Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Mon, 01 Apr 2024 09:16:55 +0000 vi hourly 1 5 Tính từ để nói về bệnh Gout https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/ https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/#respond Wed, 27 Mar 2024 08:59:53 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1673 Nhắc về bệnh Gout, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể không nhắc đến 5 tính từ sau đây:

1. Đau đớn dữ dội:

Cơn đau của bệnh Gout được ví như ngàn mũi kim đâm vào ổ khớp. 

Gout là hậu quả của tăng acid uric trong máu. Acid uric là chất chuyển hóa của nhân purin, một thành phần có trong nhân tế bào. Mọi tế bào trong cơ thể khi già đi cần được tiêu hủy, sẽ giải phóng nhân purin. Bên cạnh đó, nhân purin sẽ tăng lên khi ăn các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt bê, thịt dê, lòng lợn tiết canh…

Khi nồng độ acid uric tăng lên, chúng cần được đào thải nhiều hơn qua thận. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình đào thải cũng đem đến hiệu giảm hẳn nồng độ acid uric về ngưỡng cân bằng. Nồng độ acid uric tăng lên dễ đẫn đến hiện tượng lắng đọng tinh thể urat, acid uric sẽ chuyển thành những tinh thể hình kim sắc nhọn, đâm xuyên qua các ổ khớp, đặc biệt là các ổ khớp ngón chân, mắt cá chân, khớp gối.

2. Đột ngột:

Viêm khớp do Gout thường khởi phát đột ngột vào đêm hoặc rạng sáng

Cơn đau do gout rất đặc trưng, bên cạnh cảm giác đau thấu xương, chúng thường xảy ra đột ngột, đặc biệt là từ rạng sáng hoặc thậm chí là nửa đêm.

Gout cũng là bệnh lý rất nhạy cảm, chỉ cần sau một bữa nhậu hoặc một bữa ăn giàu đạm, ngay sáng hôm sau chúng ta đã cảm thấy ngay cơn đau do tái phát gout.

Lý giải cho điều này, vào ban đêm, quá trình lọc tại thận diễn ra mạnh mẽ, sau quá trình lọc tại thận, một lượng lớn acid uric không được đào thải sẽ di chuyển, tích tụ tại các ổ khớp tạo tinh thể urat gây viêm khớp. Vì có cấu trúc dạng tinh thể sắc nhọn, bệnh nhân Gout ngay lập tức cảm thấy đau đớn, sưng viêm rầm rộ khi triệu chứng khởi phát.

Lắng đọng acid uric

3. Viêm khớp, sưng khớp:

Acid uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng tại ổ khớp gây viêm khớp

Tại sao acid uric dễ lắng đọng và tạo tinh thể urat tại ổ khớp mà không phải cơ quan khác? Đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân lắng đọng acid uric:

  • Ổ khớp có nhiệt độ thấp hơn các vùng khác, dễ gây hiện tượng kết tinh các loại tinh thể tại đây.
  • pH tại ổ khớp phù hợp cho việc kết tinh, kết tụ
  • Khi nồng độ acid uric tăng cao, sự kết tinh càng trở nên dễ dàng do mật độ urat tăng cao

Viêm khớp, sưng khớp

4. Gout dễ tái phát:

Chỉ cần nồng độ acid uric tăng cao, cơn Gout cấp có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Gout là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể duy trì ổn định mức acid uric trong máu, triệu chứng và các đợt viêm khớp mới được kiểm soát.

Chỉ cần sau một bữa nhậu, sau 1 bữa rượu, sau một bữa quá giàu đạm, hàm lượng acid uric tự do trong máu tăng cao, ngay hôm sau rất có thể bạn sẽ lại cảm nhận được sự đau đớn do gout gây ra.

5. Tạo hạt Tophi ở ổ khớp:

Tạo hạt tophi

Không phải ai mắc Gout cũng tạo hạt Tophi, Gout lâu năm (thường trên 10 năm), việc tuân thủ điều trị kém dễ tạo hạt Tophi. 

