Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Fri, 15 Mar 2024 02:23:14 +0000 vi hourly 1 Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT! https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/ https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/#respond Fri, 15 Mar 2024 02:18:50 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1567 Corticoid không phải một thuốc. Corticoid là tên một nhóm bao gồm các thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu lực mạnh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ. Để sử dụng Corticoid cần sự kiểm soát chặt chẽ từ kê đơn đến sử dụng. Vậy thế nào là lạm dụng Corticoid cần được kiểm soát.

Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Cách nhận biết thuốc chứa hoạt chất thuộc nhóm corticoid:

Để nhận biết hoạt chất thuộc nhóm corticoid, chúng ta cần để ý đến phần đuôi của tên hoạt chất có vần: “sone”, “olone”, “thasone”

Phân loại corticoid

  • Nhóm corticoid hiệu lực chống viêm thấp, thời gian tác dụng ngắn (8-12 giờ): hidrocortisone, cortisone (Chỉ định: Suy thượng thận)
  •  Nhóm corticoid hiệu lực chống viêm và thời gian tác dụng trung bình (24-36 giờ): Prednisone, Predinsolone, Methylprednisolone, Triamcinolone. (Chỉ định: Chống viêm, ức chế miễn dịch)
  • Nhóm corticoid có tác dụng kéo dài, hiệu lực chống viêm mạnh: Dexamethasone, Betamethasone (Chỉ định: Chống viêm, ức chế miễn dịch)
  • Nhóm corticoid giữ muối nước: Fludrocortisone (Chỉ định: điều trị thay thế aldosterone)

Các con đường và chỉ định khi dùng thuốc corticoid:

các dạng dùng corticoid-01

  • Dùng bôi ngoài da: Viêm da cấp tính, đợt cấp viêm da cơ địa, đợt cấp vảy nến, đợt cấp mày đay, viêm da nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da tiếp xúc cấp tính, …
  • Dùng đường hít: COPD (Hội chứng phổi tắc nghẽn mãn tính), hen phế quản, viêm phổi cấp tính, sốc phản vệ, …
  • Dùng đường uống – tác dụng toàn thân: Các đợt viêm cấp tính diện rộng, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tự miễn, viêm da cơ địa, viêm đa mạch, viêm đa cơ, hội chứng thận hư, sau ghép tạng, viêm gan tự miễn, …
  • Dùng đường tiêm: tiêm tĩnh mạch (tác dụng toàn thân),tiêm bắp, tiêm nội khớp (viêm khớp, viêm tràn dịch khớp gối, …), tiêm quanh nhãn cầu.
  • Thuốc nhỏ mắt/ nhỏ tai/ nhỏ mũi: Hỗ trợ trong các đợt viêm tai mũi họng cấp tính, viêm mắt cấp tính.

A. Tổng quan các hình thức lạm dụng corticoid phổ biến:

  1. Sử dụng thuốc quá liều được kê đơn và tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc so với chỉ định.
  2. Sử dụng thuốc corticoid cho các bệnh không được chỉ định.
  3. Tự ý mua và sử dụng thuốc khi không được kê đơn.
  4. Sử dụng thuốc không đúng cách.
  5. Dùng corticoid liều cao, liên tục trong nhiều ngày.
  6. Dừng corticoid đột ngột sau thời gian dài sử dụng.

1. Sử dụng thuốc quá liều hoặc trong thời gian dài hơn chỉ định:

Phân loại corticoid

Corticoid theo mức độ chống viêm được chia thành 3 loại chính, từ đó cũng có những mức độ liều sử dụng khác nhau với từng loại:

Mức liều tương đương của các hoạt chất nhóm corticoid:

20 mg Hydrocortisone – Tương đương với:

  • 25 mg cortisone
  • 5 mg prednisone
  • 5 mg prednisolone
  • 4 mg Methyl Prednisolone
  • 4 mg Triamcinolone
  • 0,6 mg Betamethasone
  • 0,75 mg Dexamethasone

