Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Thu, 15 Aug 2024 09:47:27 +0000 vi hourly 1 Phân biệt Sởi và Thuỷ Đậu đơn giản tại nhà? https://duocsiviet.com/phan-biet-soi-va-thuy-dau-1742/ https://duocsiviet.com/phan-biet-soi-va-thuy-dau-1742/#respond Thu, 15 Aug 2024 09:47:27 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1742 Sởithuỷ đậu đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nhiều điểm tương đồng trong quá trình mắc bệnh. Hiện nay đều có vaccine phòng sởi và thuỷ đậu, tuy nhiên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dưới đây là cách phân biệt sởi và thuỷ đậu cùng team DSV, và mình là Dược Sĩ Hải Yến (Dược Sĩ Đại học)

phân biệt sởi và thuỷ đậu-01

Phân biệt Sởi và Thuỷ Đậu:

Đây đều là 2 bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường mắc ở trẻ em, đều gây phát ban. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt nhận biết 2 tình trạng bệnh trên:

1. Sốt:

Bệnh nhân mắc sởi khởi phát sốt rất cao
Bệnh nhân Thuỷ Đậu thường khởi phát sốt nhẹ

Sởi lan từ mặt xuống toàn thân-01

2. Nốt phát ban:

  •  Sởi: Khi mắc sẽ nổi nốt phát ban là các đốm đỏ đồng đều, phẳng, hợp lại thành mảng, có thể lan từ mặt tới toàn thân.
  •  Thuỷ Đậu: Tạo các đốm ban đỏ phát triển thành mụn nước, khi vỡ ra sẽ đóng vảy.

thuỷ đậu nốt phỏng-01

3. Triệu chứng khác:

  • Sởi: bên các nổi các nốt ban đỏ, bệnh nhân sởi còn gặp rối loạn hệ hô hấp như ho, chảy nước mũi.
  • Trong khi dấu hiệu này ít gặp với người mắc Thuỷ Đậu.

tiến triển thuỷ đậu-01

Hiện tại cả Sởi và Thuỷ Đậu đều:

  • Lây qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nốt phát ban. (Ví dụ: qua giọt bắn, nước bọt của người nhiễm bệnh)
  • Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của từng bệnh. Phác đồ điều trị thường tập trung điều trị triệu chứng, nâng cao đề kháng, theo dõi, ngăn chặn biến chứng
  • Biến chứng khi không kiểm soát tốt: rối loạn hệ hô hấp: – Viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.
    Nặng hơn có thể dẫn đến Viêm Não.
  • Hiện nay đã có vaccine phòng Sởi, Thuỷ đậu. Tiêm phòng cho trẻ là cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu nhất hiện nay.
]]>
https://duocsiviet.com/phan-biet-soi-va-thuy-dau-1742/feed/ 0
Phương pháp dưỡng ẩm giúp da luôn căng mướt https://duocsiviet.com/duong-am-giup-da-cang-muot-1570/ https://duocsiviet.com/duong-am-giup-da-cang-muot-1570/#respond Wed, 06 Mar 2024 04:52:31 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1570 Phương pháp giúp da luôn căng mướt trong ngày khô hanh? Mỗi người chúng ta có một type da khác nhau, người da khô, người da dầu, người da hỗ hợp. Với mỗi tuýp da như vậy lại có những phương pháp dưỡng ẩm rất khác nhau. Sau bài viết dưới đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về các phương pháp dưỡng ẩm, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình nhé !

Phương pháp dưỡng ẩm giúp da luôn căng mướt

1. Tổng quan các phương pháp dưỡng ẩm

1.1. Phương pháp cấp ẩm từ bên trong:

Để có một làn da căng bóng, mịn màng, cấp ẩm từ bên trong là phương pháp tối ưu hơn cả. Bổ sung đủ nước, vitamin, khoáng chất, thực phẩm tươi sẽ đem đến cho làn da sự căng mọng cần thiết vào thời tiết hanh khô.

Giải pháp cấp ẩm từ bên trong: Ví dụ:

  • Ăn nhiều hoa quả tươi, mọng nước, giàu vitamin
  • Uống nhiều nước tinh khiết, nước ép trái cây.

1.2. Phương pháp Hút ẩm (Humectants) & Khóa ẩm (Occlusive)

3 Phương pháp dưỡng ẩm da

1.2.1. Nhóm hút ẩm từ môi trường xung quanh (Humectants) dùng cho da dầu, da hỗn hợp

Cơ chế:

Nhóm chất hút ẩm có cấu trúc thân nước, có khả năng liên kết với nước tạo hợp chất ngậm nước, mọng nước trên bề mặt da. Qua đó, chất hút ẩm giúp điều phối nước từ nơi có độ ẩm cao tới nơi có độ ẩm thấp hơn.

  • Khi môi trường có độ ẩm cao, chất hút ẩm sẽ hút nước từ môi trường và giữ lại bề mặt da, giúp da căng mướt.
  • Khi môi trường có độ ẩm thấp, chất hút ẩm rất có thể sẽ hút nước từ bề mặt da tới sâu bên trong lớp trung bì, gây hiện tượng da khô, bong tróc, kém căng mịn. Để tránh hiện tượng này xảy ra, các sản phẩm mỹ phẩm hiện nay thường kết hợp giữa chất hút ẩm và chất khóa ẩm.

Ví dụ các nhóm chất hút ẩm điển hình:

  • Glycerin
  • Hyaluronic acid
  • Sorbitol
  • Panthenol
  • Butylene glycol
  • Axit alpha hydroxy (Glycolic, lactic acid)
  • Urea
  • Propylen glycol
  • Aloe vera (tinh chất lô hội)

Tinh chất lô hội có khả năng làm mềm

1.2.2. Nhóm hoạt chất khóa ẩm (tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn thoát hơi nước – Occlusive)- Dùng cho da rất khô, da tổn thương

Cơ chế: 

Các chất có cơ chế khóa ẩm đa phần có cấu trúc thân dầu, tạo lớp hàng rào màng lipid ngăn cách bề mặt da với môi trường, ngăn chặn sự thoát nước, giữ nước trên bề mặt da giúp da căng mọng.

Ví dụ các nhóm chất khóa ẩm điển hình:

  • Petrolatum
  • Ceramides
  • Dimethicone
  • Các loại dầu khoáng

Ceramide

1.3. Thành phần làm mềm (Nhóm cấp ẩm từ bên ngoài) – Dùng cho da khô, da nhiều nếp nhăn – emollients.

Cơ chế: 

Thành phần có chức năng làm mềm lớp biểu bì, giảm độ khô cứng, lấp đầy những lỗ hổng trên bề mặt da. Đặc biệt với những làn da có nhiều rãnh, nhiều nếp do thiếu ẩm.

Ví dụ các nhóm chất làm mềm, cấp ẩm điển hình:

Thường là các loại dầu:

  • Các loại dầu thực vật thiên nhiên (Dầu hạt mỡ, Dầu jojoba, dầu dừa, dầu bơ…)
  • Vaselin
  • Parrafin
  • Lanolin
  • Squalane oil

Lưu ý: Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm: Khi da còn ẩm, kem dưỡng ẩm sẽ dễ dàng thẩm thấu vào da hơn.

