Dược sĩ Việt https://duocsiviet.com Sức khỏe của người Việt Thu, 27 Feb 2025 05:00:55 +0000 vi hourly 1 Nụ cười trở lại Sau những thấm khổ Với “ĐAU ĐẦU KINH NIÊN” https://duocsiviet.com/nu-cuoi-tro-lai-sau-nhung-tham-kho-voi-dau-dau-kinh-nien-2280/ https://duocsiviet.com/nu-cuoi-tro-lai-sau-nhung-tham-kho-voi-dau-dau-kinh-nien-2280/#respond Thu, 27 Feb 2025 04:51:33 +0000 https://duocsiviet.com/?p=2280 “Tôi bị đau đầu kinh niên nặng. Từng có lúc, tôi phải uống đến 4 – 6 viên panadol mỗi ngày. Thậm chí, đã có lần, tôi ngất đi vì những cơn đau đầu như búa bổ dồn dập. Dù đã nhiều lần đi khám, nhưng kết quả nhận về đều khá chung chung như thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh, khiến máu kém lưu thông lên não.” – Những dòng chia sẻ từ Cô Hường – Ninh Bình bồi hồi kể lại khoảng thời gian khó khăn trước đây của mình. 

Liên tục phụ thuộc vào Panadol để vượt qua cơn đau đầu

Đã từ rất lâu, cách đây hơn chục năm về trước, cô Hường bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu thưa thớt. Lúc đầu, những cơn đau đầu chỉ kéo dài ít giờ và sẽ cải thiện nếu cô chủ động đánh gió và xoa bóp cổ vai gáy. Nhưng càng về sau, cơn đau đầu càng kéo dài và xuất hiện với tần suất dày hơn. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống hàng ngày. 

Đau đầu tái đi tái lại khiến cô Hường ăn không ngon, ngủ không yên, ngày càng dễ cáu gắt, bực bội và khó chịu. Có đôi lúc, điều này khiến cô Hường lo lắng, sợ hãi và nghĩ mình mắc bệnh nguy hiểm nào đó. Vì thế, tâm trạng ngày càng kém, cơ thể cô cũng trở nên mệt mỏi hơn.

Mỗi khi cơn đau đầu tái phát, cô không thể làm gì ngoài việc nghĩ đến uống thuốc giảm đau Panadol, muốn bỏ hết tất cả công việc và chỉ muốn giải tỏa đi sự bức bối ấy. Thậm chí, ban đầu cô uống 1-2 viên Panadol 1 ngày để giảm đau tạm thời. Lâu dần, cơn đau càng nặng hơn, tăng cả số lần đau lẫn mức độ đau đớn, có những ngày cô dùng 4-6 viên Panadol để giải toả sự căng thẳng đầu óc. Không có giải pháp nào tốt hơn, Panadol trở thành bạn đồng hành của cô Hường trong cuộc sống. Nói cách khác, cô Hường hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc giảm đau để chống lại cơn đau đầu kinh niên của mình. 

* Panadol là thuốc giảm đau, hạ sốt có thành phần chính là Paracetamol. 

Biến cố bắt đầu ập đến

Một buổi chiều khi đang xử lý công việc như thường ngày, cô Hường cảm nhận cơn đau đầu âm ỉ nặng dần lên. Cô cố chịu đựng và uống thuốc giảm đau như mọi lần nhưng ít có cải thiện. Bỗng chốc, trước mắt cô tối sầm, cô choáng váng đầu óc, dần dần mất thăng bằng và ngã xuống đất, ngất đi. Mọi người trong công ty cố gắng đưa cô nằm nghỉ và gọi người nhà đến đón về. 

Khi chồng và con đến đón về, cô Hường tỉnh dậy đầy sự mệt mỏi. Nhìn thấy ánh mắt lo lắng của chồng và con, cô cũng bật khóc vì lo sợ. Ngay sáng hôm sau, con trai cô Hường đưa mẹ tới bệnh viện Đa Khoa Tỉnh kiểm tra sức khoẻ, tìm nguyên nhân của chuỗi ngày đau đầu kinh niên không lối thoát. Thú thực, cô Hường rất lo sợ nếu mình mắc phải nguyên nhân nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng não bộ và thần kinh. Sau khi được kiểm tra máu, chụp X – Quang và chụp CT não, bác sĩ kết luận cô Hường gặp tình trạng thoái hoá đốt sống cổ, chèn dây thần kinh và mạch máu não, dẫn tới tình trạng thiếu máu não. 

