Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Tue, 26 Nov 2024 10:08:36 +0000 vi hourly 1 Bình vôi – Dược liệu quý giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/ https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/#respond Tue, 26 Nov 2024 10:08:36 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1908 Bình vôi, có hình dáng giống y như một chiếc bình đựng vôi, củ bình vôi còn có tên gọi khác trong dân gian là củ một, củ bồng bềnh. Bởi lẽ, khi cây sinh trưởng phát triển, phần thân rễ của cây chỉ phát triển thành duy nhất 1 củ rất to nổi lên trên mặt đất đem đến đặc điểm nhận diện đặc trưng của loại cây này. Sau đây, hãy cùng team Dược Sĩ Việt tìm hiểu kỹ hơn về loại cây bình vôi rất quý giá đối với ngành y học hiện nay.

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Bình Vôi

Bình vôi có tên khoa học dễ nhớ là Stephania glabra, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Nếu bạn thích thú và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn thông tin khoa học về củ bình vôi, hoàn toàn có thể dùng danh pháp khoa học này để tra cứu trên các tờ báo sức khoẻ thế giới.

Bình vôi ở Việt Nam được trồng và phân bố rất rộng, từ Bắc vào Nam. Đặc biệt, cái tên bình vôi không chỉ xuất phát từ đặc điểm bề ngoài trông giống như một chiếc bình đựng vôi, theo đặc điểm sinh học, củ bình vôi rất thích phát triển và phát triển tốt tại các khu vực có địa hình núi đá vôi như Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nội,…

Trong đông y, bình vôi là một loại dược liệu quen thuộc, được đưa vào sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, đặc biệt là các bài thuốc giúp điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bình vôi là cây dây leo, thân nhẵn, lá tròn mọc xen kẽ, đặc biệt có thân củ rất lớn. Chính phần rễ củ lớn chồi lên trên mặt đất này được sử dụng làm thuốc sau khi được rửa sạch, phơi khô, thái lát mỏng. 

2. Các hoạt chất đem lại hoạt tính của Bình Vôi

Bình vôi là một loại cây dược liệu nổi tiếng từ rất lâu đời tại Việt Nam. Hiện nay các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều dược chất nổi tiếng được phân lập từ củ bình vôi, đặc biệt là các thành phần alcaloid như:

  • Rotundin
  • L-tetrahydropalmatin
  • Roemerin
  • Cepharanthin
  • Tetradrin
  • Ngoài ra còn có chứa lượng lớn tinh bột, acid hữu cơ và đường.

Trong đó, Rotundin là hoạt chất nổi tiếng nhất của củ bình vôi. Rotundin thường được chiết xuất tinh khiết và làm thuốc đặc trị chữa mất ngủ.

Ở Việt Nam chúng ta đã phát hiện nhiều loại Bình Vôi khác nhau. Mỗi loại bình vôi vẫn sẽ có các dược chất có hoạt tính khá giống nhau, tuy hiên, hàm lượng từng loại alkaloid có thể khác nhau đôi chút, chính vì vậy, bình vôi được trồng tại các khu vực có địa chất đá vôi luôn là loài cho hiệu suất chiết xuất hoạt chất cao nhất.

Cách thu hái và chế biến Bình Vôi làm thuốc phổ biến hiện nay:

Củ Bình vôi cho một bộ rễ củ to, trồi lên trên bề mặt đất. Phần rễ củ càng to, giá trị dược tính càng cao.

Khi cây đã ra củ, chúng ta có thể thu hái quanh năm, không nhất thiết bắt buộc phải thu hái vào một mùa nào.

Theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại, thời điểm bắt đầu sang mùa thu, hoặc sang đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hái và bào chế củ bình vôi. Vì lúc này hàm lượng các hoạt chất trong củ đạt ngưỡng cao nhất. 

Sau khi được thu hái, củ bình vôi được cạo sạch lớp vỏ đen bên ngoài, thái thành lát mỏng, phơi sấy khô. Có thể dùng để ngâm rượu hoặc sắc uống hàng ngày.

Củ bình vôi thô sau khi được cắt lát có thể được điều chế để thu hoạt chất Rotundin thô hoặc hoạt chất tinh khiết làm thuốc. 

