Đái Tháo Đường là bệnh lý mãn tính, lâu dài, cần được kiểm soát đa yếu tố. Thuốc điều trị đái tháo đường đem đến giải pháp duy trì ổn định mức đường huyết theo target đặt ra. Tuy nhiên, sử dụng những thuốc này có những lưu ý gì, ưu điểm và nhược điểm của từng thuốc là gì, cùng DSV tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguồn: American Diabetes Association – Standards of Medical Care in Diabetes
Mua sản phẩm chính hãng của DSV trên SHOPEE (Free Ship + Quà tặng): Tại đây
Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 024.6680.8686 I 097.187.9626.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
1. Mục tiêu điều trị đái tháo đường:
*** Mục tiêu ngắn hạn:
Đảm bảo mục tiểu thông số đường huyết được duy trì ổn định dưới mức ngưỡng cao:
– Chỉ số Glucose lúc no
– Chỉ số Glucose lúc đói
– Chỉ số Glucose sau liệu pháp dung nạp 24h.
– chỉ số HbA1C
*** Mục tiêu dài hạn:
– Duy trì được mức độ đường huyết ổn định
– Nâng cao chất lượng cuộc sống
– Giảm nguy cơ gây biến chứng tim mạch, mạch máu nhỏ, bệnh lý về mắt và thận, …
2. Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường chính:
Một số cơ chế tác động của các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường :
– Giảm hấp thu Glucose tại ruột
– Giảm chuyển hóa các loại đường khác trở thành Glucose
– Giảm tái tổng hợp Glucose tại gan
– Giảm thoái hóa Glycogen tại gan (Giảm bài xuất Glucose từ nguồn dự trữ glycogen tại gan).
– Tăng cường giải phóng Insulin
– Tăng độ nhạy của Insulin tại receptor tế bào.
– Tăng cường tổng hợp sản xuất Insulin
– Tăng đào thải Glucose qua đường tiết niệu
3. Ưu – Nhược điểm – Lưu ý cho từng nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type 2:
*** Tên các nhóm thuốc chính điều trị đái tháo đường đường uống :
– Metformin
– Ức chế SGLT_2 ( SGLT_2 i)
– Sulfunyl Ure
– Thiazolidinedione
– Ức chế alpha – Glucosidase
– Ức chế DPP4
– Ức chế SGLT-2
– Chất đồng vận GLP-1
*** Metformin :
– Cơ chế tác dụng:
+ Thuốc chống tăng đường huyết
+ Ức chế hấp thu Glucose ở gan
+ Tăng sử dụng Glucose ở tế bào bằng tăng độ nhạy Insulin
+ Chậm quá trình chuyển đổi Carbohydrate thành đường
+ Giăm hấp thu glucose từ tiêu hóa
– Ưu điểm của Metformin
+ Có thể sử dụng lâu năm
+ Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường
+ Không hạ đường huyết / nếu dùng đơn lẻ
+ Không gây tăng cân
+ Giảm hấp thu choleseterol, triglycerid, giảm biến cố tim mạch
– Nhược điểm – Một số tác dụng phụ của Metformin
+ Không dùng cho BN suy thận
+ TDP: tiêu chảy, khó tiêu, chán ăn
+ Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
Da: Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
Chuyển hóa: Giảm nồng độ vitamin B12.
+ Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Huyết học: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
+ Chuyển hóa: Nhiễm acid lactic.
***Ức chế SGLT_2 (SGLT_2i):
– Thành phần phổ biến:
+Dapagliflozin
– Cơ chế tác dụng:
+ Giảm nồng độ Glucose máu thông qua tăng thải trừ qua thận.
+ Tại thận có một kênh có tên: SGLT-2. Vai trò của kênh này là: tái hấp thu glucose.
+ Dapagliflozin giúp ức chế chọn lọc vơi kênh SGLT-2 (Được gọi là dẫn chất: SGLT-2i) – inhibitor
+ Tuy nhiên quá trình tái hấp thu Glucose được chọn lọc vẫn được tiếp tục.
+ Glucose niệu sẽ tăng lên khi sử dụng thuốc
+ Dapagliflozin cải thiện cả đường huyết sau ăn và lúc đói
+ K thay đổi hoạt tính bài tiết Insulin, cũng như tác dụng của insulin trong cơ thể
+ K thay đổi quá trình tổng hợp Glucose trong máu
+ SGLT-1 là kênh vận chuyển glucose trong ruột, Dapagliflozin ức chế SGLT-2 gấp 1400 lần SGLT-1
+ Tăng bài tiết glucose trong nước tiểu – Tăng bài tiết natri – Gây lợi tiểu nhẹ – Phù hợp với người tăng huyết áp
– Ưu điểm:
+ Nằm trong phác đồ điều trị đái tháo đường dành cho bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2 do bộ y tế ban hành
+ Ngay sau khi bệnh nhân đáp ứng kém với phác đồ điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng không thành công và bổ sung Metformin không đạt hiệu quả điều trị, nồng độ HbA1C chưa đạt target, Dapagliflozin có thể là lựa chọn thay thế hoặc phối hợp.
+ Sản phẩm có thể dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp trị liệu với các sản phẩm thuốc khác – Là thuốc có ít tác dụng phụ nhất trong nhóm thuốc điều trị đái tháo đường.
