Sơn tra rất thân thuộc trong dân gian Việt Nam, với vị chua thanh, sơn tra vừa là một thức vị giải khát, vừa là một dược liệu quý trong y học học cổ truyền. Bên cạnh đó, Sơn tra có rất nhiều bằng chứng chứng minh giảm cholesterol, hạ mỡ máu hiệu quả. Cùng team Dược Sĩ Việt – DSV tìm hiểu kỹ hơn về Sơn tra qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Sơn tra có phải táo mèo không?
Sơn tra có danh pháp khoa học: Malus Doumeri, là một loài thực vật thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae). Quả sơn tra hình tròn, chín có màu đỏ hoặc vàng, vị chua thanh. Chính vì vậy trong dân gian, sơn tra còn có tên gọi khác là quả chua chát, pom rừng. Sơn tra được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền núi phía bắc.
Có rất nhiều nguồn thông tin nói rằng: Sơn tra chính là táo mèo, thông tin này có đúng hay không?
Sơn tra và táo mèo có liên hệ mật thiết, tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt rõ hai loại quả này:
- Táo mèo là sơn tra. Nhưng sơn tra chỉ một nhóm quả có vị chua, thuộc họ hoa hồng, được sử dụng làm thuốc và thực phẩm.
- Chính vì vậy, Sơn tra có nhiều loại, một trong số các loại sơn tra chính là táo mèo.
- Táo mèo là một loại sơn tra rất phổ biến ở Việt Nam, nhất là ở khu vực núi cao, nhiều người quen gọi tất cả các loại táo mèo là sơn tra hoặc tất cả loại sơn tra là táo mèo.
- Bên cạnh đó, các loại sơn tra có hình dạng rất giống nhau, và giống với táo mèo, màu sắc và hình dạng tương tự nhau, công dụng cũng giống nhau.
2. Bộ phận dùng làm thuốc của Sơn Tra
Quả Sơn tra có thể được sử dụng để chế biến món ăn, nấu chè, làm mứt hoặc chế biến các món ăn khác. Quả sơn tra cũng có thể làm trà hoặc sắc nước uống. Đây cũng là bộ phận dùng làm thuốc của Sơn Tra.
Quả sơn tra sau khi được thu hái về rửa sạch, thái lát, phơi khô. Có thể sắc thuốc uống hoặc nghiền thành bột làm trà.
Trong thành phần của quả sơn tra có chứa các hoạt chất có hoạt tính sau đây:
- Tanin: thành phần tạo nên vị chát của sơn tra, có tác dụng chống viêm, chống oxy hoá, săn se vết thương.
- Các loại axit hữu cơ như: axit tartaric, axit cittric: thành phần tạo nên vị chua của sơn tra. Hỗ trợ tiêu hoá, giảm đầy chướng bụng.
- Các loại saponin triterpen như: axit ursolic, axit oleanolic: thành phần được chứng minh hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol, bảo vệ và phòng ngừa biến cố tim mạch.
- Ngoài ra còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bồi bổ cơ thể, nâng cao miễn dịch.
3. Sơn tra hạ mỡ máu, giảm cholesterol hiệu quả như thế nào?
Trong dân gian, từ lâu sơn tra đã được biết đến với công dụng hỗ trợ tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, dễ tiêu, tránh đầy bụng. Nhưng ít ai biết rằng, sơn tra còn có một công dụng rất tốt trong giảm mỡ máu, giảm cholesterol.
Các hoạt chất saponin triterpen như: axit ursolic, axit oleanolic đêm đến các công dụng hỗ trợ sau:
- Ngăn chặn sự hấp thu cholesterol vào máu, giảm lượng cholesterol xấu.
- Hỗ trợ chuyển hoá Lipid: Sơn tra hỗ trợ kích thích bài tiết các enzyme phân giải lipid, qua đó tăng loại bỏ mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
- Thành phần chống oxy hoá trong sơn tra giúp ngăn chặn hình thành các tổn thương trong lòng mạch, hạn chế tích tụ các mảng xơ vữa động mạch.
- Cải thiện lưu thông dòng máu, hạn chế hình thành cục máu đông.
4. Một số bài thuốc dân gian sử dụng Sơn Tra
Một số phương pháp sử dụng Sơn tra để giảm mỡ máu bạn có thể tham khảo sau đây:
- Sắc uống hoặc làm trà
- Chế biến món ăn: chè, mứt, kết hợp thực phẩm khác để tạo món ăn bổ dưỡng.
- Sơn tra có thể kết hợp với lá sen sắc cùng nhau để có tác dụng tốt cho mỡ máu.
- Sơn tra có thể kết hợp với hoa hoè để tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ vữa xơ động mạch.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027