Tuy thiếu máu lên não do thoái hoá đốt sống cổ rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là với phụ nữ ngoài 50 tuổi, làm sao để tìm được giải pháp cải thiện thiếu máu não vẫn luôn là nỗi trăn trở của nhiều người hiện nay. 

Hành trình tìm giải pháp cải thiện triệu chứng Đau Đầu Kinh Niên

Khi biết chuyện cô Hường thường xuyên dùng Panadol liều cao, liên tục, thậm chí lên đến 4-6 viên một ngày, con trai cô rất hốt hoảng và lo lắng khi cô tự ý sử dụng rất nhiều thuốc giảm đau liều cao trong thời gian dài. 

Khi thấy nỗi khổ của mẹ, con trai cô Hường quyết tâm tìm mọi giải pháp giúp mẹ giảm những cơn đau đầu khó chịu này mà không phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau.

Tình cờ, con cô Hường được bạn bè trong ngành Dược giới thiệu sản phẩm Inatos, giúp hoạt huyết, bổ não, được sản xuất tại Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Dược Liệu – Viện Dược Liệu Việt Nam. Sau khi tham khảo và nghiên cứu kỹ công thức – chất lượng sản phẩm, anh quyết định mua cho mẹ sử dụng. 

CÔNG DỤNG Inatos

Hiệu quả bất ngờ cho những cơn đau đầu kinh niên

Dùng theo hướng dẫn sử dụng, cô Hường mỗi ngày đều đặn uống 2 viên Inatos được phân loại rõ ràng, viên màu xanh dùng buổi sáng, viên màu đỏ dùng buổi tối, kết hợp với xoa bóp massage nhẹ nhàng khu vực cổ vai gáy mỗi buổi tối. Sau 1 tháng, những cơn đau đầu được cải thiện rõ rệt, cô Hường không còn phụ thuộc vào thuốc giảm đau nữa. Điều này khiến cô và gia đình rất vui mừng vì đau đầu kinh niên không còn là nỗi ám ảnh của cô mỗi ngày và mỗi giấc ngủ nữa.

Một hôm, chồng và con thủ thỉ với cô, “May mà có Inatos, chứ trước đó bố con anh cũng lo cho em quá, cứ dùng giảm đau thế lâu dài là không tốt”. Tựa đầu vào vai chồng, cô cảm ơn vì đã luôn có 2 bố con đồng hành cùng mình. 

Nụ cười trở lại sau những thấm khổ với cơn đau đầu kinh niên. Cô Hường thầm cảm ơn vì có Inatos đồng hành giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua.

Inatos – Giải pháp toàn diện hỗ trợ tăng Tuần Hoàn Máu Não với “Công Thức Độc Đáo – Cải Tiến”

Inatos – Sản phẩm chất lượng cao được sản xuất tại Viện dược liệu Việt Nam đạt chuẩn GMP – WHO. 

Với công thức “Đổi mới – Cải tiến”, Inatos được chia thành 2 viên: viên uống buổi sáng (màu xanh) và viên uống buổi tối (màu đỏ), giúp tối ưu hiệu quả hoạt huyết, bổ máu, bảo vệ ổn định thành phần dược chất và dược liệu bên trong mỗi viên uống.  

Inatos là sự kết hợp hài hoà giữa Dược chất được ghi nhận hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng & các bài thuốc Dược Liệu Cổ phương có niên đại hàng nghìn năm tuổi. 

  • Viên uống buổi sáng Inatos chứa các hoạt chất bổ não nổi tiếng như: Citicoline, vitamin nhóm B (gồm vitamin B1, B6, B12) và enzyme Nattokinase (hỗ trợ phòng ngừa cục máu đông). 
  • Viên uống buổi tối Inatos chứa Ginkgo Biloba (được nhập khẩu từ Đức) và các thành phần dược liệu đạt chuẩn có công thức xuất phát từ các bài thuốc bổ máu, hoạt huyết cổ phương như: Bài thuốc “Tứ vật thang” (Xuyên Khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược) và các nhóm dược liệu như: Đinh lăng, Ngưu tất, Đan sâm giúp chống oxy hóa và bảo vệ thành mạch. 