Hạt tophi – Nốt tophi – chỉ gặp trong trường hợp Gout lâu năm, kiểm soát điều trị kém. Hiện tượng này là do sự lắng đọng, tích tụ nhiều lần của các tinh thể urat.

Quá trình tích tụ này bồi đắp tăng dần theo thời gian, tạo một khối hạt to tại vị trí ổ khớp, biến dạng cấu trúc ổ khớp, khó khăn trong quá trình vận động.

Hạt tophi rất cứng, tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vô cùng ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Chỉ có thể phẫu thuật cắt hạt tophi nếu như sinh hoạt bị ảnh hưởng.

]]>
https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/feed/ 0
Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/ https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/#respond Tue, 06 Feb 2024 09:15:13 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1573 Bạn có tiền sử mắc cơn Gout cấp tính và đang tìm phương pháp duy trì ổn định nồng độ Acid uric trong máu nhằm dự phòng, ngăn chặn cơn Gout cấp, giảm nguy cơ tái phát. Đâu là lời khuyên tốt nhất cho nhu cầu dự phòng, duy trì ổn định nồng độ acid uric?

Kiểm soát nồng độ acid uric ngăn chặn cơn Gout cấp

1. Nguyên tắc duy trì ổn định nồng độ acid uric máu:

  • Phương pháp 1: Giảm tổng hợp acid uric mới.
  • Phương pháp 2: Tăng chuyển hóa acid uric thành hoạt chất dễ đào thải.
  • Phương pháp 3: Tăng khả năng đào thải acid uric qua thận.
  • Phương pháp 4: Giảm nguồn acid uric vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

cơ chế thuốc hạ acid uric máu

 

2. Tổng quan các nhóm thuốc duy trì ổn định nồng độ acid uric máu:

2.1. Thuốc ức chế tổng hợp acid uric mới:

  • Cơ chế tác động: Ức chế enzyme Xanthine oxidase, ức chế quy trình tổng hợp acid uric. Qua đó giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.

Các thuốc nổi bật trong nhóm ức chế enzyme Xanthine oxidase: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm ức chế enzyme Xanthine oxidase

  1. Allopurinol
  2. Febuxostat
  3. Topiroxostat
  4. KUX1151, …

2.2. Thuốc tăng chuyển hóa acid uric thành hoạt chất dễ đào thải.

  • Cơ chế tác động: Tăng quá trình chuyển acid uric thành Allatonin. Được biết, Allatonin có tính tan tốt hơn, dễ dàng được đào thải, qua đó giảm nguy cơ lắng đọng gây bệnh gout.

Các thuốc nổi bật trong nhóm chuyển acid uric thành allatonin: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm chuyển acid uric thành allatonin

  1. Pegloticase
  2. SEL-212

2.3. Thuốc tăng đào thải acid uric.

  • Cơ chế tác động: Tăng tốc độ đào thải acid uric qua thận, giảm nồng độ acid uric trong máu.

Các thuốc nổi bật trong nhóm tăng đào thải acid uric: 

Các thuốc nổi bật trong nhóm tăng đào thải acid uric

  1. Probenecid: Giảm tỷ lệ tái hấp thu acid uric trong ống thận, qua đó tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
  2. Benzbromarone
  3. Lesinurad, …

3. Lưu ý khi lựa chọn thuốc duy trì ổn định acid uric máu:

3.1. Allopurinol – Ức chế tổng hợp acid uric mới:

Chỉ định:

  • Giảm khả năng hình thành tinh thể urat/ acid uric trong viêm khớp do Gout, sỏi thận do lắng đọng urat, giảm lắng đọng urat sau điều trị hóa trị/ xạ trị trong bệnh ung thư bạch cầu, lympho, u ác tính.

