Dây thìa canh nổi tiếng với nhiều công dụng, đặc biệt là ổn định đường huyết và cải thiện thông số lipid máu. Dây thìa canh đem đến một hệ thống tuần hoàn khoẻ mạnh, đảm bảo tối ưu sử dụng đường trong cơ thể và giảm đi các biến chứng do bệnh tiểu đường.
Mục lục
1. Nhận biết dây thìa canh
- Tên danh pháp: Gymnema sylvestre là danh pháp của dây thìa canh lá nhỏ. Ngoài ra còn một loại Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium Wall. Ex wight)là một loài cây thân thảo
- Bộ phận dùng làm thuốc: toàn thân, từ thân, rễ, lá, hoa hay quả, được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm không phụ thuộc mùa vụ
- Đặc điểm nhận dạng cây thuốc: cây dây leo dài từ 6 -10 m có tiết ra nhựa màu trắng ngà. Lá dây thìa canh dài từ 6-7 cm, rộng trung bình từ 2,5-5 cm, có hoa nhỏ màu trắng mọc thành chùm.
- Vùng dược liệu: Nguốc gốc, dây thìa canh được cho là loài cây thuộc khu vực rừng nhiệt đới miền Trung và Nam Ấn Độ. Được tìm thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Hiện nay có 2 vùng dược liệu được quy hoạch trồng dây thìa canh là: Nam Định và Thái Nguyên
2. Thành phần các hoạt chất của dây thìa canh:
Trong nhiều nghiên cứu, dây thìa canh được phát hiện có chứa nhiều loại saponin triterpenoid được định danh khoa học là: hoạt chất GS4 (Gymnema Sylvestre 4) gồm nhiều axit gymnemic. GS4 đã được công nhận khả năng kích thích tế bào Beta đảo tuỵ, tăng cường sản sinh tế bào tuyến và tiết hormon Insulin, tăng khả năng sử dụng đường tối ưu trong cơ thể.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm nghiên cứu của mình, PGS.TS đã đưa ra nhiều nghiên cứu và kết quả chứng minh khả năng tối ưu đường huyết 4 tác động của dây thìa canh đem lại:
- Giảm hấp thu đường trong ruột
- Hỗ trợ tăng cường bài tiết Insulin
- Tăng độ nhạy của Insulin và tối ưu sử dụng đường trong cơ thể
- Ổn định các thông số mỡ máu: giảm hấp thu Cholesterol, tăng cường đào thải Cholesterol xấu như LDL-C và Triglycerid
Ngoài Saponin GS4, dịch chiết dây thìa canh còn chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt như: flavonoid, anthraquinone, hentriacontane, pentatriacontane, resins, α và β-chlorophylls, phytin, D-quercitol, axit butyric, axit formic, peptide gumarin…
3. Công dụng của dây thìa canh:
Với rất nhiều hoạt chất nổi tiếng và được đưa vào trong cả nghiên cứu sinh học, phân tích định tính, định lượng, nghiên cứu lâm sàng, dây thìa canh là một loại dược liệu dân gian quý hiếm cần được trồng nhân rộng và đưa vào hỗ trợ kịp thời các bệnh lý liên quan đến đái tháo đường và bệnh lý rối loạn lipid máu.
Một số công dụng nổi bật nhất của dây thìa canh:
- Cải thiện đường huyết, giảm hấp thu đường từ ruột, tăng tối ưu tốc độ và mức độ sử dụng đường trong tế bào, tăng chuyển hoá đường thành năng lượng cho cơ thể.
- Cải thiện mỡ máu, giúp giảm các thông số LDL-C, Triglycerid, giảm các mảng bám và nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm biến chứng tim mạch.
- Chống oxy hoá tối ưu nhờ các hoạt chất flavonoid điển hình.
- Hỗ trợ bảo vệ gan, giải độc gan, mát gan
- Hỗ trợ giảm cân (do công dụng giúp tối ưu sử dụng đường huyết hợp lý)
4. Cách dùng dây thìa canh:
Trong dân gian, dây thìa canh được thu hái vào mọi mùa trong năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của các nhà khoa học mới nhất vào tháng 3 vừa rồi, dây thìa canh có hàm lượng saponin cao nhất vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm.
Bộ phận dùng là toàn bộ cây được thu hái, băm nhỏ, rửa sạch, phơi khô dùng làm trà pha sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng dân gian này cũng khá đơn giản.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại trà được cải tiến hay các loại thuốc chiết xuất dược liệu hàm lượng cao hơn rất nhiều uống nước sắc dược liệu thô. Cách loại thực phẩm bổ sung cao chiết dây thìa canh đã và đang là hướng nghiên cứu phát triển tốt nhất để thay thế dần cho dược liệu thô hàm lượng thấp.
Dược Sĩ Việt – DSV
Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.
Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.
Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027 / 0908463333