Dược sĩ Việt

Sức khỏe của người Việt

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm chăm sóc da
    • Vitamin & Khoáng chất
    • Nâng Cao Đề Kháng
    • Sản phẩm chăm sóc khác
    • Bệnh lý mãn tính
  • Kiến thức sức khỏe
    • Chăm sóc da khoa học
    • Nhóm bệnh miễn dịch
    • Bệnh lý mãn tính
    • Giải độc – Bảo vệ gan
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • Liên hệ
Trang chủ / Bệnh lý mãn tính

Người tiểu đường có nên ăn cơm trắng?

Chào các bạn, DSV sẽ trở lại là một kênh chia sẻ kiến thức sâu hơn, đời hơn, giải đáp các thắc mắc hiện hữu xung quanh đời sống vì một Việt Nam khỏe mạnh. Nội dung của buổi chia sẻ hôm nay là: Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng hay không?

Mục lục

  • 1. Người tiểu đường cần cẩn trọng thực phẩm chứa bột đường? 
  • 2. Nhu cầu sử dụng đường của cơ thể: 
  • 3. Hiểu kỹ hơn về các nhóm chất bột đường (carbohydrate – Carb) 
  • 4. Các loại thực phẩm chứa đường cần lưu ý: 
  • 5. Tổng kết: Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng hay không? 

1. Người tiểu đường cần cẩn trọng thực phẩm chứa bột đường? 

Vốn dĩ cơ thể muốn tốn tại, mọi tế bào đều cần phải có năng lượng. Năng lượng trong cơ thể được lấy từ nguồn dưỡng chất chủ yếu mang tên 1 loại đường – Đường Glucose. Đặc biệt là tế bào thần kinh, não bộ ưa chuộng Glucose để hoạt động.
Tất nhiên là các hoạt chất liên quan đến chất béo (lipid) hặc chất đạm (protid) cũng có khả năng hỗ trợ sản sinh năng lượng, nhưng Glucose là nguồn nguyên liệu sản sinh năng lượng chủ yếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, với người mắc bệnh tiểu đường khả năng sử dụng đường trở nên kém hiệu quả. Nồng độ đường trong máu tăng cao nhưng không được tế bào sử dụng, gây ra hiện tượng đường được đào thải qua hệ tiết niệu.

Từ đây, đặt ra 1 bài toán nan giải, làm sao để sử dụng và hấp thu các sản phẩm bột đường khoa học, đảm bảo 3 tiêu chí với người mắc bệnh tiểu đường:
– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
– Không tăng đường huyết sau ăn.
– Không gây hạ đường huyết xa bữa ăn.

2. Nhu cầu sử dụng đường của cơ thể: 

Với một người khỏe mạnh, nhu cầu các chất bột đường (carbohydrate) trung bình từ 50-60% tổng nhu cầu dinh dưỡng.

Nhu cầu này biến thiên theo chiều cao, cân nặng và chế độ sinh hoạt, tập luyện của từng người. Người càng có chiều cao, cân nặng vượt trội, nhu cầu dinh dưỡng và tinh bột càng tăng.
Chúng ta không thể đưa ra một con số/ một mốc hàm lượng tinh bột cụ thể cho mỗi người khi không cân nhắc kỹ các yếu tố xung quanh.

3. Hiểu kỹ hơn về các nhóm chất bột đường (carbohydrate – Carb) 

Trong nhóm các thực phẩm cung cấp chất bột đường, chúng được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm cung cấp các phân tử đường đơn/ đường đôi và nhóm cung cấp các đại phân tử đường đa (Polysaccharide)
Để hiểu dễ hơn, đường đơn đóng vai trò như những viên gạch nhỏ, dễ di chuyển, dễ hấp thu và sử dụng.
VD: Đường Glucose, Đường Fructose, Đường Lactose, Đường Galactose, …
Đường đôi là sự kết hợp của 2 viên gạch tạo nên.
VD: Đường Saccharose.
Đường đa (Polysaccharide) là dãy hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu viên gạch đường đơn xếp lại theo những cấu trúc phức tạp. Đường đa cần thời gian phân hủy để cho ra những viên gạch đường đơn đi vào hấp thu.
Ví dụ: Tinh bột.

4. Các loại thực phẩm chứa đường cần lưu ý: 

Thực phẩm chứa đường đơn
Nhóm thực phẩm chứa đường đơn: Thường là các sản phẩm thức ăn nhanh, bánh, kẹo, nước ngọt, mứt.
– Loại thực phẩm giàu Glucose và Fructose: nho, xoài, vải, mít, chuối, mật ong, dứa.
– Loại thực phẩm giàu galactose, lactose: Sữa
– Loại thực phẩm giàu Saccharose: đường mía, củ cải đường, thốt nốt.
Tại sao đường đơn, đường qua chế biến lại nguy hiểm với người tiểu đường? 
Ngay lập tức khi được hấp thu vào cơ thể, đường đơn sẽ gây tăng đột ngột nồng độ đường trong máu. Không đủ khả năng hấp thu, cơ thể tìm phương pháp đào thải đường qua đường tiết niệu.
Người tiểu đường cần hạn chế tối đa hấp thu các thực phẩm chứa đường đơn, đường tinh chế, đường qua chế biến. Tốt hơn hết, người mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm đường đa, tinh bột
Thực phẩm chứa đường đa (Poly Saccharides)

Nhóm thực phẩm chứa đường đa (Đường Polysaccharides) 
– Ngũ cốc, bột mỳ
– Cơm trắng, gạo lứt
–  Trái cây giàu tinh bột: táo, dưa lưới, dưa gang, …
– Rau củ: củ dền, khoai tây, khoai lang, ngô, …

Hấp thu đường đa là cách giúp phân giải đường đơn một cách từ từ, không làm tăng đột ngột hàm lượng đương trong máu sau ăn, và cũng đảm bảo để xa bữa ăn không tụt đường huyết.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng việc hấp thu đường đa cũng cần được kiểm soát ở người mắc bệnh tiểu đường, không đưa ồ ạt một lượng lớn, cần chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo duy trì cân bằng hàm lượng đường trong máu.

5. Tổng kết: Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng hay không? 

Trả lời: 
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn cơm trắng, đây là loại tinh bột giúp phân giải đường chậm, không gây tăng đột ngột đường trong máu.
Tuy nhiên, cần kiểm soát số lượng cơm đưa vào cơ thể phụ thuộc chiều cao, cân nặng, sức lao động và nhu cầu dinh dưỡng của từng người, có thể là 1 bát/ 2 bát cơm trắng.
Cần đảm bảo phân phối thành 3 bữa chính và nhiều bữa phụ để đưa lượng đường trong máu không tăng quá mức sau ăn, nhưng cũng không thiếu hụt nặng khi xa bữa ăn. Tối thiểu ngày nên bổ sung 2 bữa phụ.
Tác giả: haiyen - 28/06/2023

Viết bình luận

★★★★★★
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

Tư vấn ngay

Để lại thông tin để được tư vấn từ chuyên gia

Bài viết được quan tâm

Thói quen xấu khiến cơ thể lão hóa thần tốc

Thói quen xấu khiến cơ thể lão hóa thần tốc

Tại sao bạn dễ say tàu xe ? Tổng quan thuốc chống say xe !

Tại sao bạn dễ say tàu xe ? Tổng quan thuốc chống say xe !

Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt?

Thiếu máu là gì? Có phải cứ thiếu máu sẽ bổ sung sắt?

Doping là gì – Tại sao cấm Doping trong thể thao?

Doping là gì – Tại sao cấm Doping trong thể thao?

Bài viết liên quan

Tác hại của Corticoid và những điều cần lưu ý

Tác hại của Corticoid và những điều cần lưu ý

Corticoid (viết tắt của corticosteroids) - Một loại thuốc chống viêm hiệu lực cao được sử dụng và … Xem thêm

Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không? Ngứa - Rất ngứa - Rất rất ngứa !!!! Đây là cảm giác mà … Xem thêm

Alkylglycerols (Ecomer) - Tiếng vang của biển

Alkylglycerols (Ecomer): Phương thức y học cổ truyền lâu đời tại Bắc Âu

Alkylglycerols (hoạt chất chính của sản phẩm Ecomer)hay còn được biết tới cách viết khác - Alkyl … Xem thêm

Các hình thức mua hàng từ DSV
  • Đặt hàng qua
    Duocsiviet.com
  • Đặt hàng qua
    Shopee
  • Đặt hàng qua
    Lazada
  • Đặt hàng qua
    Zalo
Cập nhật tin tức qua mạng xã hội
  • www.tiktok.com/
    @duocsivietdsv
  • www.facebook.com/
    congtyduocsiviet
  • www.youtube.com/
    @duocsiviettv4117
  • Zalo:
    0948816027
CÔNG TY CP dược mỹ phẩm DSV
  • MST: 0109723198
  • Hotline 024.6680.8686
  • Zalo: 094.8816.027
  • Email: congtyduocsiviet@gmail.com
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách đổi trả
Fanpage chính thức

© Copyright 2017 duocsiviet.com. All Rights Reserved.

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
↑