3. Công dụng thường dùng của Bình Vôi

Được ghi lại trong các sách y học cổ truyền, Bình vôi được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là các nhóm bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau dạ dày. Bình vôi hiếm khi được sử dụng đơn độc trong một bài thuốc mà được kết hợp với các vị thuốc khác để tạo bài thuốc phối hợp điều trị.

Trong y học hiện đại, những công dụng của cây Bình vôi đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu khoa học gồm có:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon, an thần: nhờ hoạt chất Rotundin, L-tetrahydropalmatin. Ngoài ra, các hoạt chất này còn giúp ổn định huyết áp khi ngủ, thư giãn cơ trơn, chống co giật, chống co thắt cơ vành, điều hoà đường hô hấp. 
  • Điều hoà huyết áp, tim mạch, bồi bổ công năng cho tim: nhờ hoạt chất Rotundin.
  • Cải thiện chức năng miễn dịch nhờ hoạt chất cepharanthin.
  • Cải thiện tình trạng sưng đau, nhức mỏi, chống viêm, giảm đau

3. Bình vôi giúp an thần, ngủ ngon như thế nào?

RotundinL-tetrahydropalmatin là hai hoạt chất nổi bật có trong bình vôi nổi tiếng với công dụng an thần, ngủ ngon, điều trị chứng mất ngủ. 

Ai đã từng sử dụng bình vôi hoặc sử dụng Rotundin đều công nhận về khả năng điều hoà giấc ngủ, giúp ngủ ngon sâu giấc rất tốt.

4. Các phương pháp dân gian sử dụng Bình Vôi

  • Sử dụng bình vôi giúp trị mất ngủ:

Cách 1: Kết hợp bình vôi, hạt sen, long nhãn, lá vông nem sắc uống trước khi đủ ngủ 30 phút. 

Cách 2: Kết hợp bình vôi, lạc tiên, liên tâm, vông nem, cam thảo, sắc uống.

  • Sử dụng bình vôi giúp cải thiện tình trạng suy ngược thần kinh:

Cách dùng:

Kết hợp bình vôi, viễn chí, câu đằng, thiên ma sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Sử dụng bình vôi trị trị đau dạ dày, loét dạ dày:

Bài thuốc tham khảo: Kết hợp bình vôi, khổ sâm, dạ cẩm, xa tiền tử sắc uống mỗi ngày. 

  • Sử dụng bình vôi trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính:

Sử dụng Bình vôi, Huyền sâm, Cát cánh, Trần bì sắc uống mỗi ngày. 

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/binh-voi-duoc-lieu-quy-giup-ngu-ngon-ngu-sau-giac-1908/feed/ 0
Lạc tiên – vị thuốc giúp thanh nhiệt, an thần https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/ https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/#respond Tue, 26 Nov 2024 07:22:52 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1919 Lạc tiên – “Như lạc vào tiên cảnh khi sử dụng” là câu nói đùa vui trong dân gian về cây lạc tiên. Lạc tiên nổi tiếng với công dụng giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Uống lạc tiên giúp người mất ngủ lâu năm đến mấy cũng ăn ngon, ngủ ngon, luôn vui vẻ hạnh phúc. Trong dân gian, lạc tiên còn có nhiều tên gọi khác như cây nhãn lồng, cây chùm bao, cây đèn lồng. Còn với tên khoa học, chúng ta có danh pháp của Lạc tiên là Passiflora foetida L. thuộc họ Lạc tiênPassifloraceae. Ở Việt Nam, lạc tiên mọc tự nhiên tại các vùng bờ rào và có vùng phân bố rộng rãi. 

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Lạc tiên

Lạc tiên rất phổ biến tại các vùng quê tại Việt Nam, chúng thường mọc hoang tại các bờ rào, bờ ruộng và dễ nhận biết. Cây dây leo thân mềm, trên thân có nhiều lông nhỏ mịn, lá hình tim, hoa tím nhạt. Quả của cây lạc tiên có vị chua nhẹ và thường được ví giống với quả chanh leo. Bên ngoài quả được bao phủ bởi 1 lớp lông tua giống với hình chiếc đèn lồng, nên ngoài tên gọi lạc tiên, trong dân gian còn gọi là cây đèn lồng hoặc cây chùm bao.