1.1. Glucocorticoids thời gian tác dụng ngắn đến vừa:

Cortisone:

  • Mức liều đường uống: 25 mg/ ngày

Hydrocortisone: Mức liều:

  • Đường uống: 5, 10, 20 mg
  • Kem bôi: hàm lượng: 0,5%, 1%, 2,5%
  • Gel: 0,5%, 1%,
  • Hỗn dịch tiêm: 25 mg/ ml, 50 mg/ ml
  • Dung dịch tiêm: 50 mg/ ml, 100 mg/ ml
  • Bột pha tiêm : 100 mg, 250 mg

Prednisone, Prednisolone và Methyl Prednisonlone

  • Đường uống từ 2, 4, 8, 16, 24, 32 mg.
  • Tiêm khớp: 40 mg, 125 mg, 500 mg
  • Trong đó: 4 mg Methyl Prednisolone tương đương 20 mg hydrocortison.

1.2. Glucocorticoids thời gian tác dụng trung bình:

Triamcinolone 

  • Viên nén đường uống từ 1, 2, 4, 8 mg.
  • Kem, thuốc mỡ: 0,1%
  • Tiêm: 5 mg/ ml, 25 mg/ ml , 40 mg/ ml
  • So về tác dụng: Triamcinolone có tác dụng gấp 4 lần so với cortisol.

1.3. Glucocorticoids thời gian tác dụng kéo dài:

Dexamethasone: 

  • Viên nén: 0,25mg, 0,5 mg, 0,75 mg, 1 mg, 2 mg
  • Dung dịch tiêm: 4 mg/ ml, 10 mg/ ml
  • Thuốc tra mắt: 0,1%, 0,05 %
  • Mũi họng: 0,1 %, 0,25 %
  • Dexamethasone có hiệu lực gấp 30 lần so với Hydrocortisol
  • Dexamethasone có hiệu lực chống viêm gấp 7 lần so với Prednisolone.

Betamethasone: 

  • Viên nén: 0,5 mg, 0,6 mg
  • Tiêm: 4 mg/ ml
  • Kem: 0,05 %, 0,1%
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng quá liều Corticoid: 

  • Tự ý tăng liều điều trị để tăng tốc độ giảm đau, giảm viên
  • Dùng hàm lượng cao hơn mức độ nặng của bệnh

2. Sử dụng thuốc để điều trị các bệnh không được chỉ định.

Chỉ định của corticoids 

  • Thay thế hormon cortisol của cơ thể: trong trường hợp suy vỏ thượng thận cấp và mãn tính.
  • Chống viêm: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ, hen phế quản, COPD.
  • Chống dị ứng: mày đay, shock phản vệ (adrenalin là ưu tiên hàng đầu, corticoid là lựa chọn thứ 2 sau adrenalin trong điều trị shock phản vệ)
  • Nhiễm trùng cấp tính: Viêm phổi cấp, viêm màng não do H. influenza, viêm gan virus, shock nhiễm trùng, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn.
  • Các bệnh lý ác tính: bạch cầu cấp dòng lympho, đa u tủy, u não nguyên phát, phù não do di căn
  • Các bệnh lý khác: tổn thương cột sống, chống thải ghép cơ quan sau phẫu thuật ghép nội tạng.

Ví dụ: Thấy đau, thấy viêm, thấy sưng là dùng thuốc mà không tìm rõ nguyên nhân gây tình trạng bệnh. Chỉ tập trung điều trị triệu chứng.
Hoặc: thần thành hóa công dụng, đau đầu, chóng mặt, đau họng, đau lưng, hễ đau là dùng corticoid.

