Ngưu tất còn được ví là “Đầu gối của con trâu” vì nhận biết loại dược liệu này có những đốt mấu lồi lên và người dân ta ví von những đốt mấu đó như chiếc đầu gối của con trâu. Ngưu tất có bộ rễ phát triển được đem dùng làm dược liệu quý giá giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, hạ mỡ máu, cải thiện các thông số máu.
Mục lục
1. Cách nhận biết cây Ngưu tất:
- Tên danh pháp: Achyranthes bidentata thuộc họ rau dền (Amaranthaceae)
- Tên gọi khác: hoài ngưu tất, cỏ xước.
- Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ ngưu tất rửa sạch, phơi khô, nên thu hái vào mùa đông khi thân lá đã héo úa.
- Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: Ngưu tất thuộc dạng cây thảo cao từ 80 -100 cm. Hoa ngưu tất mọc chùm có nhiều gai nhọn nên còn ví là loài cỏ xước, dễ gây trầy xước nếu không cẩn thận va phải. Ngưu tất như một loại cây bụi thường mọc ở ven đường, bụi rào và đôi khi có trong vườn nhà bạn nhưng lại không biết đến công dụng tuyệt vời của loài cây này. Rễ ngưu tất nhỏ, dài, cong queo và nhiều rễ con.
- Vùng dược liệu: Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Việt Nam, ngưu tất được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc như Sa Pa, Lai Châu,… hay đồng bằng Bắc bộ như Vĩnh Phúc, Hà Nội,…
2. Thành phần các hoạt chất của Ngưu tất:
Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, dùng rất lành, không độc và đi vào 2 kinh can thận hay còn được hiểu là tác dụng vào 2 cơ quan nội tạng là gan và thận.
Thành phần hoá học chính của ngưu tất được biết đến là Saponin triterpenoid (saponin oleanane) và hydratcarbon.
3. Công dụng của Ngưu tất:
1. Phá khí huyết ứ
(Giảm tình trạng ngưng trệ máu tuần hoàn, hỗ trợ hoạt huyết, giảm tích tụ tạo cục máu đông) qua đó giảm các bệnh lý về mạch, cải thiện khả năng cung cấp máu và dưỡng chất tới mọi cơ quan trong cơ thể. Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh lý tắc nghẽn mạch máu.
2. Dùng ngưu tất sống trị cổ họng sưng đau
3. Trị ung nhọt, mẩn ngứa
4. Trị chấn thương tụ máu, bế kinh, ứ khớp
5. Trị tiểu tiện ra máu
6. Cải thiện các tình trạng viêm khớp, sưng khớp, tràn dịch ổ khớp.
Tẩm rượu trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp…
7. Chiết xuất Saponin có khả năng điều hoà mỡ máu:
Hạ cholesterol và các hợp chất có nguy cơ gây lắng đọng thành mạch
4. Cách dùng của Ngưu tất trong cuộc sống hàng ngày:
Ngày có thể dùng từ 3-9 g ngưu tất phơi khô dùng dạng thuốc sắc.
Lưu ý: Người đang mang thai hoặc hành kinh không được dùng ngưu tất.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333