitamin K cũng là thành phần thiết yếu kích hoạt quá trình đông máu, tránh mất máu trong giai đoạn hạ tiểu cầu.

Các loại thực phẩm giàu vitamin K: các loại rau họ cải: cải bó xôi, cải xoăn, cải bắp, quả bơ, đậu nành,

  • Thực phẩm mềm, giàu calo

Các loại cháo, soup xay nhuyễn kết hợp đủ thành phần tinh bột, rau xanh, các loại đạm từ thịt giàu sắt. Hạn chế ma sát trong quá trình ăn uống.


Hotline hỗ trợ tư vấn: 024.6680.8686

Tham gia cập nhật tin tức trên hệ thống Fanpage: Dược Sĩ Việt.  

Xem thêm:

  1. Sốt xuất huyết có lây không? – Nguy hiểm nào đang chờ
  2. Sốt xuất huyết: Tại sao sau ngày thứ 3 tiểu cầu giảm mạnh?
]]>
https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-nen-an-gi-va-tranh-an-gi-1339/feed/ 0
Sốt xuất huyết: Tại sao sau ngày thứ 3 tiểu cầu giảm mạnh? https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-tai-sao-sau-ngay-thu-3-tieu-cau-giam-manh-1181/ https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-tai-sao-sau-ngay-thu-3-tieu-cau-giam-manh-1181/#respond Thu, 10 Aug 2023 08:20:51 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1181 Tại sao sau ngày thứ 3, bệnh nhân sốt xuất huyết thường giảm mạnh tiểu cầu? Nguy hiểm nào tiềm ẩn nếu như tiểu cầu giảm sâu không kiểm soát?

Tại sao sốt xuất huyết sau ngày thứ 3 tiểu cầu giảm mạnh

1. Các giai đoạn của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn:

  • Thời gian ủ bệnh trước khi sốt là từ 3-7 ngày, thậm chí là 14 ngày từ khi bạn bị lây virus từ muỗi

Giai đoạn 1: Sốt cao (Kéo dài 2-3 ngày)

Sốt-xuất-huyết

Bệnh nhân đột ngột sốt cao liên tục từ 39 -40 độ. Khi sử dụng thuốc hạ sốt giảm nhẹ, sau thời gian hiệu lực thuốc lại sốt cao trở lại.

Dấu hiệu đặc trưng đi kèm: Bệnh nhân mệt mỏi, rũ rượi, đau cơ, chán ăn, tiêu chảy, đau đầu dữ dội.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm nhất: (từ ngày thứ 3 – 6)

Sốt bắt đầu giảm, từ 37,5 -38 độ. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn nguy hiểm nhất vì tiểu cầu giảm mạnh, hematocrit tăng cao, thoát dịch ra ngoài lòng mạch, máu cô đặc, dễ gặp tràn dịch màng phổi, màng bụng, nặng hơn có thể gặp xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu răng, xuất huyết tiết niệu, đi tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, …)

Giai đoạn này cần đảm bảo bù đủ nước, hạn chế vận động mạnh, theo dõi tiểu cầu sát sao.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục (1-2 ngày) bệnh nhân thèm ăn và đi tiểu nhiều lần.

2. Tại sao sau ngày thứ 3, bệnh nhân sốt xuất huyết giảm mạnh tiểu cầu?

hồng-cầu,-tiểu-cầu

Đến ngày sốt thứ 3, tải lượng virus lúc này đã giảm dần, tuy nhiên vì hoạt động của hệ miễn dịch mạnh mẽ chống trọi lại virus Dengue dẫn đến một số hậu quả sau:

  • Chính virus Dengue trong máu đã tấn công và phá hủy tiểu cầu
  • Hệ miễn dịch hoạt động (tế bào bạch cầu) tấn công và phá hủy tiểu cầu
  • Tiểu cầu kết tập vào nội mô thành mạch, giảm hiệu quả hoạt động.
  • Tủy xương bị ức chế hoạt động, giảm sản sinh tiểu cầu mới.

Thông thường trung bình tiểu cầu có đời sống từ 7-10 ngày. Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, nồng độ tiểu cầu sụt giảm mạnh nhưng sau 7 ngày mắc bệnh, đến giai đoạn hồi phục số lượng tiểu cầu tăng nhanh trở lại.

3. Giảm tiểu cầu bao nhiêu là nguy hiểm & nguy hiểm như thế nào?

Trong công thức máu bình thường, chỉ số tiểu cầu từ 150 – 400 G/l.

Tiểu cầu được đánh giá giảm nếu nồng độ giảm dưới 150 G/l trong công thức máu của bệnh nhân.

Mức tiểu cầu nguy hiểm: dưới 50 G/l

Mức tiểu cầu cực kỳ nguy hiểm: 10-20 G/l

Chưa có một con số chính xác mức tiểu cầu thấp đến mức độ nào sẽ được ra quyết định truyền tiểu cầu. Tuy nhiên, tùy theo kinh nghiệm của bác sĩ, mức tiểu cầu cần trên mức 50 G/l để đảm bảo không rối loạn hoạt động đông máu.