TỔNG KẾT PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG ẨM

1. Có nhóm cấp ẩm (Từ ngoài & từ bên trong)
2. Có nhóm hút ẩm từ ngoài & Giữ ẩm
3. Có nhóm khóa ẩm

2. Phân tích chi tiết về các nhóm chất dưỡng ẩm

2.1. Thành phần làm mềm (Nhóm cấp ẩm từ ngoài):

Squalane oil

Squalane là loại dầu tự nhiên có khả năng làm mềm và chứa các hợp chất chống oxy hóa. Squalane còn được biết đến đặc tính không làm bít tắc lỗ chân lông và có lợi cho làn da khô và làn da viêm kích ứng.

Vaselin

Vaselin là một hợp chất thân dầu được kết hợp bởi dầu khoáng và sáp tự nhiên, tính chất vật lý dạng: đặc và sệt. Vaselin là một sản phẩm được tinh chế từ quá trình khai thác dầu mỏ, có 2 dạng là vaselin vàng và vaselin trắng. Với đặc tính thân dầu, vaselin hỗ trợ tốt trong các trường hợp da tổn thương do bỏng, khô da khi thiếu lớp dầu bảo vệ trên bề mặt da.

Parrafin

Parrafin có cấu trúc sáp hoặc dạng dầu lỏng, đây là các ankan mạch dài thu được qua quá trình tinh chế dầu khoáng. Parrafin dạng sáp có màu trắng trong, dạng dầu lỏng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dưỡng ẩm bởi đặc tính làm mềm và ngăn ngừa mất nước.

Lanolin

Lanolin giúp làm mềm và giữ ẩm

Lanolin là loại dầu được chiết xuất từ lớp da của cừu, bảo vệ da và lông cừu luôn mềm mại, giữ được độ ẩm tốt trong mùa lạnh. Với tính chất tương tự, lanolin có khả năng làm mềm và giữ ẩm tốt cho da người, được ứng dụng rộng rãi, phổ biến trong các sản phẩm dưỡng ẩm và skincare hiện nay.

2.2. Nhóm hút ẩm từ môi trường xung quanh (humectants)

2.2.1. Glycerin:

Glycerin là hoạt chất humectant (hút ẩm phổ biến nhất), giá thành và chi phí hợp lý nhất. Khả năng hút ẩm của Glycerin gấp 3 lần so với trọng lượng của phân tử này.

Glycerin có thể được dùng cho da dầu, da khô, da nhạy cảm.

2.2.2. Hyaluronic acid:

Hyaluronic acid là hoạt chất giữ ẩm tự nhiên của cơ thể, rất thân thiện với da, đặc biệt là da siêu nhạy cảm.

Khả năng giữ ẩm của hyaluronic acid rất vượt trội, hút nước gấp 1000 lần khối lượng phân tử.

2.2.3. Sorbitol:

Sorbitol là một loại đường tự nhiên được sử dụng trong cả công nghệ thực phẩm và mỹ phẩm.

Sorbitol với cấu trúc đường có khả năng hút ẩm và giữ ẩm tốt trên bề mặt da.

Sorbitol có thể dùng cho cả da dầu, da khô, da nhạy cảm.

2.2.4. Panthenol:

Panthenol được biết đến là dẫn xuất của vitamin B5 rất nổi tiếng với công năng giữ ẩm, làm dịu da.

2.2.5. Butylene glycol:

Butylene Glycol nổi tiếng và phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc và dưỡng ẩm cho da dầu và da mụn.

2.3. Nhóm hoạt chất khóa ẩm (tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn thoát hơi nước – emollients)

2.3.1. Petrolatum:

Petrolatum là một loại sáp có khả năng tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Petrolatum thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng ẩm cho da khô và da nhạy cảm.

2.3.2. Ceramides: 

Đây là một trong những thành phần emollients (thành phần làm mềm) được tìm thấy rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Ceramides là thành phần lipid đóng vai trò trong hàng rào tự nhiên bảo vệ da, rất cần thiết cho giữ ẩm và loại trừ tác nhân kích thích.

2.3.4. Dimethicone

Đây là thành phần phổ biến thứ 2 trong các nhóm dưỡng ẩm. Dimethicone thường được sử dụng trong công thức giúp dễ dàng làm mềm và láng mịn làn da.


TỔNG KẾT

Thông thường, để tối ưu khả năng dưỡng ẩm, phục hồi da, các nhà bào chế sẽ tối ưu phối hợp cả 3 loại hoạt chất: Hút ẩm, khóa ẩm và làm mềm da. Qua đó tối ưu công năng của sản phẩm, hạn chế nhờn rít và sử dụng tốt cho đa dạng loại da.

]]>
https://duocsiviet.com/duong-am-giup-da-cang-muot-1570/feed/ 0
Stress ảnh hưởng đến làn da như thế nào? – DSV https://duocsiviet.com/stress-anh-huong-den-lan-da-nhu-the-nao-dsv-1513/ https://duocsiviet.com/stress-anh-huong-den-lan-da-nhu-the-nao-dsv-1513/#respond Thu, 04 Jan 2024 05:08:43 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1513 Stress ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào? Tại sao stress khiến da xấu hơn và cần làm gì để hạn chế tác hại do stress gây ra?

1. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta stress?

Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đối phó với trạng thái quá tải của hệ thống thần kinh. Khi cơ thể phải xử lý một lượng lớn thông tin bị quá tải, hoặc tiếp xúc với nguồn thông tin shock gây cảm xúc đột ngột sẽ gây hiện tượng stress.

Khi stress, cơ thể tiết ra một loại hormon đặc biệt do vỏ thượng thận tiết ra: Corticoid hay Glucocorticoid. Đại diện là Cortisol. Hormon này sẽ gây ra rất nhiều đáp ứng khác nhau, trong đó có tác động đặc biệt lên da.

2. Tác động của stress lên da mặt?

Stress không những khiến cơ thể mệt mỏi, còn khiến làn da của chúng ta trở nên:

  • Thâm
  • Mụn
  • Sạm
  • Nám

Stress chính là kẻ thù đối với phụ nữ. Kể cả có sử dụng hàng tá loại mỹ phẩm cao cấp, đắt sắt ra miếng nhưng  stress liên tục thì làn da của chúng ta vẫn chẳng đẹp được như mong đợi. Vậy tại sao stress lại gây nhiều tác động xấu đối với làn da như vậy?

Khi stress, cơ thể sẽ tăng cường bài tiết 1 loại hormon có tên gọi: Cortisol hay hormon thuộc nhóm Glucocorticoid. Nhóm hormon này có vai trò chính là điều tiết nhịp độ cơ thể để:

  • Giảm mức độ stress
  • Tăng nồng độ đường trong máu
  • Tăng huy động tạo năng lượng cho não và cơ thể.

Tuy nhiên, đối với da, Cortisol sẽ gây ra một số tình trạng sau đây:

  • Tăng dầu nhờn trên da
  • Da yếu đi, tăng mức độ nhạy cảm
  • Tăng nguy cơ mắc viêm, mụn bọc, mụn viêm, sưng tấy
  • Tăng nguy cơ gặp thâm sau mụn
  • Da dễ bắt nắng hơn, dễ đen sạm hơn.
  • Da dễ mất nước, da khô, dễ hình thành nếp nhăn, tăng tốc độ lão hóa.

3. Cần làm gì để giảm tác động của stress lên da của chúng ta?

Để giảm thiểu tất cả tác động có hại do stress gây ra, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp sau:

  1. Có một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất
  2. Giữ một đời sống tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ, nói không với stress căng thẳng
  3. Tìm hướng giải tỏa stress để stress không ảnh hưởng quá lâu tới tinh thần.