Toàn bộ bộ phận trên mặt đất, trừ rễ của cây lạc tiên đều có thể sử dụng làm thuốc như: thân mềm, lá cây, quả của cây lạc tiên. 

Tại Việt Nam, lạc tiên được trồng hoặc mọc dại rất nhiều ven đường, ven bờ rào. Trẻ em Việt Nam có tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm với quả nhãn lồng (quả lạc tiên) và chúng thường bứt ăn sống vì quả lạc tiên khi chín có vị ngọt thanh, man mát. Trước đó, người Việt Nam chúng ta không biết đến vai trò và công dụng của lạc tiên trong chữa bệnh. Loài cây này vốn chỉ là một loài cây mọc dại, tự mọc, tự ra hoa ra quả và tự lụi tàn.

Kể từ năm 1940, một dược sĩ người Việt Nam đi du học từ Pháp về trông thấy cây này giống với loài Passiflora ở Pháp, tuy nhiên người Việt Nam chúng ta chỉ để mọc dại và không sử dụng thuốc. Sau khi kiểm tra và đối chiếu giống cây tại Việt Nam và loài cây thảo dược Quý thuộc nhóm Passiflora được thế giới sử dụng làm thuốc, chính thức cây lạc tiên tại Việt Nam được đưa vào sử dụng làm thuốc giúp ngủ ngon, giảm suy nhược thần kinh.

2. Các hoạt chất đem lại hoạt tính của lạc tiên

Lạc tiên là một loại thảo dược nổi tiếng thế giới và đã được đưa vào sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Chính vì vậy, các nhà khoa học thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phân tích hoạt chất của cây lạc tiên, trong đó nổi bật là các loại alcaloid, saponin, flavonoid:

  • Alcaloid (harman, harmol, harmin…) đây là thành phần hoạt chất chính đem lại công dụng của lạc tiên.
  • Flavonoid: Pachypodol, 4’, 7-O-dimethyl-apigenin, Ermanin-4’, 7-O-dimethyl-naringenin, 3,5-dihydroxy-4,7-dimethyloxyflavanon, chrysoerpol, vitexin.
  • Saponin: 2-xylosylvitexin

Thu hái và chế biến lạc tiên làm thuốc:

Hái toàn cây trừ rễ, dùng tươi hay phơi khô để sắc thuốc hay pha rượu thuốc. Không cần chế biến gì đặc biệt.

3. Công dụng của cây lạc tiên

Công dụng chính: An thần, gây ngủ, điều kinh, chữa suy nhược thần kinh, ho, phù thũng.

Trong dân gian, lạc tiên được sử dụng rộng rãi với công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm mụn nhọt mẩn ngứa. Bên cạnh đó, lạc tiên còn là bài thuốc giúp an thần, ngủ ngon nổi tiếng. 

Với y học hiện đại ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra công dụng của lạc tiên và chứng minh thông qua các nghiên cứu khoa học trên động vật và người: 

  • Hỗ trợ giúp ngủ ngon giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Giúp người dùng dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn, sảng khoái hơn sau mỗi giấc ngủ chất lượng. Dù người bệnh có đang trong tình trạng mất ngủ mãn tính khi sử dụng lạc tiên cũng cho kết quả cải thiện tốt. 
  • Giúp thanh nhiệt, mát gan
  • Lạc tiên giúp giãn cơ trơn, chống co thắt cơ:  Điều trị hiệu quả các cơn đau tử cung và co thắt đường tiêu hóa.

Theo tài liệu Ấn Độ, quả Lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì chứa glycoside cyanogenetic – một loại độc tố tự nhiên trong thực phẩm 

Lạc tiên trong công dụng thanh nhiệt, an thần

Lạc tiên sử dụng toàn thân để làm thuốc. Lạc tiên sau khi được thu hái, sấy khô có vị hơi đắng nhẹ, hậu vị ngọt, tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc rất tốt. Khi chín quả có vị ngọt thanh, rất thơm, có khả năng nhuận tràng.

Theo nhiều báo cáo khoa học, lạc tiên có khả năng hỗ trợ người dùng đi vào giấc ngủ dễ dàng bởi các thành phần alkaloid có trong loại cây này giúp ức chế hoạt động của thụ thể cafein, giảm kích thích thần kinh. Qua đó sau khi sử dụng, người dùng thấy thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn, giảm bớt căng thẳng, giảm tình trạng suy nghĩ nhiều về đêm gây khó ngủ. Chính vì vậy cũng có thể ngủ sâu và ngon giấc hơn.

