Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Wed, 20 Sep 2023 01:26:15 +0000 vi hourly 1 Những thay đổi trong quá trình lão hóa da https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/ https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/#respond Mon, 31 Jul 2023 09:30:56 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1093 Những thay đổi trong quá trình lão hóa da diễn ra như thế nào? Quá trình hình thành nếp nhăn, mất kết nối giữa thành phần mô liên kết, da nám sạm đồi mồi.

Những-thay-đổi-trong-quá-trình-lão-hóa-da

1. Da bị lão hóa ở cả bên trong & bên ngoài. 

  • Lão hóa bên trong tế bào da 
  • Thay đổi thành phần nền ngoại bào (collagen, elastin, proteoglycans, chất cần cho khả năng liên kết, đàn hồi và hydrat hóa) 

1.1. Lão hóa do yếu tố bên trong phụ thuộc các yếu tố: 

Tăng cường các mô liên kết dưới da

  • Theo thời gian
  • Di truyền, chuyển hóa nội tại 
  • Lão hóa tế bào: Giảm tăng sinh tế bào bao gồm: 
  1. Tế bào đáy (lão hóa nhiều nhất): giảm tăng sinh tế bào biểu bì  – Mỏng hơn diện tích trao đổi chất giảm – Càng bị suy yếu. 
  2. Giảm tế bào Mast 
  3. Giảm nguyên bào sợi 
  4. Giảm các thành phần chất nền ngoại bào: 
  5. Chất nền ngoại bào dạng sợi: Collagen, Elastin, Fibrin, sợi đàn hồi – Giảm khả năng liên kết giữa các tế bào và cấu trúc da. 
  6. Các thành phần oligosaccharides, giảm khả năng giữ nước (hạt cơm). 
  7. Suy giảm chức năng của vi mạch: Giảm khả năng tạo mạch, thay đổi tính thấm, giảm cung cấp dinh dưỡng nuôi các tế bào da.  

 

Phân tích chi tiết: 

Lão hóa da bên trong là một quá trình thay đổi sinh lý theo thời gian. Sự lão hóa của các vùng da không bị tổn thương và tác động bởi ánh sáng, ví dụ như mặt trong của cánh tay, chủ yếu là do các yếu tố di truyền hoặc chuyển hóa nội tại. Trong khi các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lại bị ảnh hưởng thêm bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là bức xạ tia cực tím mặt trời .

Đối với làn da lão hóa do tuổi tác, những thay đổi mô học đáng chú ý nhất xảy ra trong lớp tế bào đáy. Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi một người già đi, sự tăng sinh của các tế bào ở lớp biểu bì giảm đi. Sau đó, lớp biểu bì trở nên mỏng hơn, và diện tích bề mặt tiếp xúc giữa lớp trung bì và lớp biểu bì giảm, dẫn đến bề mặt trao đổi nhỏ hơn để cung cấp dinh dưỡng cho lớp biểu bì và khả năng tăng sinh tế bào đáy tiếp tục bị suy yếu .. Quá trình giảm khả năng tăng sinh của các tế bào bao gồm ( tế bào sừng, nguyên bào sợi và tế bào hắc tố) được gọi là quá trình lão hóa tế bào. 

Ngoài ra, lớp hạ bì của da lão hóa không chỉ cho thấy ít tế bào mast và nguyên bào sợi hơn da không lão hóa mà còn có các sợi collagen và sợi đàn hồi hiếm hơn (Giảm tb mast, nguyên bào sợi, collagen và sợi đàn hồi. Phân loại giảm: thành phần chất nền ngoại bào dạng sợi bao gồm elastin, fibrillin và collagens & oligosaccharide cũng bị thoái hóa, do đó ảnh hưởng đến khả năng giữ nước liên kết của da .

Ngoài ra, chức năng của vi mạch suy giảm khi lão hóa. Điều này là do rối loạn chức năng nội mô bao gồm giảm khả năng tạo mạch, biểu hiện sai lệch của các phân tử kết dính và suy giảm chức năng giãn mạch

1.2. Lão hóa do yếu tố bên ngoài do các yếu tố: 

lão-hóa do yếu tố bên ngoài

  • 80% quá trình lão hóa trên da mặt do tia cực tím (kem chống nắng) 
  • Lớp sừng dày lên (do sự thoái hóa của các tế bào da tăng lên) 
  • Quá trình biệt hóa tế bào sừng bị giảm do tác động của tia UV và giảm các tế bào sừng gốc 
  • Số lượng Collagen VII ở lớp tế bào sừng giảm – Tạo nếp nhăn, hố sâu (liên kết trung bì và biểu bì giảm) – Giảm tổng hợpTích tụ các mô tổn thương bất thường nằm sâu trong lớp trung bì. Tăng cường thoái hóa các chất nền ngoại bào dạng sợi. (tăng hoạt động các enzyme phân cắt protein dạng sợi) 

Phân tích chi tiết: 

Ngay từ năm 1969, người ta đã đề xuất rằng bên cạnh các yếu tố nội tại, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dẫn đến lão hóa da . Tiếp xúc với bức xạ UV là yếu tố chính của lão hóa da bên ngoài; Nó chiếm khoảng 80% quá trình lão hóa trên khuôn mặt . Trái ngược với lớp biểu bì mỏng hơn ở da có tuổi về bản chất, lớp biểu bì bức xạ tia cực tím lại dày lên. Là lớp ngoài cùng của biểu bì, lớp sừng hầu như bị ảnh hưởng và dày lên do sự suy thoái của các tế bào da. Quá trình biệt hóa của tế bào sừng biểu bì bị suy giảm do chiếu tia UV. Trong tế bào đáy, sự biểu hiện của protein bề mặt tế bào β1-integration, tương tác với protein nền ngoại bào và được coi là một trong những dấu hiệu tế bào gốc biểu bì bị giảm đáng kể, cho thấy rằng sự tăng sinh ở các tế bào sừng cũng bị suy giảm.

Sự biểu hiện của collagen loại VII trong tế bào sừng giảm ở những vùng da bị tia UV chiếu vào. Collagen loại VII là các sợi neo ở điểm tiếp giáp giữa da và biểu bì. Việc giảm sản xuất góp phần tạo ra nếp nhăn do sự kết nối giữa trung bì bì và biểu bì bị suy yếu . Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng collagen loại I giảm đi ở da ảnh do sự suy thoái collagen tăng lên . Các metalloproteinase nền khác nhau (MMPs), protease serine và các protease khác tham gia vào hoạt động phân hủy này 

Đối với da, một đặc điểm nổi bật là sự tích tụ của các mô đàn hồi bất thường nằm sâu trong lớp trung bì , một kiểu hình bệnh lý có tên là bệnh rối loạn đàn hồi do ánh sáng mặt trời. Việc chiếu tia UV làm tăng biểu hiện của elastin lên gấp 4 lần, sau đó xảy ra hiện tượng phân giải , đặc trưng bởi sự phân cắt sợi đàn hồi bởi các protease đã đề cập ở trên, dẫn đến sự lắng đọng nghiêm trọng của các sợi đàn hồi bị cắt ngắn . MMP-2, MMP-3, MMP-7, MMP-9, MMP-12, protease serine của bạch cầu trung tính cathepsin G, và elastase bạch cầu người được biết là có khả năng phân hủy elastin. 

Xem thêm:

  1. 5 vai trò của việc chống lão hoá
  2. Tổng quan các phương pháp chống lão hóa chính
  3. Lão hóa da là gì? Biểu hiện & Nguyên nhân của lão hóa
]]>
https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/feed/ 0
Lão hóa da là gì? Biểu hiện & Nguyên nhân của lão hóa https://duocsiviet.com/lao-hoa-da-la-gi-bieu-hien-nguyen-nhan-cua-lao-hoa-1080/ https://duocsiviet.com/lao-hoa-da-la-gi-bieu-hien-nguyen-nhan-cua-lao-hoa-1080/#respond Mon, 31 Jul 2023 08:35:00 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1080 Trường sinh bất lão là mong ước của con người từ xưa đến nay, không những con người muốn sống trường sinh vạn thọ mà chúng ta còn mong muốn bất lão, muốn cơ thể trẻ mãi không già, luôn giữ được nét xuân xanh tươi trẻ. Chẳng thế mà trong bộ phim Tây du ký đưa ra một tình huống, bất cứ ai ăn được thịt đường tăng đều có thể trường sinh bất lão. Đó chỉ là một tình tiết giả lập trong phim thể hiện mong ước của loài người. Và bạn biết không, đến cuối phim vẫn không ai có khả năng ăn thịt được Đường Tăng, hình ảnh minh dụ này cho thấy, dù có khát khao lớn đến đâu thì con người vẫn không chiến thắng nổi thời gian và sự lão hóa. 