Tài liệu tham khảo: 

  1. Webmd: Effects of Stress on Your skin 
  2. Harvard Health Publishing: Stress may be getting to your skin, but it’s not a one-way street
]]>
https://duocsiviet.com/stress-anh-huong-den-lan-da-nhu-the-nao-dsv-1513/feed/ 0
Kem chống nắng an toàn cho bà bầu – DSV https://duocsiviet.com/kem-chong-nang-cho-ba-bau-dsv-1468/ https://duocsiviet.com/kem-chong-nang-cho-ba-bau-dsv-1468/#respond Sat, 21 Oct 2023 04:27:26 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1468 Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da với phụ nữ mang thai là cần thiết. Lựa chọn dòng kem chống nắng nào hiệu quả cho mẹ, an toàn cho con là điều mà chị em rất quan tâm. Đội ngũ Dược sĩ của DSV đã tìm ra 4 dòng kem chống nắng an toàn mẹ bầu có thể tham khảo sau đây.

1. KCN IMAGE MD RESTORING DAILY DEFENSE MOISTURIZER SPF 50

  • Thương hiệu: Mỹ
  • Thành phần: Titan Dioxide, Zinc oxide, các enzyme chiết xuất tự nhiên, an toàn cho bà bầu (Kem chống nắng vật lý)
  • Phổ rộng (cả UVA, UVB, tia hồng ngoại)
  • SPF: 50
  • Kết cấu: mỏng nhẹ, không nhờn, không bí da, dưỡng ẩm.

2. KCN Tone – up SPF 50+ Cỏ mềm an toàn cho bà bầu

  • Thương hiệu: Cỏ mềm (Việt Nam)
  • Thành phần: Titan Dioxide, Zinc oxide, aluminium hydroxide, hyaluronic acid, Tocopherol (Vitamin E) an toàn cho bà bầu (Kem chống nắng vật lý)
  • Phổ rộng (cả UVA, UVB, tia hồng ngoại)
  • SPF: 50, PA++++
  • Kết cấu: mỏng nhẹ.

3. KCN La Roche Possay ANTHELIOS UVMUNE 400 INVISIBLE FLUID cho bà bầu

  • Thương hiệu: Pháp
  • Thành phần: Màng Mexoryl 400, Glycerin, công nghệ NetLock
  • Bảo vệ da trước tia UVA dài từ 380-400nm*
  • SPF: 50, màng lọc phổ rộng
  • Kết cấu: Dạng sữa, không chất tạo mùi, siêu chống nước.
  • Tuy là dòng KCN hóa học nhưng không có thành phần gây hại cho thai nhi.

4. KCN cho mẹ bầu Anessa Mild Milk for Sensitive Skin

  • Thương hiệu: Nhật Bản
  • Thành phần: Titan Dioxide, Zinc oxide, aluminium hydroxide, chiết xuất cam thảo, hyaluronic, glycerin.
  • 5 Không (Không màu, không cồn, không paraben, không dầu khoáng, Không mùi)
  • SPF: 50, PA++++
  • Kết cấu: Dạng sữa, mỏng nhẹ, siêu chống nước.
  • Công nghệ: Smooth Protect, Aqua Booster

Sau khi tham khảo rất nhiều dòng kem chống nắng, tìm hiểu công thức, thành phần, dạng kem, cũng như được trực tiếp các thành viên DSV đã sử dụng qua, tổng hợp này hy vọng có thể giúp ích cho mẹ bầu lựa chọn sản phẩm chăm sóc da tối ưu.

]]>
https://duocsiviet.com/kem-chong-nang-cho-ba-bau-dsv-1468/feed/ 0
Những loại chất hóa học mà phụ nữ mang thai cần tránh https://duocsiviet.com/chat-phu-nu-mang-thai-can-tranh-1312/ https://duocsiviet.com/chat-phu-nu-mang-thai-can-tranh-1312/#respond Fri, 25 Aug 2023 04:29:39 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1312 Phụ nữ mang thai không được sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da? Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm các bạn nhé. Trong thời kỳ mang thai, ngoài 1 cơ thể khỏe mạnh, ngoài bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chuẩn bị một tinh thần lạc quan chào đón thiên thần nhỏ, cơ thể của người mẹ cũng có nhiều thay đổi bên trong, đặc biệt là nội tiết tố. Biểu hiện rõ ràng nhất của sự thay đổi này, chúng ta có thể quan sát qua làn da của mình. Và mình muốn đính chính lại rằng, khi mang thai, việc chăm sóc da vẫn cực kỳ cần thiết và không nên bỏ qua. Nhưng chăm sóc thế nào cho đúng, tránh nguy hiểm đến thai nhi thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. 

Để tránh tác dụng phụ không mong muốn, team DSV sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da an toàn, phù hợp nhất trong giai đoạn nhạy cảm này. 

  • Với bài viết đầu tiên: Chúng mình sẽ đề cập Top 11 hoạt chất trong mỹ phẩm cần đặc biệt tránh trong giai đoạn mang thai. Các hoạt chất này được cảnh báo có nguy cơ cao gây ngộ độc thai nhi, đột biến gen hoặc tăng nguy cơ gây dị tật ở trẻ. 
  • Khi bạn sử dụng hoặc lựa chọn bất kỳ một sản phẩm chăm sóc da nào, nếu lướt qua bảng thành phần có chứa các hoạt chất sau thì ngay lập tức dừng lại nha. 

Những loại chất hóa học mà phụ nữ mang thai cần tránh

1. Nhôm clorua hexahydrat:

(Tên danh pháp khoa học:  Aluminum chloride hexahydrate).

Hoạt chất này thường có trong các sản phẩm chống mồ hôi: Ví dụ như lăn nách chẳng hạn.

lăn nách

2. Axit beta hydroxy:

Nghe vẻ nhóm này hơi lạ nhưng thực chất đây là tên của 1 nhóm các hoạt chất rất phổ biến trong các sp mỹ phẩm mà tín đồ làm đẹp nào cũng biết:

  • axit salicylic 
  • Axit 3-hydroxypropionic
  • Axit trethocanic
  • Axit tropic. 

Các hoạt chất này thường xuất hiện trong các sản phẩm như: toner, tẩy da chết hóa học, kem trị mụn, kem trị thâm.

mỹ phẩm

3. Các hoạt chất có trong kem chống nắng hóa học:

Tất nhiên, với mẹ bầu thì nhu cầu bôi kem chống nắng vẫn cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng hãy tránh xa các sản phẩm có chứa hoạt chất sau:

  • Avobenzone
  • Homosalate
  • Octisalate, octocrylene
  • Oxybenzone
  • Oxtinoxate
  • Menthyl anthranilate
  • Oxtocrylene. 

chống nắng

4. Diethanolamine (Viết tắt: DEA)

Thành phần được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc và cơ thể. Tương tự với hoạt chất này, mẹ cũng nên tránh các sản phẩm chăm sóc da và tóc chứa:

  • Oleamide DEA
  • Lauramide DEA
  • Cocamide DEA. 

Chăm sóc tóc

5. Formaldehyde:

Hoạt chất này sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm ép duỗi tóc, sơn móng tay, keo dán mi.

