Nần nghệ được ví là dược liệu quý hiếm như “Nhân Sâm Việt Nam” do thường mọc ở vùng núi, cũng là một loại cây dây leo. Củ của cây nần nghệ có màu vàng rất đặc trưng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khoẻ.
Mục lục
1. Cách nhận biết cây Nần Nghệ
Nần nghệ còn có tên dân gian thường gọi là: Nần vàng.
Danh pháp khoa học của nần nghệ là: Dioscorea collettii.
Nần nghệ là một cây dược liệu rất quý hiểm mọc tại các vùng núi cao ở Việt Nam. Tuy nhiên loại cây này có hình dáng bên ngoài khá giống các loại cây khác mọc trong rừng và nhận biết, phân biệt cây nần nghệ cũng là một nhiệm vụ quan trọng.
- Nần nghệ là một loại cây dây leo, thân cuốn
- Thân dây có thể dài tới vài mét, thân thường có màu nâu sẫm.
- Lá đơn hình tim
- Củ nần nghệ là bộ phận quan trọng, quý giá nhất được đem làm dược liệu. Củ nần nghệ nhìn ngoài hình dáng khá giống củ khoai lang, tuy nhiên bên trong có màu vàng đậm và kích thước to hơn.
- Củ nần nghệ có vị đắng đặc trưng.
Củ nần nghệ thường được thu hái vào mùa thu sẽ cho nhiều hoạt chất quý nhất. Sau khi thu hoạch cần rửa sạch củ, cắt lát mỏng và phơi sấy khô.
2. Nần nghệ sử dụng bộ phận nào làm thuốc
Củ nần nghệ (hay củ nần vàng) là bộ phận quan trọng nhất được sử dụng làm thuốc.
Củ nần nghệ có vị đắng, màu vàng đậm, khá giống củ khoai lang, thu hoạch xong sẽ được cắt lát và sấy khô.
Một số hoạt chất chính có trong củ nần nghệ:
- Diosgenin: được công nhận giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu. Đây là hoạt chất chính của nần nghệ.
- Sapogenin: hoạt chất sapogenin có tác dụng chống viêm, giảm đau, cải thiện miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đầy bụng khó tiêu.
- Tinh bột: Củ nần nghệ có hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nhiều năng lượng.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: hỗ trợ nâng cao đề kháng.
3. Nần nghệ quý như “Nhân Sâm Việt Nam”?
So sánh nần nghệ như Nhân Sâm Việt Nam là một so sánh thú vị. Vốn dĩ đây là 2 loại dược liệu khác nhau, tuy nhiên giữa chúng có rất nhiều điểm tương đồng.
- Giá trị dược liệu cao: Cả 2 dược liệu này chứa nhiều hoạt chất quý, hiếm mà khó tìm được ở các dược liệu khác. Thường là các loại củ quý được mọc tại vùng núi phía Bắc Việt Nam. Hoạt chất có hoạt tính có lợi cho sức khoẻ, sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức y học cổ truyền.
- Cả hai dược liệu đều đem đến công dụng: Bồi bổ, nâng cao đề kháng, cải thiện sức khoẻ, chống lão hoá rất tốt.
- Hình dáng của nần nghệ và nhân sâm khá giống nhau: Củ là bộ phận đem sử dụng làm dược liệu, bên trong có màu vàng hoặc vàng nâu.
- Giá trị kinh tế cao, được nhiều người săn lùng.
Tuy nhiên có một số điểm khác nhau giữa Nần nghệ và Nhân Sâm như sau:
- Hoạt chất chính của Nần Nghệ là Diosgenin, còn hoạt chất chính của nhân sâm là Ginsenosides
- Nần nghệ mọc ở vùng núi rất cao, còn nhân sâm mọc ở vùng đất ẩm ướt, mát mẻ.
4. Nần nghệ cải thiện mỡ máu như thế nào?
Nần nghệ nổi tiếng với công dụng cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Nần nghệ có các hoạt chất quý với công dụng sau:
Hạ mỡ máu:
Đây là công dụng nổi tiếng nhất của Diosgenin giúp ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Bên cạnh đó là khả năng tăng cường chuyển hoá cholesterol thành các axit mật, muối mật để đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá. Sử dụng nần nghệ được cho là giải pháp giảm nguy cơ hình thành và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Hạ đường huyết:
Bên cạnh công dụng hạ mỡ máu, Diosgenin được cho là kích thích tăng cường sản xuất Insulin, giúp tăng hấp thu Glucose vào tế bào, hạ đường huyết trong máu.
Giảm viêm:
Saponin có khả năng ức chế các enzyme gây viêm, giảm quá trình sản xuất chất trung gian gây viêm. Hỗ trợ tốt trong các tình trạng viêm khớp, đau sưng khớp.
Dược Sĩ Việt – DSV – Vì Sức Khoẻ Người Việt
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027