Rau đắng biển, từ tên gọi đã thể hiện rõ vị đắng đặc trưng của loài cây này khi sử dụng. Rau đắng biển phát triển tốt ở các vùng đất ẩm, đất pha cát ẩm tại đồng bằng hay trung du miền Bắc Việt Nam, cửa sông, cửa biển, đầm lầy hoặc các bãi biển có nhiều cát trắng. Mặt khác, trong dân gian, rau đắng biển còn thường được gọi là rau sam trắng, rau sam đắng, cây ruột gà. Rau đắng biển được công nhận nhiều tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Hãy cùng team DSV tìm hiểu chi tiết hơn về loại cây thảo dược quý trong dân gian này.
Mục lục
1. Bộ phận dùng làm thuốc của Rau đắng biển
Rau đắng biển là một loại cây điển hình thuộc họ Hoa mõm chó – Scrophulariaceae, với danh pháp khoa học là Bacopa monnieri (L.) Wettst. Để tìm hiểu thêm về loại cây này trên các trang báo uy tín nước ngoài, bạn có thể tra trực tiếp danh pháp khoa học và đọc tìm hiểu sâu hơn về Rau đắng biển.
Rau đắng biển phù hợp với vùng đất thấp, ẩm, có thể là đất pha cát. Chúng sinh trưởng với chiều dài của cây trưởng thành khá thấp, san sát mặt đất với chiều cao trung bình từ 10 – 20 cm, cây thân thảo. Rau đắng biển nổi bật với nền xanh của lá và hoa màu trắng mọc đơn độc ở kẽ lá.
Bộ phận dùng làm thuốc của rau đắng biển là toàn bộ phần trên mặt đất bao gồm thân, lá, hoa và quả. Tuy nhiên, phổ biến nhất là sử dụng thân và lá.
2. Các hoạt chất điển hình có trong rau đắng biển
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều hợp chất đem lại hoạt tính của rau đắng biển.
- Alcaloid dạng tinh thể: brahmin. Rau đắng biển là một loại cây có nguồn gốc từ y học cổ truyền Ấn độ, sách cổ ghi lại loại cây này đã được đưa vào sử dụng trong y học từ cách đây hơn 3000 năm. Brahmin được hiểu theo tiếng Ấn độ là Bà La Môn, là một tôn giáo cổ nhất nhân loại. Trong tiếng Ấn, brahmin mang hàm ý 1 loại hoạt chất giúp bổ não, cơ thể vận hành trơn chu, trí tuệ tinh thông, sáng dạ, ngủ ngon. Đặc biệt, ở Ấn Độ có truyền thống xức nước rau đắng biển để khai thông trí tuệ cho trẻ nhỏ, họ chiết xuất rau đắng biển thành siro và trà để trẻ em sử dụng tăng cường trí tuệ.
- Herpestin
- Triterpen (bacoside)
- Stigmastarol
- β1- Oxalat
- Sterol
- D-mannitol
- β3-Chloroplatinate
- Acid Betulic
- β-Sitosterol
Bacoside A và Bacoside B là 2 hoạt chất có tác dụng dược lý quan trọng nhất trong rau đắng biển. Về bản chất, Bacosid có cấu trúc Triterpensaponin và được chứng minh khả năng hỗ trợ sửa chữa tế bào thần kinh rất tốt, cải thiện và phục hồi thoái hoá thần kinh, màng tế bào, tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thân kinh và hoạt động của synap thần kinh.
Thu hái và chế biến Rau đắng biển làm thuốc:
Sau khi thu hái, toàn bộ phần thân, lá, hoa của rau đắng biển được rửa sạch, phơi sấy khô, nấu cao hoặc sắc nước uống.
3. Công dụng của Rau đắng biển
Rau đắng biển được dùng với mục đích:
- Hỗ trợ giảm lo âu, giảm căng thẳng, hỗ trợ đem lại cảm xúc tích cực, hạnh phúc. Ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực, lo âu thái quá.
- Hỗ trợ cải thiện sự tập trung, nâng cao chất lượng trí nhớ, tăng hiệu suất học tập, tăng khả năng nhận thức.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ốm vặt, tăng cường thể lực, ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ phát triển của khối u.
- Nâng cao khả năng nhận thức của người già, giúp người già luôn tỉnh táo minh mẫn, trí tuệ hanh thông.
- Cải thiện nhận thức cho các bệnh nhân mắc Alzheimer, bệnh lý suy giảm nhận thức do tổn thương tế bào máu não, cải thiện cho bệnh nhân thiếu máu não, sau đột quỵ. Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, giảm nguy cơ xảy ra tai biến mạch máu não.
- Các hoạt chất trong rau đắng biển có hoạt tính chống oxy hóa cao: Thí nghiệm trên não chuột cho thấy rằng cao rau đắng biển có tác dụng chống oxy hóa bằng cách xác định hoạt tính Enzyme Catalase (CAT), Superoxide dismutase (SOD) và Glutathion peroxidase (GPX). Nhờ khả năng chống oxy hoá cao, bổ sung rau đắng biển giúp bảo vệ tế bào thần kinh, tránh bị thoái hoá do các gốc tự do sinh ra. Cải thiện tốc độ và mức độ dẫn truyền thần kinh, tăng cường hoạt tính dẫn chuyền và tối ưu chuyển hoá của Acetylcholine.
- Có những nghiên cứu cho thấy tiềm năng của rau đắng biển trong hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Dịch chiết cao rau đắng biển có chứa thành phần hoạt tính diệt tế bào khi thử nghiệm trên tế bào ung thư giúp ức chế sự tái lập DNA từ tế bào ung thư.
- Hỗ trợ bổ phổi, cải thiện co thắt khí quản, phế quản, giãn nở khí, phế quản.
- Cải thiện rối loạn ở ruột và dạ dày.
4. Rau đắng biển trong công dụng giảm lo âu và suy nhược thần kinh
Chiết xuất rau đắng biển có chứa 25% Bacoside A với tác dụng giảm lo âu, mệt mỏi. Ngoài ra, Brahmin trong rau đắng biển có tác dụng cải thiện chất lượng dẫn truyền thần kinh và phục hồi cấu trúc tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung học tập.
5. Một số phương pháp dân gian sử dụng Rau đắng biển
Rau đắng biển có thể được sử dụng như sau:
- Sắc thuốc trực tiếp: rau đắng biển sau khi phơi khô, mỗi ngày lấy từ 6- 12 g sắc nước uống.
- Pha tắm hoặc đắp ngoài da: rau đắng biển phơi khô có thể dùng để đun nước tắm cho người đang gặp mẩn ngứa, mụn nhọt cần làm sạch da. Mặt khác, với các vết mụn nhọt trên da, bạn có thể giã rau đắng biển tươi, lấy nước và bã đắp lên vùng da cần cải thiện.
- Trà: Pha rau đắng biển khô trong nước sôi làm trà uống hằng ngày. Trong văn hoá của Ấn Độ, trà rau đắng biển là một thức uống phổ biến cho cả trẻ nhỏ và người lớn để hỗ trợ trí não và học tập.
- Dịch chiết xuất: dịch chiết xuất từ rau đắng biển tiêu chuẩn hóa có chứa 20-50% hàm lượng Bacosides, liều dùng là 150mg, ngày dùng 2 lần.
Ngoài ra, rau đắng biển còn thường được ăn như rau sống hoặc nấu chín trong các bữa ăn.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027