Trong bảng thành phần, tương tự nếu các bạn tra các hoạt chất tương tự có tên như sau cũng nên tránh:

  • Formandehit
  • Quaternium -15
  • Dimethyl – dimethyl (DM DM)
  • Hydantoin
  • Imidazolidinyl urea
  • Diazolidinyl urea
  • Sodium hydroxymethylglycinate
  • 2-bromo-2-nitropropane-1,3-diol (bromopol).

làm móng

6. Hydroquinone:

Nếu theo dõi các video của Dược sĩ Việt từ trước, các bạn có thể biết được Hidroquinone được coi là tiêu chuẩn vàng trong xử trí nám da và hỗ trợ giúp làm trắng da. Nhưng quả thực, với mẹ bầu Hidroquinone có thể gây quái thai và dị tật thai nhi, vô cùng nguy hiểm các bạn nhé. 

7. Parabens:

Đây là một thành phần bảo quản mỹ phẩm & dược phẩm phổ biến. Bên cạnh đó, khi tra ra các cụm từ tương tự sau mẹ cũng cần phải tránh xa:

  • Propyl, butyl, isopropyl, isobutyl và methyl paraben.

8. Phthalates:

Hoạt chất này được tìm thấy rất nhiều trong các sản phẩm nước hoa tổng hợp và sơn móng tay. 

nước hoa

9. Retinol:

Gần 2 năm gần đây, retinol, Vitamin A và hàng loạt dẫn xuất của vitamin A được marketing rầm rộ trên thị trường làm đẹp với công dụng giảm mụn, tái tạo da và hỗ trợ tăng sinh collagen.

Nhưng các hoạt chất thuộc nhóm này lại không hề an toàn với mẹ bầu một chút nào đâu các bạn nhé. Tương tự, chúng ta cần tránh xa các dẫn xuất khác khi tra:

  • Axit retinoic
  • Retinyl palmitate
  • Retinaldehyde
  • Adapalene
  • Tretinoin
  • Tazarotene
  • Isotretinoin. 

10. Axit thioglycolic:

Được tìm thấy trong các chất tẩy tóc hóa học; cũng có thể được dán nhãn acetyl mercaptan, mercaptoacetate, axit mercaptoacetic và axit thiovanic.

11. Toluene:

Có nhiều trong trong sơn móng tay

—-

Chúng ta vừa lướt qua 11 nhóm hoạt chất tuyệt đối nên tránh với phụ nữ mang thai. Các hoạt chất này có thể trong sản phẩm ngăn ngừa mồ hôi, dầu gội, sữa tắm, sơn móng tay, nước hoa, thành phần bảo quản và nhiều nhóm dược mỹ phẩm. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, các bạn vui lòng comment hoặc gọi điện đến hotline của kênh DSV nhé: 024.6680.8686

Xem thêm:

  1. Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?
  2. Thói quen rất xấu tổn hại đến dạ dày của bạn
  3. Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể?
  4. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho phụ nữ có thai
]]>
https://duocsiviet.com/chat-phu-nu-mang-thai-can-tranh-1312/feed/ 0
Nên ăn gì để da sáng và trắng khỏe? https://duocsiviet.com/nen-an-gi-de-da-sang-va-trang-khoe-1273/ https://duocsiviet.com/nen-an-gi-de-da-sang-va-trang-khoe-1273/#respond Tue, 22 Aug 2023 04:15:59 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1273 Để có được một làn da sáng khỏe phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: từ chăm sóc, skin care, đời sống tinh thần vui vẻ, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng. Nên ăn gì để da sắng và trắng khỏe, hãy cùng tìm hiểu cùng team DSV trong bài viết sau đây nhé.

Nên ăn gì để da sáng và trắng khỏe

1. Thế nào là làn da sáng khỏe?

Một làn da sáng khỏe cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Da mịn màng, không mụn, không viêm

da sáng mịn

  • Da chết được loại bỏ, lớp da mới được thay liên tục theo đúng chu kỳ sinh lý
  • Da có độ ẩm tốt, không dầu nhờn bã thừa, không khô da

da mụn

  • Da đều màu, tươi tắn giàu năng lượng, không rối loạn sắc tố.

nám, đồi mồi

  • Da căng, độ đàn hồi tốt, không có nếp nhăn hoặc rãnh sâu.

2. Các tiêu chí lựa chọn thực phẩm giúp da sáng và khỏe khoắn

Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có tiêu chỉ sau đây để giúp cho da sáng và khỏe khoắn:

thực phẩm tươi sống

  • Thực phẩm tươi sống, giữ nguyên được hương vị, vi chất
  • Sản phẩm hữu cơ: rau xanh, hoa quả tươi. Những loại sản phẩm chứa nhiều: vitamin C, E, chất chống oxy hóa tự nhiên. Qua đó hỗ trợ: tăng sản xuất collagen, giảm viêm da, nâng cao sức đề kháng của da

Không nên lạm dụng các loại thực phẩm sau đây:

  • Sản phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là đường hóa học
  • Sản phẩm nhiều muối, vị quá mặn
  • Chất béo bão hòa, chất béo chế biến nhiều lần
  • Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh

thực phẩm chế biến sẵn

Các nhóm thực phẩm trên được khuyên hạn chế sử dụng vì có nguy cơ rối loạn chuyển hóa, giảm nguyên liệu tổng hợp cấu trúc da, giảm chất lượng da, tăng lượng bã nhờn, tăng chất oxy hóa, tăng tốc độ lão hóa da.

3. Nên ăn gì để da sáng và khỏe

Để luôn tươi tắn rạng ngời, các bạn tham khảo những nhóm thực phẩm cụ thể như sau nhé:

Nhóm hoa quả giàu vitamin C, E và chất chống oxy hóa tự nhiên:

Công dụng:

  • Chống oxy hóa, chống gốc tự do, giảm hình thành sắc tố thâm sạm
  • Giảm tiết bã nhờn, giảm viêm, giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây mụn
  • Tăng kích hoạt sản sinh collagen cho mô liên kết da.
  1. Cà chua cà chua
  2. Dâu tây: ngoài ra còn chứa nhiều axit Salicylic, omega 3 (Bổ sung chất béo tốt cho da) dâu tây
  3. Cam, Quýt, Bưởi: Ngoài ra còn chứa nhiều axit citric, hỗ trợ tốt cho giảm viêm da, ít calo quýt
  4. Hạt bí ngô, hạt chia, hạt lanh hạt chia

Nhóm hoa quả chứa nhiều chất béo lành mạnh, tăng cung cấp độ ẩm cho da

Công dụng:

  • Giữ da luôn căng mịn, tránh lão hóa da
  • Hỗ trợ tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn
  1. bơ
  2. Óc chó
    Óc chó - Walnut
  3. Hạnh nhân hạnh nhân

Sữa chua, thực phẩm lên men

sữa chua

Công dụng:

  • Bổ sung lợi khuẩn: Lactobacillus tăng sinh axit lactic, hỗ trợ giảm sẹo, mụn, viêm, thâm
  • Bổ sung nguồn vitamin dồi dào.

Qua bài viết này, chúc tất cả chị em luôn có một làn da sáng khỏe như mong ước. Tiếp tục đón xem những bí kíp có làn da đẹp cùng DSV và follow Fanpage Dược Sĩ Việt

Tài liệu tham khảo: Tại đây

Xem thêm:

  1. Axit uric là gì? Tăng axit uric do đâu?
  2. Thói quen rất xấu tổn hại đến dạ dày của bạn
  3. Khi nào cần bổ sung vitamin B? Vai trò trong cơ thể?
]]>
https://duocsiviet.com/nen-an-gi-de-da-sang-va-trang-khoe-1273/feed/ 0
Vitamin E và những sự thật thú vị  https://duocsiviet.com/vitamin-e-va-su-that-thu-vi-1100/ https://duocsiviet.com/vitamin-e-va-su-that-thu-vi-1100/#respond Mon, 31 Jul 2023 09:38:02 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1100 Trong 10 năm gần đây, vitamin E được coi là một trong những nhóm sản phẩm hot nhất thị trường. Nói chẳng quá, cứ 10 chị em thì có tới 9 chị em muốn bổ sung vitamin E để dưỡng da, tái tạo da, giảm lão hóa. Hầu như tất cả các sản phẩm dược mỹ phẩm, sản phẩm dưỡng da trên thị trường đều bổ sung thêm thành phần vitamin E như một điểm nhấn thu hút sự chú ý của khách hàng. Vậy vitamin E là gì? Vai trò của loại vitamin này trong cơ thể là như thế nào? Trong video hôm nay team DSV sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin thú vị về vtm E.

