Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Thu, 02 Jan 2025 08:34:37 +0000 vi hourly 1 Đinh lăng – Bí quyết tăng cường trí nhớ và bảo vệ não bộ https://duocsiviet.com/dinh-lang-bi-quyet-tang-cuong-tri-nho-va-bao-ve-nao-bo-2168/ https://duocsiviet.com/dinh-lang-bi-quyet-tang-cuong-tri-nho-va-bao-ve-nao-bo-2168/#respond Thu, 02 Jan 2025 08:34:37 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2168 Đinh lăng như một “vitamin” cho não bộ, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp bạn luôn tỉnh táo và sáng suốt. Hãy cùng team Dược sĩ Việt tìm hiểu kĩ hơn về công dụng này của cây Đinh lăng nhé!

Đinh lăng

 1. Thành phần hóa học trong Đinh lăng giúp bổ não, hoạt huyết.

Trong cây Đinh lăng có rất nhiều hoạt chất có ích cho cơ thể nhưng các chất có tác dụng chính trong bổ não, hoạt huyết gồm:

  • Saponin: cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane. Còn trong rễ cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm.
  • Flavonoid
  • Vitamin B: B1, B2, B6
  • Các axit amin trong đó có lysin, cystein, và methionin là những axit amin không thể thay thế được.

2. Tác dụng của cây Đinh lăng đối với trí nhớ và não bộ

2.1 Cơ chế bảo vệ não bộ của Saponin trong cây Đinh lăng

Saponin có tác dụng bảo vệ thần kinh đáng kể trong việc làm giảm các rối loạn hệ thần kinh trung ương.

Dựa trên dữ liệu được báo cáo gần đây từ các nghiên cứu cơ bản và lâm sàng, các cơ chế được đề xuất về chức năng bảo vệ thần kinh của Saponin bao gồm:

  • Chống oxy hóa: giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra.
  • Tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh: dopamine, serotonin, acetylcholine… Từ đó, saponin trong Đinh lăng giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập.
  • Chống viêm: viêm là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương não bộ. Đinh lăng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm thiểu tổn thương tế bào thần kinh và cải thiện chức năng não.
  • Tăng cường tổng hợp các yếu tố dinh dưỡng thần kinh
  • Ức chế quá trình phosphoryl hóa TAU và tái tạo mạng lưới thần kinh: Quá trình phosphoryl hóa TAU quá mức là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Đinh lăng có khả năng ức chế quá trình này, giúp bảo vệ thần kinh và duy trì cấu trúc của não bộ. Đồng thời, Đinh lăng cũng kích thích quá trình tái tạo mạng lưới thần kinh, giúp phục hồi các vùng não bị tổn thương.

Tài liệu tham khảo

Neuroprotection by saponins

Apoptosis: A review of pro‐apoptotic and anti‐apoptotic pathways and dysregulation in disease

Neuronal calcium signaling: function and dysfunction

Saponin trong Đinh lăng giúp bảo vệ não bộ

2.2 Cơ chế bảo vệ não bộ của Flavonoid trong cây Đinh lăng

Các tác động bảo vệ thần kinh của flavonoid trong cây Đinh lăng bao gồm:

  • Khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi bị tổn thương do độc tố thần kinh gây ra
  • Khả năng ức chế tình trạng viêm thần kinh 
  • Khả năng thúc đẩy trí nhớ, khả năng học tập và chức năng nhận thức

Sự đa dạng của các tác động của Flavonoid trong cây Đinh lăng được hỗ trợ bởi hai quá trình.

  • Flavonoid tương tác với các chuỗi tín hiệu thần kinh quan trọng trong não dẫn đến ức chế quá trình apoptosis do các loài độc tố thần kinh gây ra và thúc đẩy sự sống còn và biệt hóa của tế bào thần kinh. 
  • Flavonoid tạo ra các tác động có lợi cho hệ thống mạch máu ngoại vi và não, dẫn đến những thay đổi trong lưu lượng máu não. Từ đó, Flavonoid giúp hình thành mạch máu mới, thay đổi hình thái tế bào thần kinh.

Nhờ vậy, Flavonoid có trong Đinh lăng có khả năng hoạt huyết, bổ não.

