Sau mưa bão, lũ lụt, bên cạnh công tác khắc phục hậu quả do bão gây hỏng hóc cơ sở vật chất, chúng ta không quên đề phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau lũ. Theo dòng nước lũ, vi khuẩn, virus gây bệnh có thể gây ô nhiễm môi trường, tạo nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm và hình thành những đại dịch trong cộng đồng dân cư.
Mình là Dược Sĩ Hải Yến, phụ trách chuyên môn team Dược Sĩ Việt – DSV.
Mục lục
1. Dịch bệnh sốt xuất huyết sau mưa lũ
Sau bão, môi trường ẩm ướt và tồn đọng nước lũ ở nhiều nơi trong thời gian dài là điều kiện lý tưởng, thuận lợi cho muỗi Dengue phát triển.
Sốt xuất huyết gây sốt cao, suy nhược cơ thể. Sau 3-5 ngày sốt cao, tiểu cầu giảm mạnh. Thời điểm này là lúc nguy hiểm nhất cần được theo dõi chặt chẽ thông số máu, tránh xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết dưới da, ….
Tìm hiểu thêm về: Sốt Xuất Huyết
1. Tiêu diệt bọ gậy
2. Loại bỏ phế thải, vật liệu đọng nước, loại ao tù nước đọng
3. Nên mặc quần áo dài
4. Mắc màn, không chủ quan khi ngủ.
2. Dịch bệnh rối loạn tiêu hoá (RLTH) sau mưa lũ
Nguồn lây bệnh rối loạn tiêu hoá (RLTH) sau lũ có thể từ:
- Nguồn nước ăn bị nhiễm khuẩn như Salmonella, Shigella, E.coli… gây các bệnh dịch như tả, lỵ, nhiễm khuẩn tiêu hoá…
- Từ nguồn thực phẩm nhiễm bệnh, ôi thiu, nấm mốc
- Do không thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sống, ăn tái
- Do vệ sinh cá nhân không đảm bảo
Dịch bệnh tiêu hoá bùng phát và lây lan nhanh chóng, tạo hậu quả nặng nề, nhanh chóng. Thậm chí, có thể gây tử vong nếu không được kiểm soát tốt.
Tìm hiểu về: Nhiễm khuẩn tiêu hoá
1. Thực hiện ăn chín, uống sôi
2. Vệ sinh tay bằng xà phòng, trước nấu ăn và trước khi ăn.
3. Đảm bảo nguồn nước sạch được xử lý trước khi ăn
4. Không ăn thực phẩm tái, sống, rau sống.
3. Bệnh lý ngoài da sau mưa lũ
Vi khuẩn, virus là nguồn lây bệnh qua da khi da tổn thương, vết thương hở tiếp xúc với nguồn nước lũ.
Môi trường ẩm ướt, không được phơi khô tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm móc phát triển trong quần áo, giày dép.
Một số bệnh viêm nhiễm ngoài da thường gặp sau lũ:
- Nhiễm trùng da cấp tính qua vết thương hở
- Nấm da
- Ghẻ nước
- Nước ăn chân
- …
1. Bảo vệ vùng da, vết thương hở tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước lũ
2. Rửa sạch, vệ sinh da với chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với nước lũ (VD: Cồn iod)
3. Không đi giày tất ẩm trong thời gian quá dài vì tạo điều kiện cho nấm ký sinh phát triển
4. Không dùng chung vật dụng cá nhân.
4. Bệnh lý viêm mắt, đau mắt sau mưa lũ
Bên cạnh bệnh lý về da, bệnh lý về mắt cũng dễ gây viêm nhiễm, sưng đỏ sau bão lũ.
1. Không dùng tay bẩn dụi mắt
2. Bảo vệ mắt khỏi nước mưa
3. Vệ sinh và dùng thuốc nhỏ mắt sau thời gian tiếp xúc với nhiều nước bẩn.
4. Không dùng chung vật dụng cá nhân.
Trên đây là một số khuyến cao của DSV tổng hợp để phòng tránh bệnh sau bão. Hãy comment những góp ý của bạn để phòng tránh thêm những bệnh sau bão nhé!
—
Dược Sĩ Việt – Vì Sức Khoẻ Người Việt – DSV
Đội ngũ Dược Sĩ Đại Học Dược, chuyên môn cao, tâm huyết, ham học hỏi.
Hotline hỗ trợ: 024.6680.8686/ 094.8816.027