 

]]>
https://duocsiviet.com/nu-cuoi-tro-lai-sau-nhung-tham-kho-voi-dau-dau-kinh-nien-2280/feed/ 0
Trà hoa vàng – Làm đẹp da, điều hòa mỡ máu https://duocsiviet.com/tra-hoa-vang-dieu-hoa-mo-mau-1870/ https://duocsiviet.com/tra-hoa-vang-dieu-hoa-mo-mau-1870/#respond Thu, 10 Oct 2024 04:59:05 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1870 Trà hoa vàng (chè hoa vàng) hay còn gọi là Kim hoa trà, trà rừng, trà tường thọ…Có tên khoa học là Camellia chrysantha thuộc họ Chè (Theaceae).

Tại Việt Nam, cây trà hoa vàng thường mọc ở vùng đất tơi xốp, có bóng râm và thoát nước thấp. Loại cây này được trồng tại các tỉnh Quảng Ninh, Đà Lạt, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Ninh Bình…Trà hoa vàng là loài cây quý hiếm, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu…

Bộ phận dùng làm thuốc của trà hoa vàng

Những bộ phận dùng làm thuốc của trà hoa vàng gồm lá, búp non và hoa. Lá chè dài hẹp, không có lông, có răng cưa nhỏ. Hoa trà mọc đơn trên cuống lá, mỗi bông thường có 8-10 cánh hoa, màu vàng sáng.

Các nghiên cứu cho thấy trong trà hoa vàng có chứa các thành phần như polysaccharide, polyphenol, saponin, flavonoids, selenium, kẽm,mangan, vitamin B1…

Thu hái và chế biến chè hoa vàng:

Lá và búp có thể thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm, hoa trà cần được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm hoa có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất để có thể làm thuốc

Dược liệu có thể sử dụng tươi hoặc phơi, sấy khô và sao vàng.

Công dụng của trà hoa vàng đối với sức khỏe

Trong y học cổ truyền, trà hoa vàng có tính bình, có vị ngọt, được quy vào 3 kinh: Tâm, Thận, Can. Vì vậy theo y học cổ truyền trà hoa vàng có công dụng:

  • Ngăn ngừa ung thư, phòng chống khối u, hỗ trợ điều trị những khối u ác tính.
  • Giảm cholesterol, giảm các bệnh lý liên quan đến tim mạch, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Hỗ trợ giảm đường huyết ở người tiểu đường, giúp đường huyết ổn định, giảm các biến chứng.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, chữa các bệnh lý về gan.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Tăng cường sức đề kháng, giảm các bệnh vặt: cảm cúm, sổ mũi.
  • Chống dị ứng, chống viêm và duy trì trạng thái hoạt động ổn định của huyết áp.

Trong y học hiện đại, một số công dụng của trà hoa vàng đã được chứng minh như:

Làm đẹp, làm chậm quá trình lão hóa
Các hợp chất như Polysaccharide, Polyphenol, Saponin, Flavonoids kết hợp với các nguyên tố vi lượng Selen, Germanium, Molypden, Vanadium, vitamin C, vitamin E…có trong trà hoa vàng có tác dụng chống oxy hóa, ức chế gốc tự do, cân bằng chuyển hóa rất hiệu quả.

Đặc biệt, hoạt chất EGCG (Epigallocatechin gallate) – một polyphenol tự nhiên trong trà được chứng minh có tác dụng mạnh gấp 200 lần so với vitamin E, hiệu quả gần 90% trong việc hạn chế sạm da.

Giúp trái tim khỏe mạnh
Theo các nghiên cứu, các hợp chất polyphenol, polysaccharide trong trà có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ ổn định huyết áp, cải thiện tuần hoàn màu, chống huyết khối, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Giúp hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu, lá trà có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện bệnh tiểu đường nhờ các hợp chất chống oxy hóa trong trà có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường.

Giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Trong trà hoa vàng có chứa hàm lượng flavonoid cao nên có thể giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan và ngăn chặn được sự xâm nhập của các loại virus như virus viêm gan A, B, C.

Hỗ trợ điều trị ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trà hoa vàng có thể ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư và ngăn ngừa sự phát triển nhanh chóng của nó.

