Đương quy được ví như loại sâm quý hiếm chỉ được thu hái ở các vùng núi cao có độ cao hơn 2000 đến hơn 3000 m. Đương quy có phần rễ phát triển, mùi thơm tinh dầu đặc trưng và nhiều công dụng bổ ích cho sức khoẻ, hỗ trợ hoạt huyết, bổ máu. Đương quy có vị cay, ngọt, tính ấm.
Mục lục
1. Cách nhận biết sâm Đương quy:
- Tên danh pháp: Angelica sinensis thuộc họ hoa tán, hay còn gọi là sâm đương quy.
Bộ phận dùng làm thuốc:
- Phần rễ cây mọc to, có mùi thơm rất đặc trưng.
- Toàn bộ cây đương quy có thể sử dụng làm thuốc, tuy nhiên phần rễ cho hàm lượng dược chất cao hơn cả.
- Đương quy được phân thành nhiều loại, phần đầu của rễ chính được gọi là quy đầu, có đầu tù và tròn.
- Quy thân là rễ đã loại bỏ phần đầu và đuôi.
- Quy vĩ là rễ phụ và phần rễ nhánh.
Đặc điểm nhận dạng cây thuốc:
- Cây đương quy là dòng cây thân thảo, chiều cao chỉ từ 40-60 cm.
- Chỉ những cây ra hoa có chiều cao tầm 100 cm. Hoa đương quy màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm rất đẹp.
- Phần thân cây có màu xanh tím, lá mọc xẻ lông chim 3 lần
- Mép lá có răng căng cưa, gốc lá phát triển thành bẹ to.
Vùng dược liệu:
Mọc ở vùng núi cao có độ cao trên 2000 -3000m với không khí ẩm mát, ôn đới. Nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam tại khu vực Tây Bắc có rất nhiều tỉnh đang quy hoạch vùng trồng dược liệu đạt chuẩn phát triển cây đương quy tại Sìn Hồ, Lai Châu hay tại xã Ngọc Lây ở Kontum.
2. Thành phần các hoạt chất của sâm Đương quy:
Thành phần hoạt chất có trong đương quy nổi bật gồm có:
- Tinh dầu
- Coumarin
- Acid hữu cơ
- Các acid amin
- Sterol
- Các loại vitamin quý với cơ thể.
3. Công dụng của sâm Đương quy:
Đương quy còn được hiểu là vị thuốc điều khí, ích huyết.
- Giúp điều hoà dòng chảy trong máu ổn định
- Cải thiện khả năng tưới máu tới mô
- Giảm tình trạng máu huyết trì trệ, ứ máu
- Qua đó giúp giảm đau đầu, điều hoà kinh nguyệt.
Đương quy đi vào 3 kinh:
- Tâm (tim mạch)
- Can (gan)
- Tỳ (ruột, hệ thống tiêu hoá).
Bổ sung đương quy giúp tim mạch hoạt động trơn chu theo đúng nhịp sinh lý, điều chỉnh lại các rối loạn đang diễn ra.
Đi vào gan giúp tăng cường sản sinh máu, tăng cường bổ máu, ích huyết, cải thiện chất lượng máu.
Đi vào kinh tỳ giúp ăn uống ngon miệng, tẩm bổ, tăng cường bổ sung vitamin và các loại axit amin thiết yếu, giúp nâng cao khả năng hấp thu, chữa suy nhược cơ thể.
4. Cách dùng của sâm Đương quy trong cuộc sống hàng ngày:
- Ngày có thể dùng 10-20 g dạng thuốc sắc.
- Đương quy có thể ăn tươi, lấy rễ sau khi thu hoach rửa sạch, thái lát, hầm với gà là món ăn vô cùng bổ dưỡng.
- Toàn bộ cây đương quy đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá đương quy có thể sắc lấy nước hoặc xào rau.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333