Đinh lăng là loại cây dân dã được trồng trong vườn nhà của hầu hết người dân Việt Nam. Đinh lăng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam và cũng là một loại cây dược liệu quý, được ví như Nhân sâm của người nghèo. Bởi lẽ loài cây này dễ sống, dễ trồng nhưng chứa hàm lượng saponin cao hỗ trợ bồi bổ, nâng cao sức khoẻ và phòng chống nhiều bệnh lý mạn tính.
Mục lục
1. Cách nhận biết cây Đinh lăng:
- Tên danh pháp: Polyscias fruticosa
- Tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam dương, cây đinh lăng thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae
- Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn thân cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc (củ, thân rễ, thân cành, lá). Trong đó, rễ đinh lăng là thành phần chứa hàm lượng saponin và flavonoid cao nhất. Đinh lăng sau 5-6 năm có bộ rễ phát triển, hàm lượng saponin cao và có thể thu hoạch lấy rễ.
- Rễ đinh lăng được rửa sạch, phơi khô, sắc lát mỏng dùng dần pha hãm uống hàng ngày. Lá đinh lăng có thể được sử dụng như một loại rau sống hoặc phơi khô, sắc làm trà.
- Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: lá nhỏ, xanh, hình lông chim, mọc đối xứng. Cây có thể cao từ 80 cm đến 2m. Hệ củ phát triển tốt, Rễ củ của Đinh lăng được ví như “Nhâm sâm của người nghèo” vì chứa các hoạt chất saponin quý giá tương tự nhân sâm.
- Vùng dược liệu: Đinh lăng được trồng rộng rãi tại vườn nhà của hầu hết các gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hòa Bình… được quy hoạch thành các vùng trồng đinh lăng có số lượng lớn, đảm bảo chất lượng dược liệu đầu ra cao nhất.
2. Thành phần các hoạt chất của Đinh lăng:
Đinh lăng được biết đến với rất nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ nhờ chứa hàm lượng dược chất đa dạng phong phú như:
- Saponin triterpenic
- Alcaloid
- Glucosid
- Các hợp chất chống oxy hoá như: flavonoid, tanin, vitamin nhóm B
- Cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Cystein, lysin, methionin…
Trong nỗ lực định tính các thành phần hoạt chất trong dược liệu đinh lăng, Một saponin genin đã được xác định là acid oleanolic.
Các hợp chất đa dạng trong đinh lăng được đưa vào thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu và phần nào chứng minh khả năng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm và hỗ trợ giảm tốc độ phát triển của một số loại ung thư
3. Công dụng của Đinh lăng:
Công dụng của đinh lăng được đưa vào trong nhiều bài thuốc, trong đó có các ưu điểm chính như:
- Hỗ trợ phục hồi, chữa suy nhược, nâng cao miễn dịch cơ thể, nhất là phụ nữ sau sinh cần bồi bổ và hỗ trợ tiết sữa tốt.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng tiêu hoá, hấp thu, chữa tiêu hoá kém
- Giảm viêm, sưng, sốt do nhiễm khuẩn
- Trị các chứng thấp khớp, đau lưng, sưng khớp, viêm khớp, cứng khớp
- Giảm ho, đặc biệt là ho ra máu.
4. Cách dùng của Đinh lăng tỏng cuộc sống hàng ngày:
Theo sách “Những cây thuốc, vị thuốc thường dùng” của Tiến Sĩ Nguyên Viết Thân, mỗi ngày nên dùng từ 1-6 gam rễ hoặc 30-50 g thân đinh lăng, sắc thuốc hoặc ngâm rượu.
Với lá tươi có thể dùng 50 -100 g để nấu cùng cháo giúp lợi sữa, chữa suy nhược cơ thể.
Lá đinh lăng cũng có thể giã đắp lên vết thương, mụn nhọt.
Trong dân gian không thể không nhắc đến công dụng ăn đinh lăng kèm gỏi cá.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333