Trường hợp chống chỉ định sử dụng corticoid: 

Với trẻ em:

  • Lao phổi
  • Đái tháo đường, tăng huyết áp mãn tính
  • Bệnh lý thần kinh: Động kinh, rối loạn tâm thần
  • Còi xương, loãng xương
  • Trẻ viêm loét dạ dày tá tràng

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng
  • Người cao huyết áp
  • Đái tháo đường lâu năm
  • Người nhiễm nấm, nhiễm khuẩn toàn thân

Dùng liều cao, dài ngày corticoid gây nên những hậu quả gì cho trẻ nhỏ

hội chứng cushing

  • Ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận
  • Làm trẻ chậm phát triển (Kể cả chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da thời gian dài)
  • Hội chứng Cushing ở trẻ em (Tác dụng phụ do dùng corticoid liều cao, kéo dài): gây tăng cân, béo phì bất cân đối, tích mỡ ở bụng, mặt, cổ tay chân vẫn rất gầy.
  • Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh với trẻ em gái
  • Da mỏng dần, dễ bầm tím, dễ nổi mụn
  • Ức chế miễn dịch, miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng (gây lao phổi, nấm da, thủy đậu)
  • Người mệt mỏi, yếu cơ (biểu hiện của suy thượng thận)
  • Huyết áp thấp
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Loãng xương, chậm phát triển chiều cao, dễ bị lùn.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng không đúng chỉ định Corticoid: 

  • Bất kể tình trạng viêm nào cũng sử dụng
  • Viêm cục bộ tại một vị trí nhưng sử dụng đường uống toàn thân
  • Sử dụng kem có chứa corticoid trên vết thương hở, trầy xước
  • Thần thánh hóa corticoid

3. Tự ý mua thuốc không kê đơn.

Thời gian sử dụng corticoid: 

  • Thời gian ngắn: dưới 7 ngày – Chỉ sử dụng trong những đợt viêm cấp tính
  • Thời gian trung bình: từ 7 -14 ngày
  • Thời gian dài: trên 14 ngày – chỉ sử dụng trong các bệnh lý viêm mãn tính như COPD, Hen, Lupus ban đỏ, ….
Những sai lầm thường gặp khi tự ý mua thuốc Corticoid: 

  • Đã được kê đơn sử dụng và lần sau gặp triệu chứng tương tự, tự ý mua corticoid sử dụng.

4. Sử dụng thuốc không đúng cách:

Một số lưu ý khi sử dụng Corticoid bạn nên biết: 

  • Khi bôi không thoa lớp dày, chỉ thoa lớp mỏng, 2-3 lần/ ngày, không thoa diện rộng, không thoa lên vùng trầy xước, vết thương hở
  • Với đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp cần lưu ý: Không tiêm quá 3-4 lần/ năm. Thời gian giữa hai lần tiêm liên tiếp tối thiểu là 6 tháng.

Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng corticoid

  • Bôi thuốc corticoid lên vết thương hở
  • Bôi thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.
  • Hit corticoid nhưng không súc miệng, có nguy cơ bị nấm miệng nếu không vệ sinh sau hít.
  • Tiêm corticoid liên tục vào ổ khớp.

Nên chọn loại corticoid nào trong từng chỉ định điều trị:

  • Tiêm bắp: Cortisone, Triamcinolone
  • Tiêm tĩnh mạch: Prednisolone, methyl Prednisolone, Dexamethasone, Hydrocortisone
  • Hít: Beclomethasone, Budesonide, Ciclesonide, Flunisolide, Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone
  • Đường uống: tất cả các loại corticoid đều có thể sử dụng qua đường uống
  • Tác dụng tại chỗ, bôi: Dexamethasone, Hydrocortisone, Triamcinolone

So sánh hiệu năng chống viêm của các loại corticoid: 

  • Khi vào trong cơ thể: Prednisone qua gan sẽ chuyển thành Prednisolone (Dạng có hoạt tính)
  • Cortisone không hoạt tính qua gan sẽ chuyển thành Hydrocortisone (dạng có hoạt tính)
  • Về công dụng chống viêm: Dexamethasone có hiệu lực mạnh hơn >  Triamcinolon, Methyl Prednisolone > Prednisolone, Prednisone > Hydrocortisone > Cortisone.