Hỗ trợ giảm căng thẳng, stress
Những lúc căng thẳng, stress uống một tách trà sẽ giúp tinh thần thư giãn, minh mẫn, xoa dịu mệt mỏi và làm việc tập trung hơn. Đặc biệt, trong trà hoa vàng không có chứa thành phần caffein, chính vì vậy khi sử dụng trà hoa vàng trước khi ngủ có thể khiến bạn dễ vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Sử dụng trà hoa vàng đúng cách

Cách pha trà đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo được dược tính của trà hoa vàng:

  • Dùng 6 – 10 hoa trà, cho vào ấm hoặc bình thủy tinh rồi hãm cùng 200ml nước sôi.
  • Thêm một chút muối tinh, cánh hoa khi pha ra sẽ đẹp mắt hơn.
  • Hãm trà trong khoảng 10 tới 15 phút thì có thể sử dụng.

Nước trà vàng, trong, hương thơm dịu, thoang thoảng cùng với vị ngọt đặc trưng. Có thể sử dụng trà thay nước lọc hàng ngày. Tốt nhất nên uống sau khi ăn sáng 30 phút.

Dược Sĩ Việt – DSV

Sẵn sàng lắng nghe – Sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe của bạn.

Đến từ đội ngũ Dược Sĩ giàu chuyên môn Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hotline: 024.6680.8686/ 094.8816.027

]]>
https://duocsiviet.com/tra-hoa-vang-dieu-hoa-mo-mau-1870/feed/ 0
Ginkgo (Ginkgo biloba) giải pháp tăng tuần hoàn não https://duocsiviet.com/ginkgo-biloba-giai-phap-tang-tuan-hoan-nao-1736/ https://duocsiviet.com/ginkgo-biloba-giai-phap-tang-tuan-hoan-nao-1736/#respond Thu, 15 Aug 2024 04:23:49 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1736 Ginkgo Biloba (Cây bạch quả) được trồng hàng ngàn năm nay, Ginkgo là loại cây có tuổi thọ cao nhất thế giới được phát hiện có nhiều công dụng trong điều hoà dòng máu tới não, cải thiện trí nhớ và các triệu chứng sau đột quỵ, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tiền đình.

Lá bạch quả-01

1. Ginkgo Biloba (Bạch quả) – Dược liệu quý hàng ngàn năm

Ginkgo (Ginkgo biloba), cây bạch quả là một cây kích thước lớn với chiếc lá hình quạt đặc trưng. Lá của cây Bạch Quả thường được chiết xuất làm dược liệu quý.

cây bạch quả -01
Trước đây cây bạch quả được tìm thấy tự nhiên tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tuy nhiên gần đây được phát triển ở châu Âu và Mỹ. Chiết xuất từ lá bạch quả chứng minh khả năng giúp tăng tuần hoàn máu, chống oxy hoá và làm chậm đi các biến đổi chức năng não với người có bệnh lý thoái hoá hệ thần kinh.

2. Công dụng của Ginkgo Biloba trong Dược cổ truyền

Ginkgo được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trong suốt thời gian dài của lịch sử hàng triệu năm, rất nhiều công dụng của dược liệu quý này đã được phát hiện và sử dụng trong dân gian như:

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Tăng tuần hoàn não
  • Cải thiện trí nhớ trong các trường hợp suy giảm trí nhớ bệnh lý như Alzheimer.
Theo một số nghiên cứu: sử dụng ginkgo trong 4 tuần liên tục có thể làm giảm căng thẳng mệt mỏi.

Uống 240 mg ginkgo mỗi ngày làm giảm nhẹ triệu chứng của suy giảm trí nhớ.

Cải thiện trí nhớ nhận thức sau đột quỵ-01

Ginkgo còn được chứng minh hiệu quả đối với bệnh nhân sau đột quỵ:

  • Cải thiện trí nhớ
  • Tăng phục hồi nhận thức
  • Nâng cao khả năng hồi phục vận động sinh hoạt hàng ngày.
Dịch chiết lá cây bạch quả được đánh giá an toàn, hiệu quả khi sử dụng.

3. Cơ chế hoạt động của Ginkgo Biloba như thế nào:

Giảm căng thẳng mệt mỏi -01

Giúp tăng cường lưu thông máu:

Ginkgo biloba giúp giãn nở các mạch máu, cải thiện lưu lượng máu đến não và các cơ quan khác.

Về công dụng chống oxy hóa:

Các chất chống oxy hóa trong ginkgo biloba giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, giảm các bệnh lý giảm chức năng hệ thần kinh.

