Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Mon, 01 Apr 2024 09:17:57 +0000 vi hourly 1 Gout có khỏi hoàn toàn không? https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/ https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/#respond Wed, 27 Mar 2024 10:00:32 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1678 Nhiều bệnh nhân đã mắc Gout thường có câu hỏi đau đáu trong lòng: “Vậy Gout có khỏi hoàn toàn không? Có cách nào đễ chữa dứt điểm Gout hay không?” . Hãy tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau cùng team DSV.

1. Gout là bệnh lý mãn tính. Không khỏi hoàn toàn

Viêm khớp, sưng khớp

Gout sẽ không khỏi hoàn toàn !!! 

Mặc dù Gout không phải một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại đem đến cảm giác đau đớn âm ỉ khó tả. Đặc biệt, tỷ lệ mắc Gout đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Một tin khá buồn với những ai đã từng có một cơn Gout cấp, đây là bệnh mãn tính, không thể khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng của cơn Gout cấp có thể giảm nhanh từ 5-7 ngày nếu sử dụng thuốc đúng và hợp lý, Triệu chứng giảm, hết sưng viêm khớp, hết cảm giác đau không phải là dấu hiệu cho thấy gout đã khỏi hoàn toàn.

Cơn Gout cấp có thể tái phát bất kỳ thời gian nào nếu chúng ta không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu.

2. Hạn chế cơn Gout cấp tính nếu kiếm soát acid uric trong máu tốt

Lắng đọng acid uric

Bạn sẽ không bao giờ gặp lại các cơn Gout cấp nếu kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu. 

Nguyên tắc cơ bản nhất trong điều trị bệnh Gout và phòng ngừa các cơn cấp đó chính là: Kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

Để làm được điều này cần đa dạng biện pháp hỗ trợ:

  • Giảm nguồn acid uric mới vào cơ thể
  • Tăng khả năng loại trừ, đào thải acid uric.

3. Mục tiêu điều trị: hạn chế acid uric mới, giảm hấp thu thực phẩm giàu nhân Purin

Phương pháp đầu tiên trong nguyên tắc điều trị và phòng ngừa Gout: Hạn chế nguồn acid uric mới.

  • Giảm ăn các nhóm thực phẩm giàu nhân purin: các thực phẩm có nguồn đạm cao (thịt chó, thịt dê,thịt bò, thịt bê, hải sản, nội tạng động vật…)
  • Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp bệnh lý gây tăng cường hoại tử tế bào cũng làm tăng nồng độ acid uric trong máu: Ví dụ: thiếu máu do tan máu, tổn thương và hoại tử tế bào gan do nhiều nguyên nhân… Trong những trường hợp này, loại trừ được nguyên nhân sẽ giảm đi hậu quả tăng acid uric.

4. Cần tăng cường đào thải acid uric qua thận

Đào thải acid uric qua thận là cách duy nhất để giảm nồng độ cao acid uric trong máu. 
  • Cần uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc hạn chế đào thải acid uric: ví dụ như aspirin.
  • Một số loại thảo dược có khả năng tăng cường đào thải acid uric bao gồm: kim tiền thảo, thổ phục linh, râu mèo, lá tía tô, râu ngô, actiso… (giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric)
Đừng để cơn gout cấp hành hạ bạn, kiểm soát Gout từ ngay hôm nay
]]>
https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/feed/ 0
Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/ https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/#respond Tue, 06 Feb 2024 09:15:13 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1573 Bạn có tiền sử mắc cơn Gout cấp tính và đang tìm phương pháp duy trì ổn định nồng độ Acid uric trong máu nhằm dự phòng, ngăn chặn cơn Gout cấp, giảm nguy cơ tái phát. Đâu là lời khuyên tốt nhất cho nhu cầu dự phòng, duy trì ổn định nồng độ acid uric?