Vậy lão hóa là gì? Tại sao cơ thể chúng ta lại lão hóa? Biểu hiện cho thấy cơ thể chúng ta đang lão hóa từng ngày là như thế nào? Hãy xem hết video này để cùng tìm lời giải cùng team DSV nhé. 

lão-hóa-là-gì

Tài liệu tham khảo: Pubmed

1. Lão hóa là gì? 

Trường sinh bất lão là mong ước của con người từ xưa đến nay, không những con người muốn sống trường sinh vạn thọ mà chúng ta còn mong muốn bất lão, muốn cơ thể trẻ mãi không già, luôn giữ được nét xuân xanh tươi trẻ.

Cơ thể chúng ta từ khi được sinh ra còn rất non nớt. Cho đến khi trưởng thành, các cơ quan hoàn thiện cũng là lúc chúng bắt đầu tình trạng lão hóa.

Nói vậy thì có vẻ không đúng lắm!!!

Thực chất trong cơ thể chúng ta từ khi sinh ra tới lúc già đi luôn song song 2 thái cực: tạo tế bào mới và thoái hóa các tế bào già cỗi. 

Với trẻ nhỏ: Quá trình tạo tế bào mới diễn ra nhanh hơn, vượt trội hơn quá trình thoái hóa. 

Khi trưởng thành, quá trình tạo tế bào mới xấp xỉ tỉ lệ với quá trình thoái hóa. 

Và kể từ sau đó, chúng ta thấy được quá trình thoái hóa càng ngày càng tăng lên vượt qua tốc độ tạo tế bào mới. Thời điểm này có thể coi là khởi điểm của quá trình lão hóa. 

Toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều diễn ra quá trình lão hóa tự nhiên. Nhưng tất nhiên, da là bộ phận dễ quan sát thấy sự lão hóa nhất. Các vùng da càng mỏng, biểu hiện lão hóa da càng thể hiện rõ. 

2. Yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể: 

lão-hóa

Lão hóa da là một quá trình sinh học phức tạp, chịu ảnh hưởng kết hợp của các yếu tố nội sinh (di truyền, chuyển hóa tế bào, quá trình hoạt động của các loại hormone và quá trình trao đổi chất) và các yếu tố ngoại sinh (tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cường độ cao, ô nhiễm, bức xạ ion hóa, hóa chất, độc tố). Những yếu tố này cùng nhau dẫn đến những thay đổi tích lũy về cấu trúc và sinh lý ở từng lớp da dẫn đến những thay đổi về ngoại hình của da, đặc biệt là trên những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

3. Biểu hiện của lão hóa da: 

  • Dấu hiệu lão hóa sớm: da dày lên, xuất hiện các đốm màu (các vùng da sáng tối khác nhau), xuất hiện các rãnh sâu, kết cấu da lỏng lẻo, xỉn màu, không đều màu, da trở nên thô ráp. 
  • Dấu hiệu lão hóa da mạnh: da mỏng, teo, nhăn nhăn nheo, khô ráp, da mất dần độ đàn hồi dẫn đến hiện tượng chảy xệ. 
  • Một số biểu hiện lão hóa da khác có thể nhìn thấy như: quá trình tạo da non chậm, vết thương lâu lành. 

4. Cơ chế của quá trình lão hóa: 

4.1.GIẢM % HÀM LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN MÔ LIÊN KẾT: 

  • Giảm các thành phần cấu trúc mô liên kết trên da: như fibrillin, giảm hàm lượng collagen loại VII: tạo nếp nhăn (suy yếu sự liên kết giữa hạ bì và biểu bì) 
  • Giảm hàm lượng collagen trên lớp trung bì
  • Theo ước tính, hàm lượng Collagen mỗi năm mất đi khoảng 1%. 
  • Glycosaminoglycans (GAGs) là một trong những thành phần cấu tạo nền da chính, giúp da liên kết tốt hơn với các tế bào nước. Khi lão hóa, hàm lượng GAGs giảm đáng kể 
  • Tổng mức axit hyaluronic (HA) trong lớp hạ bì của da bị lão hóa về bản chất vẫn ổn định; tuy nhiên HA biểu bì giảm đi rõ rệt. 

4.2. TĂNG TỐC ĐỘ PHÂN HỦY CÁC THÀNH PHẦN MÔ LIÊN KẾT

TĂNG TỐC ĐỘ PHÂN HỦY CÁC THÀNH PHẦN MÔ LIÊN KẾT

  • Tốc độ phân hủy collagen nhanh  do sự xuất hiện của các enzyme phân cắt collagen. 

