Liên hệ ngay về hotline của DSV để được tư vấn miễn phí: 02466808686 I 0971879626.
Tham gia Fanpage của DSV để được cập nhật thông tin khoa học mỗi ngày: Tại đây
Phần 1: VAI TRÒ CỦA DA ĐỐI VỚI CƠ THỂ
99% người có làn da khỏe đẹp là người am hiểu về cấu trúc da. Và tất nhiên 1% còn lại thuộc về 1 tuýp rất nhỏ những người may mắn bẩm sinh được di truyền cho 1 làn da trắng hồng rạng rỡ.
Nếu bạn không thuộc nhóm 1 % may mắn đó, không sao, chúc mừng bạn, bạn cũng đang rất may mắn vì trong video này, team DSV sẽ giúp bạn hiểu một cách chi tiết và dễ hiểu nhất về cấu trúc da của chính mình. Nhớ xem hết video cùng chúng mình nhé.
–
Chào mừng các bạn đã quay trở lại với kênh của DSV TV. Chúng ta đang đồng hành với chuỗi video tìm hiểu về cấu trúc da. Mình là Lê Mai, DS Chuyên môn của DSV TV.
****
Da của chúng ta được ví như 1 tấm áo giáp hoạt động với 3 chức năng chính:
Chức năng đầu tiên:
Tạo 1 hàng rào ngăn các yếu tố nguy hiểm tấn công:
Bao gồm có: tác nhân gây bệnh như (VK, VR, nấm, bào tử, ..)
- Tác hại từ các bức xạ mặt trời (đặc biệt là tia cực tím)
- Các hóa chất độc hại trong môi trường
- Và các tổn thương cơ học như ngã, va chạm, …
Chức năng thứ 2: Giúp điều tiết nhiệt độ
Chức năng thứ 3: Đảm bảo cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Để đảm bảo thực hiện tối ưu 3 nhiệm vụ trên, da được cấu tạo kiên cố, vững chắc nhưng đồng thời giữ được dẻo dai, đàn hồi thông qua 3 lớp chính:
- Biểu bì
- Hạ bì
- Và Mô dưới da.
Mỗi lớp này được cấu trúc hoàn toàn khác nhau, mang lại những công dụng khác nhau, tương hỗ, hiệp đồng thực hiện tối ưu 3 nhiệm vụ mình vừa kể phía trên.
Ngoài các đặc điểm về cấu trúc, các vùng da tại mỗi vị trí khác nhau trong cơ thể sẽ có tỷ lệ của từng lớp khác nhau, dẫn đến độ dày mỏng hoàn toàn khác nhau.
- Có bao giờ bạn thấy thú vị và đặt câu hỏii: Tại sao lòng bàn tay và lòng bàn chân lại không có lông?
- Hay đâu là vùng da dày nhất, đâu là vùng da mỏng nhất cơ thể.
Da gồm 3 phần:
Vai trò:
Độ dày da |
Tùy thuộc vùng cơ thể mà độ dày của da là khác nhau: phụ thuộc độ dày lớp biểu bì, hạ bì:
|
PHẦN 2: CẤU TRÚC CHI TIẾT CỦA DA
Như phần trước mình đã trình bày, để đảm bảo 3 nhiệm vụ chính, cấu tạo của da gồm 3 lớp lần lượt từ ngoài vào trong bao gồm:
- Biểu bì
- Hạ bì
- Và mô dưới da.
Vậy cụ thể cấu trúc và vai trò của từng lớp này là như thế nào?
Nếu so sánh, lớp hạ bì có kích thước dày hơn hẳn so với lớp biểu bì và mô dưới da.
Lớp biểu bì nằm ở ngoài cùng, khi được phóng to có thể phân thành 5 lớp nhỏ khác nhau có thể kể đến như:
- Lớp sừng, lớp sáng, lớp hạt, lớp gai, lớp đáy.
Lớp sừng là lớp ngoài cùng, lớp đáy là lớp trong cùng của biểu bì.
- Độ dày của từng lớp da trong biểu bì lại vô cùng khác nhau.
Trong khi lớp đáy rất mỏng chỉ chứa 1-2 hàng tế bào thì lớp sừng dày nhất với 20-30 lớp tế bào chồng lên nhau.
- Các tế bào lớp đáy không ngừng phân chia để tạo ra các tế bào sừng.
Có một số điểm thú vị trong lớp biểu bì các bạn có thể chú ý như:
- Tại lớp đáy có chứa các tế bào Melanocytes, tế bào tạo hắc tố melanin quyết định màu da của mỗi người. Mỗi người trưởng thành có từ 1000-2000 tế bào Melanocytes/ mm2, và số lượng tế bào này nhiều hay ít không quyết định màu da. Chỉ khi những tế bào Melanocytes bị kích thích quá mức bởi tia UV hoặc tăng nồng độ hormon, dẫn tới tăng tổng hợp melanin, da của chúng ta mới có hiện tượng sẫm màu, sạm nám da. Vậy nên các chị em lưu ý, muốn da trắng hồng không sạm nám, hãy tích cực bôi kem chống nắng. Có một câu đùa rằng, mọi hoạt động chăm sóc da của bạn sẽ chỉ bắt đầu, khi bạn hiểu đúng và bôi kem chống nắng đúng cách. Vậy các ce của DSV đã biết bôi kem chống nắng đúng cách chưa nhỉ? Hãy comment cho chúng mình biết với nhé.