Vitamin-E-và-những-sự-thật-thú-vị

TLTK

  1. The Role of Vitamin E in Human Health and Some Diseases
  2. Pubmed – Vitamin E

[TOC]

1. Vitamin E là gì?

Mặc dù 10 năm gần đây, công dụng của vtm E mới trở nên rầm rộ, thực chất hoạt chất này đã được 2 nhà khoa học là Evans và Bishop tìm ra vào những năm 20 của thế kỷ trước. Vitamin E thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo. Đặc biệt cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh vitamin E và chỉ có nhu cầu sử dụng hoạt chất này với một hàm lượng nhỏ. Chính vì thuộc tính tan trong dầu, một hàm lượng vitamin E dư thừa trong cơ thể được tích trữ trong các mô mỡ đủ đảm bảo cho nhu cầu sử dụng lâu dài mà chúng ta không cần bổ sung quá thường xuyên. 

Vitamin E trong tự nhiên được hình thành từ quá trình quang hợp của thực vật, đặc biệt có nhiều trong dầu ô lưu, dầu hướng dương, trong các loại hạt, đậu nành, bơ, lúa mì và các loại rau lá xanh. 

2. Công thức hóa học của Vitamin E

Về công thức hóa học, vitamin E không phải 1 hoạt chất, đây là một nhóm các hoạt chất có công thức tương đồng được chia ra thành 2 nhóm chính: Tocopherol và Tocotrienol. Mỗi nhóm này là có 4 đồng phân:  alpha, beta, gamma và delta. Và chung quy thì chúng ta có 8 dạng vitamin E. Nhưng trong đó, Alpha-và gamma-tocopherols là hai dạng chính của vitamin E được tìm thấy hàm lượng cao trong huyết tương. Tỷ lệ của mỗi dạng sẽ cho ra một loại vitamin E có đặc tính khác nhau. Ví dụ: Thực phẩm bổ sung vitamin E thường chứa tất cả các đồng phân của alpha-tocopherol và có mức độ hoạt động bằng khoảng một nửa so với các nguồn tự nhiên. vtm E trong dầu oliu sẽ khác tỷ lệ các đồng phân trong dầu hướng dương, trong các loại hạt ngũ cốc,…  

.3. Cơ chế hoạt động chính của vitamin E

vitamin-E

Cơ chế hoạt động chính của vtm E là như một chất quét các gốc tự do. Nó liên kết với các gốc tự do, bảo vệ các thành phần tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Vitamin E còn đóng vai trò bảo vệ. Nó cũng ức chế sự tập hợp của các tiểu cầu, sự kết dính của bạch cầu đơn nhân và sự tăng sinh của các tế bào. 

Chúng ta biết được rằng: cơ thể chỉ cần một hàm lượng vitamin E vừa đủ với vai trò chống gốc tự do và các chất có tính oxy hóa cao, khi không dùng hết, cơ thể sẽ dự trữ vitamin E trong các mô mỡ mà cơ thể chúng ta không cần sử dụng quá thường xuyên.

—– 

TLTK : 

  1. https://www.researchgate.net/publication/224958595_Vitamin_E
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4976416/
  3. https://lpi.oregonstate.edu/mic/health-disease/skin-health/vitamin-E#:~:text=Vitamin%20E%20has%20been%20considered,all%20signs%20of%20skin%20inflammation.
  4. https://www.healthline.com/health/vitamin-e-for-skin#risks

 

Bổ sung vitamin E như thế nào cho đúng cách: 

Kem dưỡng ẩm bổ sung vitamin E, kem chống nắng có vitamin E, Mỹ phẩm chứa vitamin E, viên uống vitamin E, … Đa số mọi sản phẩm chăm sóc da hiện nay đều có chứa 1 thành phần không thể thiếu: Vitamin E. Vậy nên bổ sung vitamin E như thế nào cho đúng cách? Bổ sung vitamin E hàm lượng cao, trong thời gian dài để chống lão hóa da, quan niệm này có đúng hay không? 

Hãy tưởng tượng: nếu thế giới được chia làm 2 thái cực, 1 thái cực là các hợp chất tan trong nước, chắc chắn thái cực còn lại là các hoạt chất tan trong dầu. 

Các chất tan trong nước sẽ không bao giờ tan được trong dầu, trừ khi có sự hỗ trợ của các chất diện hoạt. Và ngược lại các chất tan trong dầu sẽ không thể tan trong nước.  

Cơ thể của chúng ta cũng tương tự được chia thành 2 thái cực như vậy, một thái cực thuộc về các nhóm hoạt chất tan trong nước, và 1 thái cực thuộc về các hoạt chất tan trong dầu. Theo ước tính: 70% cơ thể của chúng ta được cấu thành từ nước. Và khoảng 30% còn lại là lipid và các chất tan trong lipid. Trong đó, vitamin E thuộc nhóm số ít các loại vitamin tan trong dầu. Khi bổ sung, vitamin E theo mạch máu đến các cơ quan và đến tuyến bã nhờn, phân bố tại nhiều khu vực trên da thực hiện nhiệm vụ. Một trong các nhiệm vụ chính của vitamin E là bảo vệ da tránh tác hại của gốc tự do tạo ra bởi tia UV, hấp thu năng lượng từ tia cực tím, chống oxy hóa, chống viêm hữu hiệu Qua đó giảm tổn thương DNA sau tiếp xúc tia cực tím, giảm tế bào bị cháy nắng, giảm ban đỏ và giảm tình trạng tăng sắc tố da, sạm nám da. Ngoài ra, tình trạng viêm da có thể được thuyên giảm nhờ khả năng ức chế sản sinh prostaglandin gây viêm, giảm interleukin, giảm các quá trình viêm diễn ra trong cơ thể.  

Vitamin E dư thừa được tích tụ lại các mô mỡ. Lượng vitamin E tích tụ này có thể được dữ trữ trong vài năm nếu thiếu hụt bổ sung. 

— 

Bổ sung vitamin E tốt nhất là từ nguồn các loại thực phẩm : 

  1. Ngũ cốc, nước trái cây, bơ thực vật 
  2. Bào ngư, cá hồi và các loại hải sản 
  3. Bông cải xanh và các loại rau xanh 
  4. Các loại hạt
  5. Dầu thực vật, dầu hướng dương, mầm lúa mì. 
  6. Về các sản phẩm bổ sung vitamin E đường uống được đánh giá hấp thu và hiệu quả tốt hơn nếu như được bs cùng vitamin C. 

vitamin e

Về nhu cầu vitamin E hàng ngày với từng độ tuổi: 

  • Thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai cần 15 mg vitamin E mỗi ngày
  • Phụ nữ cho con bú cần 19 mg vtm E
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hàm lượng vtm cần thấp hơn. 
  • Nhưng hầu hết với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cơ thể chúng ta đã nhận đủ vitamin E từ thực phẩm mà không cần sử dụng thực phẩm bổ sung. 