5. Corticoid sử dụng liều cao, liên tục, dài ngày

Corticoid là nhóm thuốc chứa các hoạt chất có công dụng tương tự như hormon tự nhiên của vỏ thượng thận: hormon cortisol. Đây là hormon đặc trưng cho chuyển hóa đường, có công dụng chống viêm. giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, sử dụng corticoid dài ngày, liều cao sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là HỘI CHỨNG NGỪNG THUỐC: 

  • Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng
  • suy tuyến thượng thận
  • Loãng xương
  • Rối loạn đa hệ.

Nếu nguy hiểm có thể gây hội chứng Addison, nguy hiểm tính mạng.

Lưu ý: Cần giảm liều corticoid từ từ, theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng corticoid trên 14 ngày cần được giảm liều từ từ.

6. Dừng Corticoid đột ngột sau một thời gian dài sử dụng

Khi dùng corticoid liều cao, kéo dài cần dừng một cách từ từ, tránh dừng thuốc đột ngột.

Một số triệu chứng của hội chứng ngừng thuốc: 

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Trầm cảm, lo âu
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu, đau cơ bắp

Nguy hiểm nhất khi dừng corticoid đột ngột là hội chứng suy thượng thận cấp: 

  • Hạ đường huyết
  • Hạ natri huyết
  • Tăng kali huyết
  • Suy tuần hoàn ngoại vi, sốc

TỔNG KẾT HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID AN TOÀN HỢP LÝ

  1. Dùng liều thấp nhất để có hiệu quả tốt nhất
  2. Không dùng corticoid kéo dài
  3. Nên chọn loại corticoid có thời gian tác dụng ngắn, vừa
  4. Khi dùng kéo dài trên 2 tuần (trên 14 ngày) tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột (kể cả sử dụng với liều thấp nhất)
  5. Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm Corticoid vào ổ khớp
  6. Sử dụng dưới 1 tuần thường vô hại, ít độc tính
  7. Nên dùng 1 lần duy nhất vào 8h sáng.
  8. Nếu dùng đường uống: nên uống sau ăn, không uống lúc đói, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  9. Dùng corticoid đúng liều, đúng tần suất
  10. Khi sử dụng corticoid nên dùng kèm thuốc bao niêm mạc dạ dày.
  11. Sử dụng corticoid đường hít cần súc miệng sạch sau khi dùng thuốc, tránh tình trạng nấm miệng
  12. Sử dụng corticoid đường bôi cần dùng lượng nhỏ, bôi lên bề mặt da 1-2 lần/ ngày, không bôi vào vùng da trầy xước, vết thương.
]]>
https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/feed/ 0
Tác hại của Corticoid và những điều cần lưu ý https://duocsiviet.com/tac-hai-cua-corticoid-va-nhung-dieu-can-luu-y-494/ https://duocsiviet.com/tac-hai-cua-corticoid-va-nhung-dieu-can-luu-y-494/#respond Thu, 29 Jun 2023 03:42:32 +0000 https://duocsiviet.com/?p=494 Corticoid (viết tắt của corticosteroids) – Một loại thuốc chống viêm hiệu lực cao được sử dụng và biết đến phổ biến hiện nay. Corticoid cho hiệu quả nhanh, thần tốc nhưng đi đôi với đó là nhiều điều cần đặc biệt cẩn trọng, tránh lạm dụng và dùng kéo dài sai cách. Trong bài viết này của DSV, bạn sẽ biết được thế nào là corticoid và cách sử dụng đúng như thế nào.

—-

1. Corticoid là gì? 

Corticoid (viết tắt của corticosteroids) còn được gọi tắt là steroid, một loại thuốc chống viêm đặc hiệu. Các chỉ định chính của corticoid là viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đó, viêm mạch máu.