- Điểm thú vị thứ 2 mang tên lớp sáng: Không phải vùng da nào cũng có lớp sáng, lớp này rất mỏng và trong suốt, bao gồm eleidin, sản phẩm biến đổi của keratohyalin (một hoạt chất chúng ta vừa nhắc tới tại lớp hạt). Cụ thể thì lớp sáng chỉ có tại lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Và điểm thú vị thứ 3 đến từ lớp sừng, lớp được tạo nên từ thành phần keratin và các vảy sừng. Phải nói rằng lớp sừng gần như là những lớp da đã chết, chúng đảm bảo độ cứng sinh học của da nhờ vai trò của keratin, Lớp áo giáp tuy mỏng manh nhưng cứng cáp nhất của toàn bộ khu vực da. Về cơ bản, quá trình sừng hóa của da diễn ra đều đặn, tế bào đáy phân chia liên tục để tạo tế bào sừng. Những lớp da cũ già cỗi được thay liên tục bằng những lớp da mới. Nhưng khi càng có tuổi, quá trình loại bỏ tế bào lớp sừng càng trở nên chậm chạp, da sần sùi, thiếu sức sống, đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta cần sự hỗ trợ của các sản phẩm tẩy da chết thường xuyên.
Như vậy, với 5 lớp nhỏ kể trên, biểu bì chính là hàng rào che chắn, bảo vệ da tránh các tác nhân gây độc hại, nhờ có thành phần keratin và sắc tố melanin.
Lớp thứ 2 trên da, đó là hạ bì. Nhìn vào cấu trúc này chúng ta có thể biết được đây là lớp dày nhất của da, bao gồm các thành phần như:
- các tuyến mồ hôi
- Nang lông, tuyến tiết dầu
- Cơ
- Tế bào thần kinh cảm giác
- Mạch máu.
Nhiệm vụ của từng thành phần như sau:
Tuyến mồ hôi giúp điều tiết nước và điều hòa nhiệt độ cho cơ thể. Tuyến dầu nằm trong lỗ chân lông. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bụi bẩn không được làm sạch gây bít tắc lỗ chân lông?Tuyến dầu tiết ra sẽ không được đào thải, ứ đọng ngày càng nhiều tại lỗ chân lông. Lỗ chân lông càng bít tắc, càng bị giãn rộng và làm thay đổi cấu trúc bề mặt da.
Bên cạnh đó, tại lớp hạ bì còn có sự xuất hiện của lớp tế bào thlqqần kinh cảm giác và các mạch máu, chỉ cần 1 vết sứt da nho nhỏ, chúng ta cũng có thể cảm thấy rất đau và xót do tế bào thần kinh tại đây rất nhạy.
Nhưng bây giờ mình sẽ bật mí điều thú vị nhất tại lớp hạ bì: Đó là các thành phần thuộc mô liên kết:
- Các thành phần Sợi (Sợi đàn hồi và sợi collagen):
- Sợi collagen: chuỗi Alpha polypeptide giúp Liên kết mạnh mẽ giữa các mô (tạo nên bộ khung vững chắc) – Giống như một bộ khung chắc khỏe trong 1 ngôi nhà.
- Sợi đàn hồi: Elastin, fibrillin – Liên kết ngoại bào (giữa tế bào vs tế bào) – Thành phần dẻo dai, có khả năng đàn hồi tốt giúp cấu trúc da mềm mại, chịu đựng được các tác động vật lý như va đập mà không làm mất cáu trúc da (Hình ảnh đệm lò xo – Và hình ảnh thủy tinh)
- Chất nền ngoại bào: chất lỏng trong suốt, không màu và nhớt: chứa glycosaminoglycans và proteoglycans để cố định nước cơ thể và các sợi collagen. Đây được coi là 1 chất dịch có độ nhớt cao để giảm ma sát giữa các thành phần trong lớp hạ bì.
Lớp cuối cùng là Mô dưới da
Đây là lớp sâu nhất của da và chứa các tiểu thùy mỡ cùng với một số phần phụ của da như nang lông, tế bào thần kinh cảm giác và mạch máu. Tại một số nơi như mông, ngực, bụng, lớp mỡ tại mô dưới da rất dày, qua đó giúp giữ năng lượng, tăng cường khả năng chịu đựng tác động ngoại lực và điều tiết giữ nhiệt tốt hơn cho vùng da. Chả thế mà người có lớp mỡ dày dặn sẽ có khả năng chịu nhiệt rất tốt.
Qua 1 video khá dài vừa rồi, Chúng ta cùng tổng hợp lại 1 chút về cấu trúc da:
Lớp ngoài cùng là biểu bì đặc trưng cho quá trình sinh tổng hợp sắc tố da và quá trình sừng hóa da tạo tế bào chứa keratin hình thành lớp áo giáp bảo vệ da.
Lớp thứ 2 là hạ bì chứa các cấu trúc sợi collagen và sợi đàn hồi elastin, ngoài ra có lỗ chân lông, tuyến tiết mồ hôi, tuyến tiết dầu, dây thần kinh và các mạch máu. Đây là lớp đem lại cấu trúc săn chắc và sự đàn hồi của da
Lớp thứ 3 là mô dưới da với chủ yếu là các lớp tế bào mỡ.
OK – Cám ơn các bạn đã xem hết video của DSV. Hiểu được cấu trúc da, bạn đã dần chuyển sang nhóm 99% những người có làn da đẹp, việc của bạn là hành động ngay để giữ 1 làn da trẻ trung, trắng hồng, không lão hóa.
Tôi là DS Lê Mai – Xin chào và hẹn gặp lại tại các video tiếp theo của DSV.
—
Tài liệu tham khảo:
Pubmed – Tại đây
Xem thêm:
1. Viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?
2. Cách để có một làn da đẹp – Hiểu về cấu trúc da
3. NGUYÊN TẮC & PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ VIÊM DA CƠ ĐỊA