— 

Với loại da càng nhờn, càng bài tiết nhiều dầu, hàm lượng vitamin E trên lớp biểu bì và hạ bì sẽ lớn hơn da khô. 

— 

Một câu hỏi mà chúng ta cũng rất quan tâm về vitamin E:

Nếu bổ sung liều cao, trong 1 thời gian dài có ảnh hưởng gì không? 

Nếu chúng ta bổ sung quá nhiều vitamin E trong một thời gian dài sẽ ức chế khả năng đông máu, dễ chảy máu, đặc biệt nguy hiểm khi xuất huyết nội tạng và xuất huyết não. Vậy nên không khuyến cáo chị em tự ý đi mua và bổ sung vitamin E liều cao trong thời gian dài. Vitamin E dư thừa tích lũy cũng là 1 cản trở lớn trong hấp thu và chuyển hóa các chất tan trong dầu. Tốt nhất nên bổ sung các thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng cao trong bữa ăn để đạt được khả năng hấp thu tốt nhất về vitamin E. 

]]>
https://duocsiviet.com/vitamin-e-va-su-that-thu-vi-1100/feed/ 0
Những thay đổi trong quá trình lão hóa da https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/ https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/#respond Mon, 31 Jul 2023 09:30:56 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1093 Những thay đổi trong quá trình lão hóa da diễn ra như thế nào? Quá trình hình thành nếp nhăn, mất kết nối giữa thành phần mô liên kết, da nám sạm đồi mồi.

Những-thay-đổi-trong-quá-trình-lão-hóa-da

1. Da bị lão hóa ở cả bên trong & bên ngoài. 

  • Lão hóa bên trong tế bào da 
  • Thay đổi thành phần nền ngoại bào (collagen, elastin, proteoglycans, chất cần cho khả năng liên kết, đàn hồi và hydrat hóa) 

1.1. Lão hóa do yếu tố bên trong phụ thuộc các yếu tố: 

Tăng cường các mô liên kết dưới da

  • Theo thời gian
  • Di truyền, chuyển hóa nội tại 
  • Lão hóa tế bào: Giảm tăng sinh tế bào bao gồm: 
  1. Tế bào đáy (lão hóa nhiều nhất): giảm tăng sinh tế bào biểu bì  – Mỏng hơn diện tích trao đổi chất giảm – Càng bị suy yếu. 
  2. Giảm tế bào Mast 
  3. Giảm nguyên bào sợi 
  4. Giảm các thành phần chất nền ngoại bào: 
  5. Chất nền ngoại bào dạng sợi: Collagen, Elastin, Fibrin, sợi đàn hồi – Giảm khả năng liên kết giữa các tế bào và cấu trúc da. 
  6. Các thành phần oligosaccharides, giảm khả năng giữ nước (hạt cơm). 
  7. Suy giảm chức năng của vi mạch: Giảm khả năng tạo mạch, thay đổi tính thấm, giảm cung cấp dinh dưỡng nuôi các tế bào da.  

 

Phân tích chi tiết: 

Lão hóa da bên trong là một quá trình thay đổi sinh lý theo thời gian. Sự lão hóa của các vùng da không bị tổn thương và tác động bởi ánh sáng, ví dụ như mặt trong của cánh tay, chủ yếu là do các yếu tố di truyền hoặc chuyển hóa nội tại. Trong khi các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lại bị ảnh hưởng thêm bởi các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là bức xạ tia cực tím mặt trời .

Đối với làn da lão hóa do tuổi tác, những thay đổi mô học đáng chú ý nhất xảy ra trong lớp tế bào đáy. Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi một người già đi, sự tăng sinh của các tế bào ở lớp biểu bì giảm đi. Sau đó, lớp biểu bì trở nên mỏng hơn, và diện tích bề mặt tiếp xúc giữa lớp trung bì và lớp biểu bì giảm, dẫn đến bề mặt trao đổi nhỏ hơn để cung cấp dinh dưỡng cho lớp biểu bì và khả năng tăng sinh tế bào đáy tiếp tục bị suy yếu .. Quá trình giảm khả năng tăng sinh của các tế bào bao gồm ( tế bào sừng, nguyên bào sợi và tế bào hắc tố) được gọi là quá trình lão hóa tế bào. 

Ngoài ra, lớp hạ bì của da lão hóa không chỉ cho thấy ít tế bào mast và nguyên bào sợi hơn da không lão hóa mà còn có các sợi collagen và sợi đàn hồi hiếm hơn (Giảm tb mast, nguyên bào sợi, collagen và sợi đàn hồi. Phân loại giảm: thành phần chất nền ngoại bào dạng sợi bao gồm elastin, fibrillin và collagens & oligosaccharide cũng bị thoái hóa, do đó ảnh hưởng đến khả năng giữ nước liên kết của da .

Ngoài ra, chức năng của vi mạch suy giảm khi lão hóa. Điều này là do rối loạn chức năng nội mô bao gồm giảm khả năng tạo mạch, biểu hiện sai lệch của các phân tử kết dính và suy giảm chức năng giãn mạch

1.2. Lão hóa do yếu tố bên ngoài do các yếu tố: 

lão-hóa do yếu tố bên ngoài

  • 80% quá trình lão hóa trên da mặt do tia cực tím (kem chống nắng) 
  • Lớp sừng dày lên (do sự thoái hóa của các tế bào da tăng lên) 
  • Quá trình biệt hóa tế bào sừng bị giảm do tác động của tia UV và giảm các tế bào sừng gốc 
  • Số lượng Collagen VII ở lớp tế bào sừng giảm – Tạo nếp nhăn, hố sâu (liên kết trung bì và biểu bì giảm) – Giảm tổng hợpTích tụ các mô tổn thương bất thường nằm sâu trong lớp trung bì. Tăng cường thoái hóa các chất nền ngoại bào dạng sợi. (tăng hoạt động các enzyme phân cắt protein dạng sợi) 

Phân tích chi tiết: 

Ngay từ năm 1969, người ta đã đề xuất rằng bên cạnh các yếu tố nội tại, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng dẫn đến lão hóa da . Tiếp xúc với bức xạ UV là yếu tố chính của lão hóa da bên ngoài; Nó chiếm khoảng 80% quá trình lão hóa trên khuôn mặt . Trái ngược với lớp biểu bì mỏng hơn ở da có tuổi về bản chất, lớp biểu bì bức xạ tia cực tím lại dày lên. Là lớp ngoài cùng của biểu bì, lớp sừng hầu như bị ảnh hưởng và dày lên do sự suy thoái của các tế bào da. Quá trình biệt hóa của tế bào sừng biểu bì bị suy giảm do chiếu tia UV. Trong tế bào đáy, sự biểu hiện của protein bề mặt tế bào β1-integration, tương tác với protein nền ngoại bào và được coi là một trong những dấu hiệu tế bào gốc biểu bì bị giảm đáng kể, cho thấy rằng sự tăng sinh ở các tế bào sừng cũng bị suy giảm.