]]>
https://duocsiviet.com/ginkgo-biloba-giai-phap-tang-tuan-hoan-nao-1736/feed/ 0
Nhồi máu cơ tim nguy hiểm như thế nào? https://duocsiviet.com/nhoi-mau-co-tim-nguy-hiem-1618/ https://duocsiviet.com/nhoi-mau-co-tim-nguy-hiem-1618/#respond Tue, 14 May 2024 07:49:44 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1618 Tim là cội nguồn sự sống của cơ thể. Nếu một vùng tim ngưng hoạt động trong thời gian ngắn sẽ gây nên những biến cố nguy hiểm với cơ thể. Nhồi máu cơ tim, đột quỵ tim là những cụm từ chỉ sự tổn thương của tế bào cơ tim do hẹp, tắc động mạch nuôi tim.

nhồi máu cơ tim

1. Bệnh động mạch vành là gì?

Thuật ngữ về tim mạch nghe rất khó hiểu, na ná nhau nhưng đặc thù lại rất khác nhau. Trong video này, DSV sẽ giúp các bạn hiểu rõ về 3 nhóm thuật ngữ: – Bệnh động mạch vành – Đau thắt ngực – Nhồi máu cơ tim

Động mạch vành (coronary artery)

  • Động mạch vành là động mạch giàu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp tới tế bào cơ tim. Đảo bảo tim luôn đủ năng lượng để hoạt động.
  • Bệnh động mạch vành là thuật ngữ chỉ chung tình trạng hẹp hoặc tắc Động mạch vành. Qua đó gây hậu quả hạn chế cung cấp máu và oxy cho tim.

Khi tim không nhận đủ máu và oxy dễ dẫn đến hai hậu quả: Đau thắt ngựcNhồi máu cơ tim.

Bệnh động mạch vành rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh lý. Chỉ khi có những biến cố tim mạch như cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, khi đó, bệnh động mạch vành đa số mới được phát hiện.

Đau thắt ngựcNhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch phản ánh bệnh động mạch vành cần được kiểm soát và phòng ngừa. 

2. Vậy đau thắt ngực là gì?

nhồi máu cơ tim

Đau thắt ngực còn được biết đến với tên gọi: Cơn đau thắt ngực.

Đau thắt ngực đặc trưng bởi triệu chứng khi có những cơn đau quặn thắt quanh vùng ngực như bó thắt tim.

  • Đau đột ngột, quặn thắt tim
  • Tức ngực, chèn ép mạnh vùng ngực
  • Đau lan dần ra vai, cánh tay, hàm, cổ.

Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo và nhận biết các bệnh lý động mạch vành.

3. Nhồi máu cơ tim:

Cụ thể hơn, nhồi máu cơ tim là tình trạng một nhánh động vành bị tắc hoàn toàn, cắt đứt cung cấp máu và oxy cho một phần cơ tim (Cách gọi khác của nhồi máu cơ tim là Đột quỵ tim).

  • Nhồi máu cơ tim gây ra do sự bít tắc 1 nhánh động mạch vành, gây thiếu oxy và dinh dưỡng cho 1 vùng cơ tim.
  • Nhồi máu cơ tim có thể do cục máu đông hoặc do mảng xơ vữa.
  • Cần sớm phát hiện nguyên nhân và vị trí nhồi máu cơ tim để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Nhồi máu cơ tim có thể gây tổn thương ngắn hạn hoặc tổn thương suốt đời tới một vùng cơ tim, phụ thuộc vào thời gian cấp cứu và xử lý vùng mạch tắc nghẽn. Cần đưa bệnh nhân tới cơ sở chuyên khoa gần nhất để phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Tầm soát bệnh lý nền, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và mảng xơ vữa do dư thừa cholesterol máu sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành các cơn nhồi máu cơ tim.
]]>
https://duocsiviet.com/nhoi-mau-co-tim-nguy-hiem-1618/feed/ 0
Triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer https://duocsiviet.com/benh-alzheimer-1705/ https://duocsiviet.com/benh-alzheimer-1705/#respond Tue, 14 May 2024 05:11:23 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1705 Bệnh Alzheimer là tên gọi mới mẻ đối với người Việt Nam. Đa phần chúng ta nhận định Alzheimer là bệnh người già hay quên, đãng trí. Tuy nhiên, Alzheimer là một bệnh lý não bộ nghiêm trọng cần được phát hiện, ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh từ sớm, tránh những biến cố đáng tiếc.