Tài liệu tham khảo

Flavonoids and brain health: multiple effects underpinned by common mechanisms

2.3 Cơ chế bảo vệ não bộ của Vitamin B (B1, B2, B6) trong cây Đinh lăng

Vitamin B là một nhóm các vitamin hòa tan trong nước, đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là đối với não bộ. Chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng, từ việc sản xuất năng lượng cho đến việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh.

  • Vitamin B1 (Thiamine): Cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, giúp duy trì chức năng thần kinh.
  • Vitamin B2 (Riboflavin): Tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương.
  • Vitamin B6 (Pyridoxine): đóng vai trò trong sự phát triển nhận thức thông qua quá trình tổng hợp sinh học các chất dẫn truyền thần kinh và duy trì mức homocysteine ​​​​bình thường, một loại axit amin trong máu.

Chính vì vậy, Đinh lăng có chứa vitamin B nên có khả năng bảo vệ, duy trì chức năng của thần kinh, bổ não.

Vitamin B1,2,6 trong Đinh lăng giúp bảo vệ não bộ

2.4 Vai trò của các acid amin có trong cây Đinh lăng

Đinh lăng chứa nhiều acid amin thiết yếu, đặc biệt là các acid amin không thể tự tổng hợp được trong cơ thể như lysine, cysteine, methionine. 

Các acid amin này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các tế bào thần kinh.

Tóm lại, nhờ các thành phần như saponin, flavonoid, vitamin B và các acid amin, Đinh lăng có tác dụng hoạt huyết, bổ não và tăng cường sức khoẻ. 

Acid amin trong Đinh lăng giúp bảo vệ não bộ

3. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của 

3.1 Tiềm năng điều trị của chiết xuất lá Polyscias fruticosa (L.) Harms trong điều trị bệnh Parkinson 

Bệnh Parkinson (PD) được đặc trưng bởi các khiếm khuyết vận động tiến triển và mất tế bào thần kinh dopaminergic.

Đánh giá: chiết xuất lá Đinh lăng làm chậm quá trình thoái hóa tế bào thần kinh dopaminergic

Kết quả: 

  • Chiết xuất lá Đinh lăng cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của nó trong hỗ trợ điều trị Parkinson thông qua việc cải thiện khả năng vận động và làm giảm thoái hóa tế bào thần kinh dopaminergic.

Tài liệu tham khảo

Therapeutic Potential of Polyscias fruticosa (L.) Harms Leaf Extract for Parkinson’s Disease Treatment by Drosophila melanogaster Model

3.2 Nghiên cứu kéo dài tuổi thọ trên chuột

  • Đối tượng nghiên cứu: 

Chuột được điều trị bằng chiết xuất rễ đinh lăng (10 mg/kg, uống, 3 lần/tuần) từ 12 tháng tuổi (và tiếp tục cho đến cuối đời)

Nhóm chứng: Chuột sử dụng nước muối

  • Đánh giá

Nhóm nước muối có tuổi thọ từ 75 đến 133 tuần, trong khi nhóm được điều trị bằng Đinh lăng có tuổi thọ từ 94 tuần đến 171 tuần.  

Tuổi thọ dài hơn cũng tương quan với chức năng nhận thức tốt hơn (khả năng duy trì)

  • Kết quả

Chiết xuất rễ đinh lăng có khả năng kéo dài tuổi thọ, nhận thức trên chuột.

Tài liệu nghiên cứu

Dinh lang (Polyscias fruticosa)

4. Liều dùng

Đinh lăng khá an toàn khi sử dụng.

Liều dùng trung bình 0,25-0,50g, ngày uống 2-3 lần

Dùng dạng bột (sao thơm, giã, rây mịn), làm thuốc viên, sắc rượu thuốc, hoặc đun sôi uống như trà.

5. Tóm tắt

Đinh lăng với hàm lượng các hoạt chất quý giá như saponin, vitamin nhóm B, axit amin và flavonoid đã được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện trí nhớ, bảo vệ não bộ và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng đinh lăng đúng cách và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học.