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

1. Nguyên tắc duy trì ổn định nồng độ acid uric máu:

  • Phương pháp 1: Giảm tổng hợp acid uric mới.
  • Phương pháp 2: Tăng chuyển hóa acid uric thành hoạt chất dễ đào thải.
  • Phương pháp 3: Tăng khả năng đào thải acid uric qua thận.
  • Phương pháp 4: Giảm nguồn acid uric vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

cơ chế thuốc hạ acid uric máu

 

2. Tổng quan các nhóm thuốc duy trì ổn định nồng độ acid uric máu:

2.1. Thuốc ức chế tổng hợp acid uric mới:

  • Cơ chế tác động: Ức chế enzyme Xanthine oxidase, ức chế quy trình tổng hợp acid uric. Qua đó giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.

Các thuốc nổi bật trong nhóm ức chế enzyme Xanthine oxidase: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm ức chế enzyme Xanthine oxidase

  1. Allopurinol
  2. Febuxostat
  3. Topiroxostat
  4. KUX1151, …

2.2. Thuốc tăng chuyển hóa acid uric thành hoạt chất dễ đào thải.

  • Cơ chế tác động: Tăng quá trình chuyển acid uric thành Allatonin. Được biết, Allatonin có tính tan tốt hơn, dễ dàng được đào thải, qua đó giảm nguy cơ lắng đọng gây bệnh gout.

Các thuốc nổi bật trong nhóm chuyển acid uric thành allatonin: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm chuyển acid uric thành allatonin

  1. Pegloticase
  2. SEL-212

2.3. Thuốc tăng đào thải acid uric.

  • Cơ chế tác động: Tăng tốc độ đào thải acid uric qua thận, giảm nồng độ acid uric trong máu.

Các thuốc nổi bật trong nhóm tăng đào thải acid uric: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm tăng đào thải acid uric

  1. Probenecid: Giảm tỷ lệ tái hấp thu acid uric trong ống thận, qua đó tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
  2. Benzbromarone
  3. Lesinurad, …

3. Lưu ý khi lựa chọn thuốc duy trì ổn định acid uric máu:

3.1. Allopurinol – Ức chế tổng hợp acid uric mới:

Chỉ định:

  • Giảm khả năng hình thành tinh thể urat/ acid uric trong viêm khớp do Gout, sỏi thận do lắng đọng urat, giảm lắng đọng urat sau điều trị hóa trị/ xạ trị trong bệnh ung thư bạch cầu, lympho, u ác tính.

Liều dùng: 

  • Gout mức độ nhẹ/ tăng acid uric mức độ nhẹ: 100 -200 mg/ lần/ ngày
  • Gout mức độ trung bình: 300 -600 mg/ ngày
  • Gout mức độ nặng: 700 -900 mg/ ngày

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Dùng sau ăn
  • Nên uống nhiều nước đảm bảo tăng tốc độ đào thảo, bài tiết acid uric qua đường tiểu.

Tương tác thuốc cần lưu ý: 

  • Không sử dụng allopurinol kết hợp với thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
  • Không sử dụng allopurinol kết hợp với thuốc lợi tiểu Thiazide do làm tăng nguy cơ dị ứng, quá mẫn.

3.2. Probenecid – Tăng đào thải acid uric qua thận:

Chỉ định

  • Gout, tăng acid uric huyết giai đoạn mạn tính
  • Tăng acid uric thứ phát do các nguyên nhân khác: Dùng lợi tiểu Thiazid, furosemid, acid ethacrynic, pyrazinamid, ethambutol, …

Liều dùng:

  • Giai đoạn nhẹ: 250 mg/ lần, ngày 1-2 lần
  • Giai đoạn nặng: 500 mg/ lần, ngày 1-2 lần.

Lưu ý khi sử dụng

  • Dùng trong/ ngay sau bữu ăn (Giảm kích ứng đường tiêu hóa)
  • Bù đủ dịch (2-3l) đảm bảo đào thải acid uric ra khỏi nước tiểu.
  • Không sử dụng Probenecid trong trường hợp tăng acid uric thứ phát do hóa trị liệu ung thư, xạ trị.
  • Không sử dụng nếu có tiền sử dị ứng, quá mẫn với hoạt chất probenecid
  • Không sử dụng nếu có sỏi urat, sỏi thận
  • Không sử dụng nếu đang trong cơn Gout cấp

Xem thêm: 

  1. Acid uric là gì?
  2. Phác đồ điều trị cơn Gout cấp tính
  3. Người bị Gout nên ăn gì?
]]>
https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/feed/ 0