Corticoid cụ thể bao gồm thuốc: Cortison, Hydrocortisone, và Prednisolone và Methyprednisolon, Betamethasone, Dexamethasone.
Corticoid là thuốc tổng hợp có công thức tương đồng hormon Cortisol do tuyến thượng thận tiết ra.
Trong đó, Prednisone là loại steroid được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các bệnh về khớp.

2. Vai trò của Corticoid trong cơ chế giảm viêm

Corticoid hoạt động bằng cách giảm viêm và giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Viêm là một quá trình: tế bào bạch cầu và hoạt chất miễn dịch của cơ thể có thể bảo vệ và chống lại nhiễm trùng, các chất lạ xâm nhập như vi khuẩn và virus.
Tuy nhiên, trong hệ thống phòng thủ không bình thường, hệ miễn dịch có thể chống lại chính các tế bào lành và coi nó là tác nhân lạ (tình trạng này gọi là tự miễn).
Các dấu hiệu của tình trạng viêm bao gồm:
  • – Đỏ
  • – Sưng
  • – Nóng
  • – Đau.

Các phản ứng này xảy là hậu quả của việc bài tiết các hóa chất gây viêm điển hình như bradykinin và histamin. Cơ chế hoạt động của Corticoid là giúp giảm bài tiết các hóa chất gây viêm này, qua đó giảm tổn thương và các triệu chứng của phản ứng viêm quá mức.
Bên cạnh đó, Corticoid còn giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, tác động trực tiếp vào cách thức hoạt động của các tế bào bạch cầu.
Đặc biệt, khi viêm quá mức làm tổn thương các mô trong cơ thể, Corticoid còn được coi là kim chỉ nam khẩn cấp cứu các cơ quan này. Ví dụ: Steroid có thể làm giảm biến chứng viêm thận trở nên trầm trọng hơn, giảm nguy cơ dẫn đến suy thận ở người bị lupus ban đỏ hoặc viêm mạch.
Liều thấp Corticoid có thể giúp giảm đau và cứng khớp đáng kể cho người bị viêm khớp dạng thấp. Việc sử dụng Steroid liều cao, trong thời gian ngắn có thể giúp phục hồi nhanh sau một đợt viêm cấp, giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.

3. Dùng liều cao corticoid trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ toàn thân:

  • – Tăng cân không kiểm soát, tăng tích mỡ và dự trữ nước.
  • –  Tâm trọng hồi hộp, nóng nảy, không kiểm soát
  • – Yếu cơ
  • – Tổng thương mắt, mờ mắt
  • – Tăng sự phát triển lông trên cơ thể
  • – Dễ bị nhiễm trùng
  • – Mọc nhiều mụn hơn
  • – Dễ gặp tình trạng loãng xương
  • – Khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn tiểu đường, huyết áp
  • – Kích ứng, dễ gây tình trạng viêm loét dạ dày.
  • – Bồn chồn, khó ngủ
  • – Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp

4. Làm thế nào có thể giảm tác dụng phụ của Steroid 

Để giảm tác dụng phụ của Steroid, cần tuân thủ một trong những nguyên tắc sau:
  1. – Chỉ sử dụng khi cần thiết.
  2. – Theo dõi phát hiện các dấu hiệu hậu quả của corticoid sớm và báo cáo với bác sĩ theo dõi.
  3. – Chỉ sử dụng corticoid cho các vấn đề cục bộ, trong một phạm vi hẹp, hạn chế tối đa sử dụng corticoid toàn thân.
  4. – Sử dụng từ liều nhỏ nhất để cho hiệu quả tối ưu nhất.
  5. – Khi dùng trong thời gian dài cần giảm liều từ từ
  6. – Theo dõi huyết áp, mật độ xương, lượng đường trong máu, chức năng dạ dày khi sử dụng Corticoid trong thời gian dài.
]]>
https://duocsiviet.com/tac-hai-cua-corticoid-va-nhung-dieu-can-luu-y-494/feed/ 0