Liều dùng: 

  • Gout mức độ nhẹ/ tăng acid uric mức độ nhẹ: 100 -200 mg/ lần/ ngày
  • Gout mức độ trung bình: 300 -600 mg/ ngày
  • Gout mức độ nặng: 700 -900 mg/ ngày

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Dùng sau ăn
  • Nên uống nhiều nước đảm bảo tăng tốc độ đào thảo, bài tiết acid uric qua đường tiểu.

Tương tác thuốc cần lưu ý: 

  • Không sử dụng allopurinol kết hợp với thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
  • Không sử dụng allopurinol kết hợp với thuốc lợi tiểu Thiazide do làm tăng nguy cơ dị ứng, quá mẫn.

3.2. Probenecid – Tăng đào thải acid uric qua thận:

Chỉ định

  • Gout, tăng acid uric huyết giai đoạn mạn tính
  • Tăng acid uric thứ phát do các nguyên nhân khác: Dùng lợi tiểu Thiazid, furosemid, acid ethacrynic, pyrazinamid, ethambutol, …

Liều dùng:

  • Giai đoạn nhẹ: 250 mg/ lần, ngày 1-2 lần
  • Giai đoạn nặng: 500 mg/ lần, ngày 1-2 lần.

Lưu ý khi sử dụng

  • Dùng trong/ ngay sau bữu ăn (Giảm kích ứng đường tiêu hóa)
  • Bù đủ dịch (2-3l) đảm bảo đào thải acid uric ra khỏi nước tiểu.
  • Không sử dụng Probenecid trong trường hợp tăng acid uric thứ phát do hóa trị liệu ung thư, xạ trị.
  • Không sử dụng nếu có tiền sử dị ứng, quá mẫn với hoạt chất probenecid
  • Không sử dụng nếu có sỏi urat, sỏi thận
  • Không sử dụng nếu đang trong cơn Gout cấp

Xem thêm: 

  1. Acid uric là gì?
  2. Phác đồ điều trị cơn Gout cấp tính
  3. Người bị Gout nên ăn gì?
]]>
https://duocsiviet.com/ngan-chan-con-gout-cap-1573/feed/ 0
Phác đồ điều trị cơn gout cấp tính. https://duocsiviet.com/phac-do-dieu-tri-con-gout-cap-tinh-1559/ https://duocsiviet.com/phac-do-dieu-tri-con-gout-cap-tinh-1559/#respond Tue, 23 Jan 2024 10:17:30 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1559 Phác đồ điều trị Gout cấp tính? Gout không còn mới lạ trong cuộc sống hiện đại, tuy nhiên đến khi bộc phát cơn Gout cấp tính, đặc biệt là cơn Gout đầu tiên, chúng ta thường bỡ ngỡ và không biết cách xử lý. Hôm nay Team DSV sẽ giới thiệu cho các bạn phác đồ điều trị Cơn Gout cấp tính theo chỉ dẫn của bộ y tế.

Phác đồ điều trị cơn Gout cấp tính

1. Dấu hiệu của cơn Gout cấp tính:

Dấu hiệu của cơn Gout cấp tính

Triệu chứng của cơn Gout cấp tính được mô tả qua 2 từ ngữ: Đau dữ dộiĐau đột ngột.

  • Thường sau một chuỗi ngày tháng ăn quá nhiều đạm, thịt đỏ, thịt chó, tiệc tùng, rượu bia triền miên.
  • Khởi phát đột ngột trong đêm.
  • Đau nhói như kim đâm xuyên vào khớp
  • Thường xảy ra đầu tiên ở khớp ngón chân cái.
  • Đau kèm theo sưng tấy đỏ quanh vùng khớp đang mắc Gout.
  • Ngoài ra, có thể đau ở vùng khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp ngón tay.
  • Diễn tiến trong 3-10 ngày và có thể giảm hẳn triệu chứng nếu điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt.

2. Các bước xử trí khi gặp cơn Gout cấp tính

1. Giảm đau tạm thời:

Chườm lạnh xung quanh khu vực khớp sưng nóng. 