4. Một số phương pháp sử dụng Lạc tiên trong dân gian

  • Sử dụng lạc tiên giúp cải thiện giấc ngủ: 

Cách 1: Lạc tiên sấy khô, mỗi ngày đem sắc uống như trà, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Lưu ý: Không nên pha quá nhiều nước. 

Cách 2: Kết hợp: Tâm sen, lạc tiên, lá vông nem, lá dâu, thêm đường nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày lấy 1 phần cao lỏng pha với nước uống trước khi đi ngủ. 

Cách 3: Kết hợp: Vông nem, lạc tiên, hạt sen, cỏ tre, lá dâu, cỏ mọc, cam thảo, xương bồ, táo nhân, sắc nước uống. Chia thành 2-3 lần uống/ ngày. Nên uống vào trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng lạc tiên giúp hỗ trợ điều trị viêm ngoài da, ngứa:

Lấy lạc tiên khô nghiền nát, giã lấy nước đắp lên vùng da cần điều trị mẩn ngứa. Hoặc đun lạc tiên tưới với nước tắm hàng ngày.

  • Sử dụng lạc tiên thanh lọc cơ thể, mát gan:

Quả lạc tiên khi chín lấy ruột, ép lấy nước, thêm đường và nước tạo thức uống giải khát tươi mát, giàu vitamin. Đặc biệt, quả lạc tiên rất giống quả chanh leo, có thể tham khảo cách pha nước lạc tiên tương tự nước chanh leo.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/lac-tien-vi-thuoc-giup-thanh-nhiet-an-than-1919/feed/ 0
Vông nem – Dược liệu quý giúp an thần, gây ngủ https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/ https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/#respond Mon, 25 Nov 2024 04:36:13 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1994 Dược liệu Vông nem là phần lá và vỏ thân của cây vông nem. Trong cuộc sống, vông nem có rất nhiều tên gọi địa phương khác nhau mà bạn có thể quen gọi như lá vông, thích đồng, co tóng lang…. Bên cạnh đó, vông nem có tên khoa học khá khó nhớ và khó đọc là Erythrina variegata L. một cây thuộc họ ĐậuFabaceae. Hãy tìm hiểu về loại dược liệu nhiều điều thú vị này cùng team DSV qua bài viết sau đây. 

Vông nem trước kia thường mọc hoang tại bờ rào, dân gian lấy lá cây vông nem làm rau ăn và nấu canh. Hiện nay, khi ngành dược liệu phát triển, rất nhiều hợp chất quý trong cây vông nem đã được phát hiện ra như: migarin, các alcaloid…được chứng minh đem lại tác dụng an thần, gây ngủ….

1. Bộ phận dùng làm thuốc của Vông nem.

Vông nem dễ trồng và phát triển tốt ở điều kiện khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt là các vùng ven biển.

Cây vông nem nếu phát triển tốt thậm chí có thể cao tới 10 – 20 m, trung bình cây có chiều cao từ 5 – 8 m, cây có gai ngắn, hoa màu đỏ tươi. 

Bộ phận chính dùng làm thuốc của Vông nem là phần , ngoài ra có thể tận dụng dùng vỏ thân Vông nem cũng chứa rất nhiều hoạt chất quý.

Lá vông nem có thời gian thu hái lý tưởng nhất vào thời gian chuyển mùa xuân sang hè từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Để chọn được dược liệu có hàm lượng dược tính cao nhất, chúng ta cần lựa chọn những loại lá to, tròn, không sâu, bỏ phần cuống. Sau khi lá được chọn cần được rửa sạch, phơi khô hoặc dùng khi lá còn tươi. Lưu ý, đảm bảo bảo quản lá vông nem khô ráo, tránh ẩm mốc để đem đến an toàn trong quá trình sử dụng. 

Bên cạnh lá vông nem, vỏ thân vông nem cũng là một loại dược liệu được sử dụng. Tên gọi khác của vỏ thân vông nem là Thích đồng bì, Hải đồng bì – Cortex Erythrinae. Vỏ thân vông nem được thu hái bằng cách tách vỏ cây, cạo bỏ lớp bần và phơi sấy khô. 