XEM THÊM:

Đinh lăng – Sâm quý trong vườn nhà bạn

Xuyên khung – Hoạt huyết, bổ máu, điều kinh

]]>
https://duocsiviet.com/dinh-lang-bi-quyet-tang-cuong-tri-nho-va-bao-ve-nao-bo-2168/feed/ 0
Đinh lăng – Sâm quý trong vườn nhà bạn https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/ https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/#respond Fri, 25 Oct 2024 09:28:00 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1944 Đinh lăng là loại cây dân dã được trồng trong vườn nhà của hầu hết người dân Việt Nam. Đinh lăng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam và cũng là một loại cây dược liệu quý, được ví như Nhân sâm của người nghèo. Bởi lẽ loài cây này dễ sống, dễ trồng nhưng chứa hàm lượng saponin cao hỗ trợ bồi bổ, nâng cao sức khoẻ và phòng chống nhiều bệnh lý mạn tính.

Đinh lăng 1

1. Cách nhận biết cây Đinh lăng:

  • Tên danh pháp: Polyscias fruticosa
  • Tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam dương, cây đinh lăng thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae
  • Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn thân cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc (củ, thân rễ, thân cành, lá). Trong đó, rễ đinh lăng là thành phần chứa hàm lượng saponin và flavonoid cao nhất. Đinh lăng sau 5-6 năm có bộ rễ phát triển, hàm lượng saponin cao và có thể thu hoạch lấy rễ.
  • Rễ đinh lăng được rửa sạch, phơi khô, sắc lát mỏng dùng dần pha hãm uống hàng ngày. Lá đinh lăng có thể được sử dụng như một loại rau sống hoặc phơi khô, sắc làm trà.
  • Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: lá nhỏ, xanh, hình lông chim, mọc đối xứng. Cây có thể cao từ 80 cm đến 2m. Hệ củ phát triển tốt, Rễ củ của Đinh lăng được ví như “Nhâm sâm của người nghèo” vì chứa các hoạt chất saponin quý giá tương tự nhân sâm.
  • Vùng dược liệu: Đinh lăng được trồng rộng rãi tại vườn nhà của hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình… được quy hoạch thành các vùng trồng đinh lăng có số lượng lớn, đảm bảo chất lượng dược liệu đầu ra cao nhất.

Đinh lăng 2

2. Thành phần các hoạt chất của Đinh lăng:

Đinh lăng được biết đến với rất nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ nhờ chứa hàm lượng dược chất đa dạng phong phú như:

  • Saponin triterpenic
  • Alcaloid
  • Glucosid
  • Các hợp chất chống oxy hoá như: flavonoid, tanin, vitamin nhóm B
  • Cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Cystein, lysin, methionin…

Trong nỗ lực định tính các thành phần hoạt chất trong dược liệu đinh lăng, Một saponin genin đã được xác định là acid oleanolic.

Các hợp chất đa dạng trong đinh lăng được đưa vào thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu và phần nào chứng minh khả năng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm và hỗ trợ giảm tốc độ phát triển của một số loại ung thư

Đinh lăng 3

3. Công dụng của Đinh lăng:

Công dụng của đinh lăng được đưa vào trong nhiều bài thuốc, trong đó có các ưu điểm chính như:

  1. Hỗ trợ phục hồi, chữa suy nhược, nâng cao miễn dịch cơ thể, nhất là phụ nữ sau sinh cần bồi bổ và hỗ trợ tiết sữa tốt.
  2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng tiêu hoá, hấp thu, chữa tiêu hoá kém
  3. Giảm viêm, sưng, sốt do nhiễm khuẩn
  4. Trị các chứng thấp khớp, đau lưng, sưng khớp, viêm khớp, cứng khớp
  5. Giảm ho, đặc biệt là ho ra máu.

4. Cách dùng của Đinh lăng trong cuộc sống hàng ngày:

Đinh lăng 4

Theo sách “Những cây thuốc, vị thuốc thường dùng” của Tiến Sĩ Nguyên Viết Thân, mỗi ngày nên dùng từ 1-6 gam rễ hoặc 30-50 g thân đinh lăng, sắc thuốc hoặc ngâm rượu.

Với lá tươi có thể dùng 50 -100 g để nấu cùng cháo giúp lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể.

Lá đinh lăng cũng có thể giã đắp lên vết thương, mụn nhọt.

Trong dân gian không thể không nhắc đến công dụng ăn đinh lăng kèm gỏi cá.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333

]]>
https://duocsiviet.com/dinh-lang-sam-quy-trong-vuon-nha-ban-1944/feed/ 0