4.3. RỐI LOẠN PHÂN BỐ CẤU TRÚC MÔ LIÊN KẾT

  • Collagen phân bố không đều, lỏng lẻo và vô tổ chức. 

4.4. THOÁI HÓA CƠ NÂNG ĐỠ 

Bên cạnh đó, sự lão hóa của toàn bộ khuôn mặt có liên quan đến tác động của trọng lực, hoạt động của các cơ. Khi khối lượng cơ giảm dần và phân bổ lại lớp mỡ ở bề mặt làm mất đi sự nâng đỡ của khung xương, tất cả đều dẫn đến khuôn mặt chảy xệ, thay đổi hình dạng và đường nét. 

Và như chúng ta đã biết, dù không thể ngăn ngừa được quá trình lão hóa diễn ra nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giúp quá trình này chậm đi và hồi phục ở một mức độ nhất định. 

Để nắm được các phương pháp cải thiện da lão hóa, đừng quên subscribe kênh youtube của DSV để theo dõi chuỗi video cải thiện da lão hóa cùng chúng mình nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong các video tiếp theo.

]]>
https://duocsiviet.com/lao-hoa-da-la-gi-bieu-hien-nguyen-nhan-cua-lao-hoa-1080/feed/ 0
Thói quen xấu khiến cơ thể lão hóa thần tốc https://duocsiviet.com/thoi-quen-xau-gay-lao-hoa-than-toc-936/ https://duocsiviet.com/thoi-quen-xau-gay-lao-hoa-than-toc-936/#respond Wed, 12 Jul 2023 10:40:29 +0000 https://duocsiviet.com/?p=936 Ai trong chúng ta cũng muốn níu giữ thanh xuân càng lâu càng tốt. Những những thói quen xấu sau đây đang khiến cơ thể bảo lão hóa thần tốc. Cùng điểm qua cùng DSV nhé.

Thói quen xấu tăng tốc độ lão hóa-01

1. Thế nào là lão hóa:

Trong cơ thể của chúng ta luôn diễn ra 2 quá trình: tăng cường sản sinh tế bào mới và loại bỏ tế bào chết & già cỗi.

Khi còn trẻ, tỷ lệ tăng sinh tế bào vượt trội so với quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, đến một giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ này dần cân bằng, tốc độ tăng sinh xấp xỉ tốc độ thoái hóa, đây là thời gian mấp mé cho giai đoạn tiền lão hóa.

Và bắt đầu qua 30 tuổi trở đi, tốc độ thoái hóa tế bào có thể vượt tốc độ tăng sinh, các dấu hiệu lão hóa trên cơ thể manh nha xuất hiện, dần trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Cơ quan lão hóa nhìn thấy bằng mắt thường rõ ràng nhất là làn da. 

Tuy nhiên, bạn có bao giờ thấy bất ngờ khi ở ngoài kia, tại sao có hai người bằng tuổi nhau nhưng người trông rất trẻ như ngoài đôi mươi, người lại trông đứng tuổi hơn không?

Lão hóa bên cạnh yếu tố tuổi tác, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác:

  • Lối sống, thói quen sinh hoạt
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Gen (Di truyền)
  • Đời sống tinh thần kém

Tổng quan cơ chế lão hóa:

  • Giảm nguyên liệu sản sinh tế bào mới
  • Giảm khả năng sản sinh tế bào mới
  • Tăng tốc độ thoái hóa tế bào
  • Tăng tốc độ thoái hóa mô liên kết
  • Tăng tích lũy lớp da chết, ngăn cản lưu thông máu

2. Những thói quen xấu gây tăng tốc độ lão hóa

2.1. Stress – Căng thẳng – Hay cáu gắt

Để chống lại căng thẳng, stress – Cơ thể đáp ứng bằng cách sinh ra loại hormon đặc trưng: cortisol và adrenalin. Những loại hormon này có khả năng bảo vệ trong thời gian ngắn hạn, giúp tăng cung cấp năng lượng và sự tập trung. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp cơ thể đối phó với vấn đề căng thẳng hiện tại.

Nếu căng thẳng, stress kéo dài, hậu quả sẽ gây quá tải hormon, ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tim mạch, huyết áp và hệ thống miễn dịch, mất cân bằng nội tiết.