Lắng đọng tinh thể urat tại ổ khớp gây nên vùng viêm xung quanh ổ khớp. Bạch cầu bắt đầu tiến vào tiêu diệt và loại trừ tinh thể urat. Hiện tượng viêm xảy ra thường đột ngột, diễn tiến nhanh và rất đau đớn.

Chườm lạnh giúp giảm bớt cảm giác nóng rát, tê tái ở vùng khớp bị Gout

Chườm lạnh là phương pháp thủ công đầu tiên nếu bạn đang mắc cơn Gout cấp. Phương pháp này giúp giảm bớt cảm giác nóng rát, tê tái ở vùng khớp bị viêm nhờ đánh lừa hệ thống dây thần kinh. Tuy nhiên quá trình viêm và tiêu hủy tinh thể urat vẫn âm thầm diễn ra bên trong ổ khớp.

2. Sử dụng ngay Colchicin:

Liều lượng: 0,5 -1mg Colchicin/ lần. Sử dụng từ 2-3 lần trong 2-3 ngày đầu.

Lưu ý: Colchicin chỉ có hiệu quả khi sử dụng sớm. Tốt nhất nên sử dụng trước 12 -24h sau khởi phát cơn đau do gout cấp.

Cơ chế đặc hiệu của Colchicin: Thuốc ức chế quá trình thực bào của bạch cầu với tinh thể urat. Ngăn chặn quá trình viêm diễn ra.

3. Dùng thuốc giảm đau:

Thuốc giảm đau NSAIDs là lựa chọn hàng đầu:

  • Các hoạt chất NSAIDs có hiệu quả trong giảm đau Gout cấp: Ibuprofen, Naproxen, entoricoxib, Diclofenac,…

Lưu ý: Nên dùng kèm thuốc bảo vệ dạ dày, tránh tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày của nhóm NSAIDs.

  • Một số loại PPI nên sử dụng kèm: Omeprazol, Pantoprazol,…

Chỉ lựa chọn Corticoid trong trường hợp không đáp ứng với Colchicin và NSAIDs

Nếu sử dụng NSAIDs không giảm được đau đớn, không đáp ứng điều trị, hướng tới sử dụng Corticoids (Nhóm thuốc giảm đau mạnh hơn)

Lưu ý: Chỉ sử dụng dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Cần giới hạn ngày sử dụng.

——

Xem thêm nội dung Tổng quan về Gout: 

DƯỢC SĨ VIỆT – VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp vấn đề sức khỏe từ Dược Sĩ Đại Học Dược Hà Nội.
📞 Hotline: 024.6680.8686 / 094.8816.027
]]>
https://duocsiviet.com/phac-do-dieu-tri-con-gout-cap-tinh-1559/feed/ 0
Xử trí cơn Gút cấp (Gout) và dự phòng tái phát như thế nào? https://duocsiviet.com/xu-tri-con-gut-cap-gout-va-du-phong-tai-phat-nhu-the-nao-1445/ https://duocsiviet.com/xu-tri-con-gut-cap-gout-va-du-phong-tai-phat-nhu-the-nao-1445/#respond Fri, 13 Oct 2023 03:34:35 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1445 Gout hiện nay không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên có rất nhiều người còn bối rối khi gặp phải cơn Gout cấp. Phát hiện và xử trí cơn Gout cấp như thế nào cho đúng? Làm sao để dự phòng tái phát? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây cùng DSV.

Xử trí cơn Gút cấp (Gout) và dự phòng tái phát như thế nào

1. Biểu hiện cho thấy bạn đang trong cơn Gút cấp

1.1. Gout là gì?

Gout hay Gút là tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các ổ khớp do tăng nồng độ Axit uric trong máu. Gout không nguy hiểm tính mạng nhưng đem lại trải nghiệm rất đau đớn, các tinh thể urat có hình thù như những chiếc kim sắc nhọn đâm vào các ổ khớp.

tinh thể urat

Gout đặc trưng bởi rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ diễn tiến các bệnh lý mãn tính khác (tăng huyết áp, bệnh thận mạn). Tuy vậy, bệnh có thể ngăn ngừa, dự phòng và điều trị tốt, dứt điểm sớm sẽ hạn chế các hậu quả lâu dài.