Hoạt chất đem lại công dụng chính của vông nem có trong lá và vỏ thân là:

  • Alcaloid (erythramin, erysopin, erysonin, …)
  • Saponin
  • Flavonoid
  • tanin

2. Công dụng của lá vông nem

Từ kinh nghiệm dân gian cho đến các nghiên cứu mới nhất được thực hiện, khi sử dụng lá vông nem sẽ cho các công dụng như sau:

  • An thần, cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, giảm mệt mỏi, hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ.
  • Cải thiện tình trạng trĩ, giải pháp hỗ trợ chữa bệnh trĩ: lá vông nem có chứa các thành phần kháng viêm và giảm sưng phù nề, hỗ trợ giảm cảm giác đau, giảm áp lực tại vùng búi trí, hỗ trợ tốt trong phòng ngừa và cải thiện trĩ sau điều trị. 
  • Hỗ trợ điều kinh, cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
  • Hỗ trợ giải độc cơ thể: trong lá vông nem có chứa một loại hoạt chất erythrin. Erythrin đem lại khả năng kháng độc tố strychnin – độc tố thường gây ra ngộ độc cấp, đây cũng là chất độc được tìm thấy nhiều trong hạt mã tiền. 
  • Cải thiện tình trạng mụn nhọt lở ngứa, giảm các vết thương lở loét, viêm da.

Vông nem trong công dụng an thần, gây ngủ.

Theo các nhà khoa học Ấn độ và Trung Quốc, lá vông nem giúp làm thư giãn, thả lỏng cơ thể, yên tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt và điều hoà huyết áp, qua đó rất dễ giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sinh lý tự nhiên. 

3. Một số phương pháp dân gian sử dụng Vông nem.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ:

– Cách 1: dùng lá vông nem nấu canh hoặc ăn như rau hàng ngày. 

– Cách 2: Kết hợp tâm sen, táo nhân và lá vông nem sao thơm, trộn đều, hãm với nước uống hàng ngày. Có thể thêm hoa nhài tươi khi để nguội. 

– Cách 3: Chế biến cao lỏng gồm có lạc tiên, tâm sen, vông nem, lá dâu, cho thêm một chút đường. Có thể pha cao với nước uống trước khi ngủ. 

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp cải thiện xương khớp, chữa đau lưng và đầu gối:

Kết hợp các dược liệu sau:

  • Ngưu tất
  • Xuyên khung
  • Vông nem
  • Khương hoạt
  • Địa cốt bì
  • Ngũ gia bì
  • Cam thảo
  • ý dĩ
  • Sinh địa

Sắc thành nước, ngày uống 3-4 lần hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Cải thiện sưng khớp, cứng khớp, đau đầu gối.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa bệnh ngoài da:

Chế thuốc bôi ngoài da kết hợp:

  • Vỏ vông nem
  • Vỏ cây dâm bụt
  • Rễ chút chít

Nghiên nhỏ, tán nhỏ dược liệu, pha với rượu theo tỷ lệ tham khảo: 1 lượng bôt, 5 lượng rượu. Bôi ngoài da giúp giảm viêm ngứa, bệnh lý ngoài da.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa đau răng:

Vông nem có công dụng cải thiện tình trạng răng đau nhức rất tốt. Lấy vỏ vông nem nghiền thành bột mịn, rắc vào vị trí răng sâu, răng đau nhức.

  • Bài thuốc chứa vông nem giúp chữa rắn cắn: 

Lưu ý, bài thuốc này chỉ nên tham khảo khi thật cần thiết. Nếu bị rắn cắn, bạn nên liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn cách chữa trị kịp thời, loại trừ được độc rắn, tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Sử dụng hạt vông nem hoặc vỏ cây vông nem nghiền nhỏ, hoà cùng với 1 ít nước tạo bột nhão đắp lên vị trí vết thương do rắn cắn. Sau đó ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. 