Sự biểu hiện của collagen loại VII trong tế bào sừng giảm ở những vùng da bị tia UV chiếu vào. Collagen loại VII là các sợi neo ở điểm tiếp giáp giữa da và biểu bì. Việc giảm sản xuất góp phần tạo ra nếp nhăn do sự kết nối giữa trung bì bì và biểu bì bị suy yếu . Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng collagen loại I giảm đi ở da ảnh do sự suy thoái collagen tăng lên . Các metalloproteinase nền khác nhau (MMPs), protease serine và các protease khác tham gia vào hoạt động phân hủy này 

Đối với da, một đặc điểm nổi bật là sự tích tụ của các mô đàn hồi bất thường nằm sâu trong lớp trung bì , một kiểu hình bệnh lý có tên là bệnh rối loạn đàn hồi do ánh sáng mặt trời. Việc chiếu tia UV làm tăng biểu hiện của elastin lên gấp 4 lần, sau đó xảy ra hiện tượng phân giải , đặc trưng bởi sự phân cắt sợi đàn hồi bởi các protease đã đề cập ở trên, dẫn đến sự lắng đọng nghiêm trọng của các sợi đàn hồi bị cắt ngắn . MMP-2, MMP-3, MMP-7, MMP-9, MMP-12, protease serine của bạch cầu trung tính cathepsin G, và elastase bạch cầu người được biết là có khả năng phân hủy elastin. 

Xem thêm:

  1. 5 vai trò của việc chống lão hoá
  2. Tổng quan các phương pháp chống lão hóa chính
  3. Lão hóa da là gì? Biểu hiện & Nguyên nhân của lão hóa
]]>
https://duocsiviet.com/nhung-thay-doi-trong-qua-trinh-lao-hoa-da-1093/feed/ 0
Lợi ích đáng kinh ngạc của Glutathione trong chống lão hóa.  https://duocsiviet.com/loi-ich-cua-glutathione-trong-chong-lao-hoa-1096/ https://duocsiviet.com/loi-ich-cua-glutathione-trong-chong-lao-hoa-1096/#respond Mon, 31 Jul 2023 09:29:32 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1096 Tóm tắt: 

Vén màn lợi ích đáng kinh ngạc của Glutathione trong chống lão hóa. Glutathione: 

  • Được ví như anh cả của tất cả các chất chống oxy hóa 
  • Glutathione là hoạt chất quan trọng nhất có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác động tấn công từ chất có tính oxy hóa, gốc tự do có hại. 
  • Bên cạnh đó, Glutathione còn đem trong mình khả năng hỗ trợ thải độc. 
  • Góc độ hóa học: Glutahthione là một tripeptid bao gồm 3 axit amin có khả năng chống oxy hóa cao.

Vai trò của Glutathione trong chống lão hóa

  • Glutathione là gì? 

Glutathione – Bạn đã từng nghe thấy tên hoạt chất này bao giờ chưa? Nếu bạn là một tín đồ làm đẹp sẽ không còn xa lạ gì với hoạt chất này. Nhưng bài viết này mình sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan đa chiều hơn về glutathione cho các bạn, nên dù có biết một chút về hoạt chất này cũng chú ý đọc đến hết để vén màn nhiều bí mật hơn nhé. 

Vén màn vai trò của Glutathione trong chống lão hóa

Theo nhiều tài liệu khoa học, glutathione là chất chống oxy hóa và giải độc mạnh nhất của cơ thể. Nếu có thể làm một phép so sánh, glutathione thường được ví von là mẹ của tất cả các chất chống oxy hóa với hiệu lực mạnh mẽ, công năng an toàn. 

Tại sao mọi tế bào cơ thể đều cần Glutathione? 

Tất cả mọi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần sự bảo vệ và hỗ trợ từ Glutathione. Đặc biệt là tế bào gan, tế bào thận và tế bào da. Nơi nào xảy ra nhiều phản ứng oxy hóa khử nhất cơ thể, nơi đó cần nhiều glutathione. Đây là chất chống oxy hóa nội sinh hay còn hiểu một cách đơn giản, chất chống oxy hóa mà cơ thể tự có khả năng tự tổng hợp được. Tuy nhiên hàm lượng glutathione dạng khử (glutathione lành mạnh) lại dễ dàng bị cạn kiệt do các yếu tố bệnh tật, căng thẳng hoặc tiếp xúc quá mức với độc tố, các tác nhân oxy hóa. 

Về mặt hóa học, glutathione là 1 hợp chất cấu tạo từ 3 axit amin (Cystein, glutamate và glycine). Hay thuật ngữ chuyên môn là 1 dạng tripeptit giúp bảo vệ: các tế bào, các cơ quan, mô trong cơ thể khỏi bệnh tật và các tác nhân gây hại. 

Chúng ta có thể kể đến các chất chống oxy hóa tương tự như vitamin A, vitamin C và E. Nhưng cơ thể lại không sinh ra được các loại chất chống oxy hóa này. Ngược lại, glutathione lại luôn được coi là một chất chống oxy hóa an toàn, ưa thích được cơ thể tự tổng hợp ra. 

Một điều mà không ai trong chúng ta mong muốn, khi chúng ta già đi, khả năng sinh ra glutathione của cơ thể cũng suy giảm, hàm lượng glutathione thấp là nguyên nhân dẫn tới suy giảm khả năng bảo vệ trước các tác nhân gây hại. Nguồn cơn của tình trạng lão hóa. 

Hay nói cách khác, nồng độ glutathione thấp trong cơ thể là dấu hiệu báo trước sự láo hóa sắp tới. 

2. Vén màn lợi ích chống lão hóa của Glutathione

Một cơ thể khỏe mạnh là biểu hiện của toàn bộ tế bào khỏe mạnh. Và tế bào khỏe mạnh khi chúng được bảo vệ với đủ hàm lượng glutathione. 

Nhiệm vụ chung của Glutathione trong quá trình chống lão hóa da thì cực kỳ đơn giản và dễ hiểu, có thể tổng hợp chung qua 3 cơ chế: 

  • Bảo vệ tế bào khỏe mạnh tránh tình trạng thoái hóa.  
  • Loại trừ các chất có tính oxy hóa, các gốc tự do và chất độc với cơ thể. 
  • Và cuối cùng là giúp hỗ trợ nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch. 

Cụ thể hơn, mình sẽ phân tích chuyên sâu khoa học 1 chút dành cho những bạn nào muốn hiểu cặn kẽ: 

Vai trò 1: Bảo vệ tế bào, bảo vệ hệ gen

Bộ gen là nơi lưu trữ thông tin di truyền, cũng là bộ máy chỉ đạo hoạt động của tế bào. Chính vì vậy bảo vệ bộ gen là nhiệm vụ tối thượng giúp đảm bảo mọi hoạt động của cơ thể diễn ra đúng quy trình. Tất nhiên, trong quá trình sống và hoạt động của cơ thể, một số lượng lớn oxy phản ứng, các gốc tự do và chất độc hại có từ phản ứng nội sinh và từ môi trường luôn đe dọa sự an toàn của tế bào trong cơ thể. Về cơ bản các chất này có khả năng phá hủy màng tế bào, tấn công và làm sai lệch thông tin di truyền trong bộ gen. 

Và khi cần Glutathione có, khi khó cơ thể đã có Glutathione bảo vệ. Glutathione có khả năng trung hòa và loại trừ các hoạt chất gây hại kể trên. Hạn chế tối đa tổn thương tế bào và hệ gen, từ đó giảm thiểu nguy cơ lão hóa cho cơ thể. 

Vai trò 2: Bảo vệ ty thể của tế bào, hỗ trợ tăng cường cung cấp năng lượng 

Muốn cơ thể hoạt động trơn chu, chúng ta luôn yêu cầu sản sinh và tiêu hao một nguồn năng lượng rất lớn. Ty thể được coi là một nhà máy tạo năng lượng công suất cao trong từng tế bào. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ hệ gen – cơ quan đầu não, bảo vệ ty thể cũng là nhiệm vụ tối cao của glutathione. 