Hậu quả của Gout: Viêm khớp, viêm đa khớp mạn tính, tạo các hạt Tophi, nhiều biến chứng rối loạn chuyển hóa.

Hạt Tophi Là Gì? Hình Ảnh, Đặc Điểm Của Hạt Tophi Ở Gút

1.2. Cách nhận biết Cơn Gout cấp

Cơn Gout cấp hay cơn Gút cấp tính có các triệu chứng sau đây:

  • Thường xảy ra đột ngột vào ban đêm
  • Thức dậy cảm thấy vô cùng đau đớn tại khớp bị sưng
  • 60-70% xảy ra tại các khớp ngón tay, khớp ngón chân (ngón chân cái): sưng, to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội, cơn đau tăng dần, chạm nhẹ cũng thấy rất đau.
  • Cơn đau có thể từ 1 khớp, lan sang các khớp lân cận
  • Đau khớp kéo dài 5-7 ngày, sau đó triệu chứng có thể giảm dần, hết cơn đau khớp có thể trở lại bình thường.
  • Dễ tái phát cơn đau khớp sau một chế độ ăn quá giàu đạm.
  • Kết quả kiểm tra công thức: tăng bạch cầu tại dịch ổ khớp ( Đa số là bạch cầu đa nhân), chứa nhiều tinh thể urat trong dịch khớp.
  • Khớp cứng, đau khi vận động, cản trở vận động.

1.3. Hậu quả xảy ra nếu lặp đi lặp lại các cơn gout cấp:

  • Các hạt Tophi hình thành chậm, có thể vài năm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên. Một khi đã xuất hiện sẽ tăng nhanh số lượng, khối lượng và gây loét tại các khu vực ổ khớp. Hạt Tophi xuất hiện ở ngón chân, gót chân, khuỷu tay, mu bàn chân, …
  • Lắng đọc urat tại thận: Sỏi thận, tổn thương thận, suy thận, …

2. Cần làm gì khi bạn đang trong 1 cơn Gout cấp

Mục tiêu điều trị Gout:

  1. Giảm triệu chứng viêm khớp cấp tính
  2. Dự phòng, giảm tần suất và mức độ các cơn cấp tính khác.
  3. Kiểm soát axit uric máu
  4. Giảm biến chứng, giảm các bệnh lý tiến triển phối hợp.

2.1. Điều chỉnh chế độ ăn trong cơn Gút cấp

Giảm ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin (nguồn tổng hợp axit uric trong máu) :

hạn chế ăn thịt đỏ với người bệnh Gout

  • Giảm ăn nội tạng động vật
  • Hạn chế ăn các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ
  • Hạn chế hải sản, cua, cá, tôm
  • Giảm và ngưng sử dụng rượu, thức uống có cồn
  • Nên uống nhiều nước tăng tốc độ đào thải qua thận.

2.2. Thuốc sử dụng trong cơn Gout cấp

2.2.1. Colchicin – Thuốc điều trị đặc hiệu cơn Gout cấp

Cơ chế: Cản trở quá trình thực bào của bạch cầu với tinh thể urat, hạn chế viêm cấp tính.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Colchicin sẽ rất hiệu quả nếu sử dụng sớm trong 12 đến 24 giờ đầu tiên của cơn gout cấp.
  • Ít hiệu quả khi sử dụng muộn
  • Thận trọng với bệnh nhân gan và thận mạn.