+ Hiệu quả với cả nhóm bệnh nhân muốn duy trì cân nặng, giảm cân, nhóm bệnh nhân có bệnh lý huyết áp, tim mạch, bệnh thận, …
. + Dapagliflozin hầu như rất ít gặp tương tác thuốc với các nhóm thuốc điều trị bệnh mắc kèm như tim mạch, huyết áp, …
+ Ngày chỉ dùng 1 liều duy nhất, dễ nhớ, dễ dùng – Liều dùng không phụ thuộc bữa ăn
– Nhược điểm:
+ Hạ đường huyết (Rất ít, nếu dùng đơn độc thì k hạ đường huyết)
+ Viêm đường tiết niệu.
+ Chóng mặt
+ Rối loạn tiểu tiện.
***
Đối tượng cần lưu ý:
+ Suy thận trung bình, nặng
+ Suy gan trung bình, nặng
Tham khảo sản phẩm; Fentania – Dapagliflozin: Giải pháp điều trị ổn định đường huyết
*** Sulfonylurea :
– Các loại hoạt chất trong nhóm Sulfunyl ure:
+ Acetohexamide
+ Chlorpropamide
+ Glimepiride
+ Gliclazide (Diamicrone)
+ Glipizide
+ Glyburide
+ Tolazamide
+ Tolbutamide
– Cơ chế tác dụng:
+ Kích thích giải phóng insulin từ tế bào beta đảo tụy
+ Không giúp tăng cường sản sinh hormon insulin
+ Không phù hợp với người mất chức năng sản xuất insulin –
+ Sử dụng trong hoặc sau bữa ăn
– Ưu điểm của Sulfunyl urea
+ Hạ đường huyết nhanh
+ Chi phí rẻ
– Nhược điểm – Một số tác dụng phụ của Sulfunyl urea
+Tăng cân
+ Dễ gặp hạ đường huyết (Nguy cơ cao hơn hẳn)
+ Phản ứng hiếm gặp: có thể gây rối loạn tiêu hóa (ít gặp), dị ứng trên da (hiếm gặp), mẫn cảm với ánh sáng, bệnh gan (hiếm gặp bào gồm vàng da, viêm gan), bệnh huyết học (giảm tiểu cầu, bạch cầu, mất bạch cầu hạt) và hạ natri máu.
*** Ức chế alpha – Glucosidase :
– Thành phần phổ biến:
+ Acarbose(glucobay)
+ Miglitol (Glyset_
– Cơ chế tác dụng:
+ Trì hoãn phân hủy carbohydrat thành glucose
+ Hạn chế hấp thu glucose từ ruột vào máu
+ Chậm quá trình tiêu hóa tinh bột
+ Sử dụng trước bữa ăn
Tác dụng phụ:
+Giảm hấp thu đường huyết tức thời sau bữa ăn
+ Dùng đơn độc không gây hạ đường huyết
*** Thiazolidinedione :
– Thành phần phổ biến:
+ Rosiglitazone
+ Pioglitazone
– Cơ chế tác dụng:
Tăng tính nhạy cảm của Insulin tại mô đích
– Tác dụng phụ:
Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone vì nguy cơ tim mạch
FDA đã cập nhật trong hướng dẫn sử dụng các thuốc có chứa pioglitazone rằng việc sử dụng hơn một năm có thể tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Thiazolidinediones có thể gây tổn thương ở gan do đó FDA Hoa Kỳ khuyên nên thử chức năng gan trước khi dùng thuốc này và trong năm đầu sử dụng nên thử chức năng gan mỗi 2 tháng.
***Ức chế DPP4 (Dipeptidyl peptidase-4 inhibitor) :
– Thành phần phổ biến:
+ Sitagliptin
+ Vildagliptin
+ Saxagliptin
+ Linagliptin
– Cơ chế tác dụng:
+ Tăng tiết Insuline
+ Giảm tiết Glucagone
– Ưu điểm:
Thuốc dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, dung nạp tốt,
– Nhược điểm:
Có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm.
***Chất đồng vận GLP_1:
– Thành phần phổ biến:
+Liraglutide
+Exenatide
+Semaglutide
– Cơ chế tác dụng:
+ Incretin được tiết từ tế bào L của ruột non chủ yếu sau bữa ăn. Tại tụy, hormon này thúc đẩy phóng thích insulin từ túi dự trữ, đồng thời ức chế tiết glucagon, từ đó làm giảm sản xuất glucose ở gan và tăng dung nạp glucose vào cơ để sử dụng.
Chất đồng vận GLT-1 giúp tăng bài tiết Insulin, giảm tiêt glucagon
+ GLP1 ức chế làm rỗng dạ dày, ức chế sự thèm ăn, góp phần vào giảm cân trên bệnh nhân đái tháo đường. Thêm vào đó, một số chất đồng vận GLP-1 được chứng minh có tác dụng bảo vệ tim mạch, thông qua nhiều cơ chế khác nhau bao gồm giảm cung lượng tim
– Ưu điểm:
Giúp làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân
– Nhược điểm:
Gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp. Không dùng khi có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp dạng tủy, bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.