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/vong-nem-an-than-gay-ngu-1994/feed/ 0
Rotundin – Chiết xuất bình vôi giúp an thần, ngủ ngon https://duocsiviet.com/rotundin-chiet-xuat-binh-voi-1881/ https://duocsiviet.com/rotundin-chiet-xuat-binh-voi-1881/#respond Thu, 03 Oct 2024 10:14:00 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1881 Rotundin là một hoạt chất được chiết xuất chính từ cây Bình vôi, đặc biệt là Củ Bình Vôi. Rotundin được biết đến với khả năng điều hoà nhịp tim, hạ huyết áp, giãn cơ trơn và giúp giảm các cảm giác lo âu, căng thẳng, hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Dược Sĩ Hải Yến – Team DSV tìm hiểu kỹ hơn về hoạt chất Rotundin này.

Rotundin

1. Rotundin là gì?

Rotundin là một lạoi alkaloid chính được chiết xuất từ cây bình vôi (Stephania Glabra) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Tên khoa học của Rotundin là L – Tetrahydropalmatin.

Rotundin hiện được chiết xuất và sản xuất rộng rãi trong các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu với công dụng chính như: an thần, dễ ngủ, giảm căng thẳng, giảm đau, giãn cơ trơn.

Rotundin từ bình vôi

2. Lợi ích của Rotundin

Rotundin là một hoạt chất nổi bật được chiết xuất từ cây bình vôi, đem lại hiệu quả sử dụng an thần, giúp ngủ ngon sâu giấc và có những ưu điểm nổi bật như độc tính thấp, dung nạp tốt vào cơ thể. Giấc ngủ mà Rotundin mang lại cho người sử dụng rất tự nhiên, như một giấc ngủ sinh lý khoẻ mạnh, sau khi ngủ không bị mệt mỏi, không gây đau nhức đầu như các loại thuốc tổng hợp khác.

Cụ thể, Rotundin có công dụng giảm đau, an thần rất hiệu quả. Bên cạnh đó, một công dụng khác cũng rất nổi tiếng của Rotundin giúp điều hoà nhịp tim, ổn định huyết áp, giãn cơ trơn, giảm tình trạng đau do co rút cơ trơn ở đường ruột và tử cung.

3. Rotundin hấp thu vào cơ thể như thế nào?

Rotundin cho giấc ngủ an lành

Rotundin là thuốc được chiết xuất từ dược liệu tự nhiên, an toàn, lành tính với cơ thể, không gây các tác dụng phụ với giấc ngủ. Thuốc được hấp thu nhanh sau khi sử dụng bằng đường uống. Rotundin phát huy tác dụng và nồng độ đạt đỉnh sau 30 phút, thuốc có thể đi qua hàng rào máu não trong vài phút.

Rotundin vào cơ thể được phân bố tốt nhất vào mô mỡ, qua hàng rào máu não, sau đó đến mô phổi, gan, thận. Sau khi đi vào cơ thể, thuốc được thải trừ trực tiếp dạng không thay đổi cấu trúc qua thận.

4. Ai cần sử dụng Rotundin

Rotundin được ứng dụng cho các nhóm bệnh nhân sau:

  • Người đang có tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng do nhiều nguyên nhân khác nhau của cuộc sống dẫn đến khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mất ngủ kéo dài.
  • Người đã sử dụng Diazepam nhưng bị nhờn thuốc, cần có giải pháp thay thế
  • Người cần giảm các cơn đau bụng do co thắt ở ruột
  • Người cần giảm các cơn đau bụng kinh, co rút tử cung
  • Người cần điều hoà nhịp tim, huyết áp cao cần hạ huyết áp.

Rotundin 2

Lưu ý khi sử dụng Rotundin:

  • Không tự ý mua và sử dụng, chỉ sử dụng dưới sự chỉ dẫn và giám sát của nhân viên y tế có chuyên môn.
  • Không sử dụng nếu có triệu chứng dị ứng với các thành phần của thuốc, mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Sử dụng ngày 1 lần trước khi ngủ.
  • Sử dụng giảm đau liều gấp đôi liều an thần, gây ngủ.
  • Không lạm dụng, không sử dụng kéo dài.
  • Không sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.

5. Tác dụng phụ khi dùng Rotundin kéo dài

Rotundin rất an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ, chỉ hiếm gặp các tác dụng phụ nhẹ như nhức đầu, rối loạn tiêu hoá.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng không mong muốn khó kiểm soát khi sử dụng thuốc.

]]>
https://duocsiviet.com/rotundin-chiet-xuat-binh-voi-1881/feed/ 0