Nếu như ty thể bị hư hỏng, chúng sẽ hoạt động chậm lại và tạo ít năng lượng hơn. Cơ thể giảm mọi chuyển hóa, hàm lượng glutathione cũng suy giảm, lượng gốc tự do tích lũy tăng lên càng làm các tổn thương trở nên trầm trọng, tạo một vòng luẩn quẩn đến kiệt quệ. Chính vì các yếu tố trên, bổ sung Glutathione khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi cũng là một cách để giúp phục hồi trạng thái cân bằng vốn có, giảm nguy cơ thoái hóa tiếp diễn.  

Vai trò 3: Hỗ trợ nâng cao hoạt động của hệ thống miễn dịch

Có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là chìa khóa để có một sức khỏe tốt. Glutathione rất quan trọng để giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa các đột biến gen mầm mống tại nên bệnh lý ung thư. Glutathione được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể, bao gồm cả các tế bào của hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Khi cơ thể được bổ sung với một hàm lượng Glutathione đầy đủ, chức năng của hệ thống miễn dịch được ước tính tăng cường lên gấp 2 lần. Theo nhiều báo cáo, khi cớ thể có hàm lượng glutathione dồi dào, số lượng và hoạt động chức năng của các tế bào bạch cầu và tế bào Lympho cũng tăng lên, hiệu năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân virus, vi khuẩn cũng vì thế tăng theo.

TỔNG KẾT

Và sau video này, chắc hẳn chị em đã tổng hợp được 3 vai trò căn bản của glutathione đối với chống lão hóa rồi phải không nào. Cùng đón xem video tiếp theo của DSV về cách bổ sung glutathione như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong chống lão hóa nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong các video tiếp theo của DSV. 

Tài liệu tham khảo: The anti aging benefits of Glutathione Supplements

]]>
https://duocsiviet.com/loi-ich-cua-glutathione-trong-chong-lao-hoa-1096/feed/ 0
Tổng quan các phương pháp chống lão hóa chính https://duocsiviet.com/tong-quan-cac-phuong-phap-chong-lao-hoa-chinh-1090/ https://duocsiviet.com/tong-quan-cac-phuong-phap-chong-lao-hoa-chinh-1090/#respond Mon, 31 Jul 2023 09:10:14 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1090 Chỉ khi nào bạn sử dụng kem chống nắng đúng cách, lúc đó bạn mới sở hữu 1 làn da đẹp. Làn da cũng cần chăm sóc hàng ngày, chăm sóc chuẩn, quyết định tốc độ lão hóa. 

*** Tài liệu tham khảo: Pubmed

các-phương-pháp-chống-lão-hóa

1. Chống lão hóa là gì?

Da được ví như 1 hàng rào bảo vệ cơ thể tránh mất nước, tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng, chất kích ứng, oxi phản ứng và các bức xạ. 

Chăm sóc da hàng ngày chuẩn và phù hợp sẽ quyết định đến tốc độ lão hóa da của mỗi người do khả năng tái tạo, độ đàn hồi, độ mịn của da mỗi người là khác nhau.

Chống lão hóa chính là: 

– Ngăn chặn sự suy thoái của các thành phần chính trong cấu trúc mô liên kết của da như: collagen, elastin, fibrillin, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. 

  • Tăng cường bổ sung 
  • Tăng tổng hợp 
  • Giảm suy thoái

2. Tổng quan 5 phương pháp chống lão hóa

Tổng quan chúng ta có 5 phương pháp chống và cải thiện tình trạng lão hóa bao gồm: 

  1. Chăm sóc da cơ bản hàng ngày 
  2. Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da 
  3. Sử dụng các sản phẩm cải thiện đường uống 
  4. Phục hồi lão hóa qua các thủ tục xâm lấn 
  5. Bảo vệ da tránh các yếu tố kích thích lão hóa. 

3. Chi tiết các bước chăm sóc chống lão hóa

Chúng ta cùng đi sâu hơn vào trong từng phương pháp

3.1.Chăm sóc da cơ bản hàng ngày: Quan trọng nhất

  • Skincare cơ bản gồm có: tẩy trang, rửa mặt, sử dụng toner cân bằng da, tẩy da chết, cấp cẩm.  
  • Chống nắng đúng cách. Chỉ khi bạn dùng kem chống nắng đúng cách, lúc đó bạn mới có 1 làn da đẹp. 

3.2. Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da: 

sử-dụng-các-sản-phẩm-bôi-ngoài-da

  • Nhóm sản phẩm chất chống oxy hóa: Giảm các gốc tự do có hại phá hủy tế bào da. – vitamin C, glutathione. 
  • Chất điều hòa tế bào: kích hoạt sản xuất collagen và các sợi đàn hồi. ví dụ như retinol / tretinoin.   

3.3. Thủ tục xâm lấn: giúp tái tạo bề mặt cho lớp biểu bì

Ưu điểm: nhanh hơn, đẹp hơn, mịn hơn 

Nhược điểm: cần bảo vệ kỹ càng hơn, không lạm dụng. 

  • Lột da bằng hóa chất: bóc tách các lớp da, tạo làn da mới đều và căng bóng, tái tạo và sửaa chữa sau quá trình viêm. 
  • Thiết bị xử lý bằng ánh sáng nhìn thấy:  
  • Ánh sáng xung cường độ cao (IPL)
  • Trẻ hóa bằng tia laser 
  • Tần số vô tuyến (RF)
  • Tiêm kích thích sinh học và trẻ hóa làn da 
  • Ngăn ngừa nếp nhăn động 
  • Hiệu chỉnh nếp nhăn tĩnh  
  • Phục hồi tái phân phối chất béo 
  • Nâng da 

3.4. Dùng thuốc uống công dụng toàn thân. 

bổ-sung-bằng-đường-uống

  • Liệu pháp thay thế hormone (bổ sung tiền hormone, hormone bổ sung bù lượng hormone thiếu hụt).  

Hormon có nguồn gốc tự nhiên, tránh sp bổ sung hormon tổng hợp, tránh lạm dụng kéo dài,  

  • Chất chống oxy hóa như glutathione. 

Vai-trò-của-glutathione-trong-chống-lão-hóa

  1. Tránh các yếu tố ngoại sinh quá trình lão hóa, điều chỉnh lối sống và thói quen xấu.  
  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá : tránh gốc oxy hóa độc hại, không chỉ là bảo vệ phổi, mà còn tránh … 
  • Giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời: tăng sinh melanin gây sạm nám da, tăng sinh gốc oxy hóa.  
  • Giảm căng thẳng 
  • Dinh dưỡng, vitamin: uống nước, cấp ẩm, hoa quả tươi, rau xanh, đủ nhóm chất. Hạn chế ăn kiêng, đa dạng nhóm chất.  
  • Thể chất: tập thể dục. cười nhiều hơn. 
  • Kiểm soát sức khỏe chung: Giảm bệnh lý nền, đi ngủ sớm, tập thói quen khoa học. 

Xem thêm:

  1. Những thay đổi trong quá trình lão hóa da
  2. 5 vai trò của việc chống lão hoá
  3. Lão hóa da là gì? Biểu hiện & Nguyên nhân của lão hóa
]]>
https://duocsiviet.com/tong-quan-cac-phuong-phap-chong-lao-hoa-chinh-1090/feed/ 0