Liều dùng: Ngày đầu: 1 mg * 3 lần/ ngày; Ngày thứ hai: 1 mg * 2 lần/ ngày; Ngày thứ 3 trở đi: 1 mg / ngày, liều duy trì từ 0,5 -2 mg/ ngày trong 3 tháng.

Tác dụng phụ thường gặp: Thuốc làm tăng nhu động tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ức chế hô hấp, rụng tóc, ức chế tủy xương nếu dùng kéo dài.

2.2.2. NSAIDs – Giải pháp giảm đau, giảm sưng viêm trong cơn gout cấp

Một số hoạt chất lựa chọn:

  • Ibuprofen
  • Piroxicam
  • Diclofenac
  • Phenylbutazon
  • Naproxen
  • Indomethacin
  • Etoricoxib

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa
  • Chống chỉ định: bệnh nhân suy thận.

2.2.3. Corticoid – Giảm đau mạnh, thay thế khi không dung nạp NSAIDs/ Colchicine 

Cơ chế tác dụng:

  • Corticoid gây giảm đau mạnh
  • Chống viêm, giảm đau nhờ ức chế hoạt động hệ miễn dịch.

Đặc điểm khi sử dụng Corticoid:

  • Khả năng giảm đau mạnh, hiệu quả rất nhanh
  • Chỉ sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ, khi không dung nạp Colchicine hoặc NSAIDs
  • Có thể uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp
  • Hết viêm và đau nhanh, nhưng hết thuốc dễ tái phát
  • Dễ gây xuất huyết tiêu hóa
  • Chỉ dùng trong thời gian 7 ngày, không dùng lâu

2.2.4. Chườm lạnh tại khu vực gout cấp tính. 

3. Dự phòng cơn Gout cấp như thế nào?

Để hạn chế tối thiểu nguy cơ tái mắc cơn Gout cấp, cần lưu ý các điều sau:

  • Sử dụng dự phòng: 3-6 tháng
  • Giảm cân, tăng cường tập luyện, giảm uống rượu.
  • Sử dụng thuốc hạ axit uric máu.

cơ chế thuốc hạ acid uric máu

3.1. Thuốc sử dụng phòng cơn Gout cấp:

3.1.1. Thuốc giảm tổng hợp axit uric:

Allopurinol : Ức chế hoạt động của enzyme Xanthin Oxydase, giảm tổng hợp axit uric

  • Sự lựa chọn hàng đầu dự phòng cơn gout cấp.
  • Dùng sau khi triệu chứng viêm cấp tính giảm.
  • Liều từ 100 mg/ ngày: Allopurinol có rất ít tác dụng phụ (Hiếm gặp: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu).
  • Dự phòng 3-6 tháng.

Febuxostat: Ức chế hoạt động của enzyme Xanthin Oxydase, giảm tổng hợp axit uric

  • Liều tham khảo: 40 mg/d
  • Chỉ chuyển sang sử dụng Febuxostat khi thất bại điều trị với Allopurinol. Tránh sử dụng Febuxostat cho người có nguy cơ tim mạch cao.

3.1.2. Thuốc tăng thải trừ axit uric:

Thuốc có tác dụng làm giảm tái hấp thu axit uric của ống thận, tăng đào thải axit uric niệu.

  • Benziodoron: 100-300 mg/ ngày
  • Probenecid

3.1.3. Thuốc tăng chuyển hóa urat từ kém tan thành dễ tan: (dễ bài tiết qua nước tiểu)

  • Pegloticase

****

Phương pháp điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt hạt tophi (Rất hạn chế)

Tài liệu tham khảo

John D. FitzGerald, Nicola Dalbeth, Ted Mikuls et al (2020); American College of Rheumatology“2020 American College of Rheumatology Guideline for the Management of Gout”, Arthritis Care & Researchpp 1–17 DOI 10.1002/acr.24180 © 2020.

]]>
https://duocsiviet.com/xu-tri-con-gut-cap-gout-va-du-phong-tai-phat-nhu-the-nao-1445/feed/ 0