Sau đây là một bài viết tổng quan ngắn gọn những lưu ý về chuẩn bị món ăn cho người sốt xuất huyết. Kể cả bạn đang điều trị trong viện hay tự điều trị tại nhà, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của người sốt xuất huyết.
Mục lục
1. Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên tránh ăn:
-
Thức ăn màu tối, sẫm màu (Có màu đỏ/ nâu)
Trong quá trình mắc sốt xuất huyết, nhất là thời điểm từ ngày thứ 3 trở đi, khi tiểu cầu giảm mạnh, cơ thể có thể gặp xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng. Đặc biệt nguy hiểm nếu có chảy máu lòng ống tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, xuất huyết niêm mạc ruột.
Dấu hiệu nhận biết xuất huyết tiêu hóa rất dễ quan sát: phân màu sẫm đen, có mùi hơi tanh (do sự phân hủy của huyết sắc tố – hồng cầu).
Khi ăn thức ăn có màu tối, sẫm màu cũng khiến màu phân trở nên sẫm màu theo. Lúc này sẽ khó theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa khi mắc sốt xuất huyết, nhất là giai đoạn giảm tiểu cầu mạnh (Từ ngày thứ 3 trở đi)
Các món ăn màu tối, sẫm màu nên tránh: socola, thanh long đỏ, dưa hấu, nước trái cây màu đỏ, các loại hoa quả có màu đỏ hoặc sẫm màu.
-
Cafe, trà: thức uống lợi tiểu:
Mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân sốt xuất huyết là tình trạng thoát dịch ra khỏi lòng mạch, giảm thể tích tuần hoàn, giảm vận mạch, mất nước, mất điện giải.
Các thức uống có tính lợi tiểu như: cafe, trà làm tăng tỷ lệ tần suất đi tiểu tiện của bệnh nhân, tắc tốc độ lọc tại cầu thận, tăng nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn trầm trọng hơn.
-
Đồ ăn cứng:
Trong giai đoạn hạ tiểu cầu, bệnh nhân sốt xuất huyết cần hạn chế tuyệt đối các nhóm thức ăn cứng. Việc không kiêng ăn đồ cứng trong giai đoạn này có thể dẫn đến: tăng ma sát giữa thức ăn với niêm mạc răng, tăng ma sát với niêm mạc dạ dày, kích ứng niêm mạc tiêu hóa, xước chảy máu chân răng, chảy máu dạ dày.
Một số loại đồ ăn cứng cần lưu ý khi mắc sốt xuất huyết:
– Với người sốt xuất huyết, các món ăn bình thường như: cơm, thịt, rau, lạc thậm chí mỳ cũng dễ gây viêm, chầy xước chân răng. Hạn chế tối đa nguy cơ ma sát lên niêm mạc ruột và dạ dày bằng các nhóm thức ăn mềm.
-
Đồ ăn cay
Thức ăn cay, nóng tuy không gây ma sát tới hệ thống niêm mạc, nhưng những món ăn này có khả năng gây kích ứng rất mạnh với niêm mạc dạ dày. Thậm chí có nhiều trường hợp viêm, loét dạ dày, chảy máu dạ dày do ăn thức ăn quá cay nóng khi mắc sốt xuất huyết.
-
Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa
Thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán sẵn, đồ đóng hộp) có khả năng gây đầy chướng bụng, nặng bụng và mệt mỏi cho người bệnh.
2. Các loại thực phẩm người sốt xuất huyết nên ăn:
-
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C rất nổi tiếng với khả năng kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, tham gia vào chức năng chống gốc tự do. Với người bệnh sốt xuất huyết, cả người đau nhức kiệt sức rất cần được bổ sung một nguồn vitamin C dồi dào từ hoa quả tươi để nâng cao khả năng miễn dịch và phục hồi.
Tham khảo các loại hoa quả giàu vitamin C: cam, ổi, kiwi, dứa
-
Thực phẩm giàu sắt
Trong diễn tiến bệnh lý sốt xuất huyết, từ ngày thứ 3-4 trở đi, khi tiểu cầu giảm thấp cũng là thời gian dễ gặp xuất huyết nhất. Xuất huyết đồng nghĩa với việc mất máu và giảm hồng cầu. Bổ sung thực phẩm giàu sắt rất tốt cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục.
Tham khảo các loại thực phẩm giàu sắt: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, bí ngô, trai, sò, ốc.
-
Thực phẩm bổ sung vitamin K
Vitamin K cũng là thành phần thiết yếu kích hoạt quá trình đông máu, tránh mất máu trong giai đoạn hạ tiểu cầu.
Các loại thực phẩm giàu vitamin K: các loại rau họ cải: cải bó xôi, cải xoăn, cải bắp, quả bơ, đậu nành,
-
Thực phẩm mềm, giàu calo
Các loại cháo, soup xay nhuyễn kết hợp đủ thành phần tinh bột, rau xanh, các loại đạm từ thịt giàu sắt. Hạn chế ma sát trong quá trình ăn uống.
Hotline hỗ trợ tư vấn: 024.6680.8686
Tham gia cập nhật tin tức trên hệ thống Fanpage: Dược Sĩ Việt.
Xem thêm: