Sưng phù nề có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên chung quy lại đa phần đều gây cảm giác đau đớn, nặng nề, khó chịu cho người bệnh. Để giảm triệu chứng sưng phù cho bệnh nhân, bên cạnh dùng thuốc chống viêm, giảm sưng đặc hiệu, có rất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ tốt. Vậy nên ăn gì để giảm sưng, phù nề, hãy cùng team DSV tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
1. Đặc điểm của sưng, phù nề
Sưng phù nề đặc trưng với các tính chất:
- Ứ dịch ở mô kẽ (phần ngoại bào)
- Sưng to, chèn ép vào dây thần kinh tạo cảm giác đau nhức
- Sưng phù, gây cảm giác nặng nề
- Sưng to gây kích ứng da, ngứa ngáy, nứt da
Nguyên nhân sưng, phù chủ yếu đa phần đến từ:
- Vết thương, chấn thương hoặc sau phẫu thuật
- Viêm, nhiễm trùng
- Bệnh lý: suy thận, viêm thận, suy tim, viêm gan, suy gan, bệnh lý tuyến giáp
Chính vì có rất nhiều nguyên nhân có khả năng gây sưng, phù nề nên cần kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để có bước sử dụng thuốc phù hợp.
2. Đặc điểm chung của các nhóm thực phẩm giảm sưng, phù nề
Mục tiêu của các thực phẩm bổ sung:
- Giảm tích nước ở gian bào
- Giảm áp lực, giảm sự nặng nề
- Tiêu viêm
- Giảm đau
Thực phẩm nên bổ sung cho người đang sưng, phù nề cần có các yếu tố sau:
- Giảm lượng muối từ thức ăn đưa vào
- Giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và các khoáng chất
- Có tính chất lợi tiểu, giảm phù
- Chống oxy hóa tốt
- Bổ sung nhiều nguồn cung cấp đạm
3. Nên ăn gì để giảm sưng, phù nề?
Nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Rau lá xanh đậm
Nhóm thực phẩm lợi tiểu, giảm phù:
- Măng tây
- Củ cải đường
- Nho
- Đậu xanh
- Dứa
- Bí ngô
- Hành tây
Nhóm thực phẩm chống oxy hóa tốt, giảm viêm:
- Việt quất
- Cà chua
- Ớt chuông
Nhóm thực phẩm bổ sung nhiều đạm:
- Thịt nạc
- Cá biển
- Đậu