Stress còn có khả năng ảnh hưởng đến cấp độ tế bào, làm tăng thoái hóa và sự chết đi của tế bào.

2.2. Thức khuya – Ngủ không đủ giấc – Giờ sinh hoạt lộn xộn

Khi ngủ, cơ thể giảm sản sinh hormon Cortisol tự nhiên theo nhịp sinh lý, đây là điều kiện để làn da được tái tạo và tự bảo vệ. Nếu không ngủ đủ giấc, ngủ muộn, nồng độ cortisol duy trì cao gây cản trở hồi phục da, góp phần phá vỡ cấu trúc collagen trên da.

Bên cạnh đó, khi ngủ cơ thể bài tiết hormon tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu cơ thể thường xuyên trong trạng thái thiếu ngủ trầm trọng cũng đồng nghĩa với việc không đủ thời gian để sản sinh tế bào mới, sửa chữa những tổn thương của ngày hôm qua.

2.3. Skincare và vệ sinh da kém, không tẩy tế bào chết

Thiếu đi một khâu trong chặng đường skincare, vệ sinh da/ tẩy tế bào chết, các lớp bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ trên bề mặt da càng lâu và càng dầy. Bề mặt da bít tắc hạn chế quá trình đào thải dịch tiết, mồ hôi và bã nhờn bít tắc gây nên mụn ẩn, mụn bọc trên da.

Song song với điều này, quá trình trao đổi chất, vận chuyển dinh dưỡng và hấp thu dưỡng chất trên da cũng vì thế kém hơn, tế bào da thiểu dưỡng dễ bị tấn công, thoái hóa và phá vỡ cấu trúc da.

2.4. Chế độ ăn kiêng quá khắt khe, thiếu dưỡng chất

Một điều mà chúng ta ít khi nghĩ đến, chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và độ tươi tắn của làn da. Thiểu năng dưỡng chất là nguyên nhân thiếu nguyên liệu sản xuất thành phần cấu trúc da, da kém đàn hồi, kém sắc. Khả năng tái tạo cấu trúc da kém, nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng lão hóa.

2.5. Không uống đủ nước, không cấp ẩm đủ cho da

70% cơ thể là nước. Nước đóng vai trò quan trọng cho cấu tạo tế bào, cho dịch nội bào, dịch ngoại bào và máu. Nếu thiếu nước, bề mặt da khô là nguyên nhân dẫn đến tăng thoái hóa tế bào.

2.6. Lười vận động, kém trao đổi chất

Vận động kém, lười vận động là nguyên nhân gây kém trao đổi chất.

Khi cơ thể được vận động, trao đổi chất tốt, quá trình đào thải độc tố, chất bã nhờn diễn ra tốt hơn. Cơ thể giảm sự quá tải khi tiếp xúc với gốc tự do, giảm yếu tố tấn công cấu trúc da.

Tập luyện thể thao thường xuyên, tế bào da kích thích sản sinh nguyên bào sợi qua đó tăng sinh collagen và thành phần mô liên kết, tăng độ đàn hồi của da.

2.7. Tiếp xúc trong môi trường độc hại: nhiều hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia, kim loại nặng, …

Hóa chất độc hại, khói thuốc lá, rượu bia là các tác nhân gây sản sinh gốc tự do trong cơ thể. Sử dụng và phơi nhiễm các hoạt chất này không khác gì đưa những mũi tấn công trực diện vào cơ thể.

2.8. Cử chỉ cơ mặt lặp đi lặp lại tạo rãnh nếp nhăn.

Điều này gặp rất nhiều ở diễn viên. Khi họ hoạt động và sử dụng cơ mặt quá nhiều, đó cũng là nguyên nhân khiến vùng nếp gấp da được tạo những rãnh cơ. Cử chỉ càng lặp đi lặp lại thì rãnh cơ này cày sâu và vô tình tạo nên trạng thái nhăn nheo tại vùng da đó.

Xem thêm:

1. Hướng dẫn chọn tẩy da chết cho da khô

2. Các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da dầu được khuyên dùng

3. 5 sai lầm khi tẩy tế bào chết cho da mặt tại nhà

4. Các phương pháp tẩy tế bào chết cho từng loại da

5. 5 tác dụng khi bạn thường xuyên tẩy tế bào chết cho da

6. Công dụng khi tẩy tế bào chết không nên bỏ lỡ

]]>
https://duocsiviet.com/thoi-quen-xau-gay-lao-hoa-than-toc-936/feed/ 0