4. Cần làm gì khi hạ tiểu cầu?

  1. Theo dõi sát sao từng ngày thông số tiểu cầu
  2. Hạn chế vận động và đi lại khi hạ tiểu cầu
  3. Không ăn thức ăn có màu đỏ tươi hoặc sẫm màu (tránh gây hiểu lầm xuất huyết tiêu hóa)
  4. Hạn chế chấn thương trong quá trình hạ tiểu cầu
  5. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có xuất huyết nặng dưới da, chảy máu chân răng, rong kinh, xuất huyết tiết niệu. Nếu mất máu lớn cần được chỉ định truyền tiểu cầu, thậm chí là truyền khối máu.

Xem thêm:

  1. Sốt xuất huyết mắc rồi có mắc lại hay không?
  2. Sốt xuất huyết có lây không? – Nguy hiểm nào đang chờ
]]>
https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-tai-sao-sau-ngay-thu-3-tieu-cau-giam-manh-1181/feed/ 0
Sốt xuất huyết mắc rồi có mắc lại hay không? https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-mac-roi-co-mac-lai-1175/ https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-mac-roi-co-mac-lai-1175/#respond Thu, 10 Aug 2023 04:59:40 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1175 Cứ vào cao điểm mùa mưa là số ca sốt xuất huyết lại tăng lên chóng mặt. Tuy nhiên, có những người đã mắc sốt xuất huyết các năm trước rồi, liệu năm nay họ còn có nguy cơ tái mắc hay không?

Sốt-xuất-huyết-mắc-rồi-có-mắc-lại-không

Câu trả lời là: Có bị mắc lại. Tại sao lại như thế?

1. Có bao nhiêu type virus Dengue?

Sốt xuất huyết có thể gây ra do nhiều loại virus khác nhau (Virus Marbug, Virus Ebola, .. ). Tuy nhiên tại Việt Nam, phần lớn sốt xuất huyết gây ra bởi nhóm virus Dengue. Virus Dengue được tìm thấy trong huyết thanh có 4 nhóm chính: DEN – 1, DEN – 2, DEN – 3, DEN – 4.

Với mỗi tuýp virus khác nhau, cơ thể sẽ sinh 1 loại kháng thể tương ứng. Chính vì vậy, 4 nhóm virus sẽ có 4 nhóm kháng thể tương ứng với từng loại.

2. Người đã mắc sốt xuất huyết rồi, có bị mắc lại không?

Sốt-xuất-huyết

Người mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có nguy cơ tái mắc sốt xuất huyết!

Có những trường hợp các năm trước đã từng mắc sốt xuất huyết, cho đến mùa mưa năm nay họ lại tiếp tục mắc sốt xuất huyết. Tại sao lại như vậy?

Nếu lần này bạn nhiễm một loại virus Dengue khác với những năm trước bạn đã nhiễm, đương nhiên cơ thể vẫn chưa có kháng thể với loại virus Dengue mới. Bạn vẫn sẽ có những triệu chứng như mọi lần trước mắc: Sốt cao, hạ tiểu cầu, tăng hematocrit, mất nước, mệt mỏi, … Thậm chí bạn còn có nguy cơ mắc nặng hơn, triệu chứng ồ ạt, sốt cao hơn, mệt mỏi kiệt sức hơn những lần trước. Đã có rất nhiều ghi nhận, những bệnh nhân trước đó đã 3 lần sốt xuất huyết, năm nay họ lại tiếp tục mắc sốt xuất huyết.

Nếu bạn gặp lại nhóm virus mình đã từng mắc trước đó, cơ thể vẫn sẽ có phản ứng tiêu diệt virus Dengue. Nhưng các triệu chứng bạn gặp sẽ nhẹ hơn, dễ chịu và bớt nguy hiểm hơn.

Việc lưu hành nhiều loại virus Dengue tại Việt Nam, chúng ta vẫn không thể biết chắc chắn mình đã và đang mắc loại virus nào, nguy cơ tái mắc vẫn là rất cao.

3. Người tái mắc sốt xuất huyết cần lưu ý điều gì?

Người tái mắc sốt xuất huyết cần đặc biệt lưu ý:

  1. Tuyệt đối không chủ quan khi nghĩ rằng mình đã mắc trước đó.
  2. Chú ý quan sát các triệu chứng để xử lý thời: nhiệt độ sốt, mức độ mệt và mất nước
  3. Không đi lại nhiều, không làm việc nặng, không làm việc nhà trong thời gian hạ tiểu cầu
  4. Theo dõi thông số tiểu cầu đầy đặn và đảm bảo hệ số hematocrit không tăng quá lớn.
  5. Theo dõi diễn tiến sâu sắc từ ngày thứ 3 trở đi.
  6. Ăn uống đủ dưỡng chất để nâng cao chất lượng miễn dịch.
  7. Không ăn nhóm thức ăn màu đỏ, tránh nhầm lẫn xuất huyết tiêu hóa
  8. Theo dõi các vị trí có nguy cơ xuất huyết: tiêu hóa, khoa miệng, đường tiểu, xuất huyết nội tạng, xuất huyết dưới da, …

Xem thêm:

  1. Sốt xuất huyết có lây không? – Nguy hiểm nào đang chờ
  2. Sốt xuất huyết: Tại sao sau ngày thứ 3 tiểu cầu giảm mạnh?
]]>
https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-mac-roi-co-mac-lai-1175/feed/ 0
Sốt xuất huyết có lây không? – Nguy hiểm nào đang chờ https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-co-lay-khong-1171/ https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-co-lay-khong-1171/#respond Thu, 10 Aug 2023 03:57:03 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1171 Sốt xuất huyết có lây không? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người trong chúng ta. Vào cao điểm mùa mưa, số lượng người mắc sốt xuất huyết đang tăng không ngừng. Câu hỏi đặt ra, người chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết hoặc người tiếp xúc gần bệnh nhân có bị lây hay không?

Sốt-xuất-huyết-có-lây-không

Câu trả lời là: Có lây ! Vậy lây như thế nào?

1. Sốt xuất huyết lây bệnh gián tiếp qua vật chủ trung gian

Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính có khả năng bùng phát thành dịch. Khi mùa mưa đến cũng là thời điểm số ca bệnh sốt xuất huyết tăng lên nhanh chóng. Bởi lẽ, sốt xuất huyết không có khả năng lây trực tiếp, chỉ có khả năng truyền bệnh qua vật chủ trung gian là muỗi cái Aedes (muỗi vằn).

Điều gì sẽ xảy ra để hoàn thành 1 chu kỳ lây nhiễm?

chu-kỳ-sống-của-muỗi

  1. Để sinh sản và đẻ trứng, muỗi cần hút máu người để lấy dưỡng chất. Trong cộng đồng, nhiều người tuy khỏe mạnh nhưng mang virus mầm bệnh trong người. Vào mùa sinh sản, số lượng muỗi cái tăng đột biến, chúng tăng cường hút máu và vô tình hút máu của người chứa virus tiềm ẩn.
  2. Virus sốt xuất huyết được lưu truyền trong cơ thể muỗi cái (vật chủ trung gian). Muỗi tiếp tục quá trình hút máu người khác. Trong quá trình hút máu, virus Dengue được truyền lại từ cơ thể muỗi sang người mới.
  3. Virus xâm nhập hệ thống tuần hoàn của vật chủ mới. Sau khi xâm nhập, virus ủ bệnh trong 4-7 ngày, thậm chí 14 ngày để chiếm lĩnh tế bào vật chủ và nhân lên nhanh chóng.
  4. Chỉ khi số lượng virus đủ lớn, đủ tạo nên phản ứng báo động toàn cơ thể, cơ thể bệnh nhân bắt đầu cảm thấy: Đau người, mệt mỏi dữ dội, sốt cao liên tục.
  5. Muỗi tiếp tục đóng vai trò vật chủ trung gian hút máu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (khi nồng độ virus trong bệnh nhân đang rất cao) để tiếp tục chu trình lây nhiễm cho người mới.

Vậy quá trình lây nhiễm chỉ có thể xảy ra, nếu người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị muỗi đốt. Khu vực có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết, nguy cơ mắc sốt xuất huyết càng cao nếu bạn có nguy cơ bị muỗi đốt.

2. Sốt xuất huyết không lây bệnh trực tiếp qua hô hấp & giọt bắn

không-lây-qua-giọt-bắn

Những lo lắng lây bệnh sốt xuất huyết trực tiếp khi chăm sóc, tiếp xúc gần bệnh nhân là không hề có căn cứ. Tuy chúng ta có khả năng lây bệnh khi bị muỗi đốt. Nhưng virus sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp và giọt bắn. Chúng tồn tại trong tuần hoàn người mắc bệnh.

Chính vì vậy:

  • Ngồi gần hoặc nói chuyện cùng bệnh nhân sốt xuất huyết không có khả năng lây bệnh
  • Chạm vào da, hôn má người bệnh không có khả năng lây bệnh
  • Với phụ nữ cho con bú: Nếu mẹ mắc sốt xuất huyết con vẫn có thể bú mẹ bình thường.

3. Nếu bạn đang sống trong khu vực có dịch sốt xuất huyết, cần lưu ý gì?

mắc-màn

  • Loại bỏ các hồ chứa nước, các thau chứa nước thừa không sử dụng
  • Nên mặc quần áo dài tay khi bạn đang sống trong khu vực bùng phát dịch
  • Bôi thuốc tránh côn trùng đốt
  • Phun thuốc muỗi cho gia đình
  • Mắc màn khi đi ngủ
  • Ăn uống đủ dưỡng chất
  • Ngủ đủ giấc

Xem thêm:

  1. Sốt xuất huyết mắc rồi có mắc lại hay không?
  2. Sốt xuất huyết: Tại sao sau ngày thứ 3 tiểu cầu giảm mạnh?
]]>
https://duocsiviet.com/sot-xuat-huyet-co-lay-khong-1171/feed/ 0