Bệnh lý Alzheimer

1. Alzheimer là gì?

Alzheimer là một bệnh lý nghiêm trọng đối với não bộ, biểu hiện bởi giảm thiểu số lượng và chất lượng tế bào não do tăng tích tụ các mảng amyloidđám rối protein tau.

Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer chưa được tìm ra. Hiện đang có rất nhiều giả thuyết đưa ra liên quan đến bộ gen, môi trường sống stress, căng thẳng quá mức thường xuyên,…

cơ chế alzheimer

Alzheimer – Suy giảm tế bào não bộ do:

– Tăng tích tụ mảng Amyloid

– Tăng tích tụ đám rối Protein tau

Alzheimer không phải quá trình lão hóa tự nhiên, đây là bệnh lý dẫn đến hội chứng Sa Sút Trí Tuệ.

2. Ai dễ mắc Aizheimer?

Thường dễ mắc phải sau 65 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay Alzheimer càng ngày càng trẻ hoá. Từ sau 40 tuổi đã bắt đầu có nguy cơ mắc Alzheimer.

3. Triệu chứng điển hình dễ nhận ra với bệnh nhân mắc Alzheimer:

3.1. Suy giảm trí nhớ dần dần dẫn đến sa sút trí tuệ:

Triệu chứng Alzheimer

Những triệu chứng ban đầu thường gặp: 

  • Bỗng dưng quên việc mình đang làm
  • Bỗng nhiên không biết mình đang ở đâu
  • Không biết mình đang muốn nói điều gì
  • Quên các chi tiết hàng ngày hay làm
  • Ăn nói lú lẫn không kiểm soát.

Khi triệu chứng trở nên nặng hơn: 

  • Thường xuyên bất chợt không nhớ tên của mình
  • Không nhớ tên người thân
  • Không nhận ra người thân
  • Quên đường về nhà
  • Quên mất những sự kiện gần đây
  • Trở nên vô thức.

Tuy nhiên sau một thời gian ngắn có thể quay về trí nhớ bình thường, tình trạng này có thể lặp đi lặp lại.

3.2. Giảm khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề:

  • Không thể lên kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.
  • Khó phân tích, tính toán, không thể đưa ra hướng xử lý khi gặp các vấn đề quen thuộc.

3.3. Rối loạn ngôn ngữ:

  • Nói lắp bắp
  • Nói đi nói lại một câu
  • Cấu trúc câu lộn xộn không rõ ý
  • Không diễn đạt được ý mong muốn.

3.4. Mất phương hướng:

  • Không biết đâu là trái phải, trước sau.
  • Quên cung đường thường xuyên đi lại
  • Không định vị được mình đang ở đâu

3.5. Thay đổi tính cách đột ngột:

  • Trở nên khó tính
  • Hay cáu gắt
  • Thay đổi tâm trạng liên tục, lo lắng, bồn chồn,…

4. Alzheimer cần được phát hiện và ngăn chặn tốc độ tiến triển.

Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, cần được kiểm soát bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý.

Hiện nay chỉ có thể ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh, chưa có cách điều trị dứt điểm.

  1. Thuốc kháng Cholinesterase (Ngăn chặn sự phá huỷ các chất dẫn truyền thần kinh như Acetyl Choline): Donepezil, Galamtamine, Rivastigmine,… (Điều trị cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình).
  2. Memantine: Thuốc được cấp phép điều trị Alzheimer trong giai đoạn vừa và nặng/ hoặc nếu không dung nạp với nhóm thuốc kháng Cholinesterase. Thuốc nhiều tác dụng phụ, nên cân nhắc lợi ích khi sử dụng.
  3. Ginkgo Biloba (Chiết xuất lá Bạch Quả) giúp hoạt huyết, giảm mức độ tiến triển của Alzheimer.
  4. Kiểm soát bệnh lý nền.
]]>
https://duocsiviet.com/benh-alzheimer-1705/feed/ 0
Gout có khỏi hoàn toàn không? https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/ https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/#respond Wed, 27 Mar 2024 10:00:32 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1678 Nhiều bệnh nhân đã mắc Gout thường có câu hỏi đau đáu trong lòng: “Vậy Gout có khỏi hoàn toàn không? Có cách nào đễ chữa dứt điểm Gout hay không?” . Hãy tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau cùng team DSV.

1. Gout là bệnh lý mãn tính. Không khỏi hoàn toàn

Viêm khớp, sưng khớp

Gout sẽ không khỏi hoàn toàn !!! 

Mặc dù Gout không phải một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại đem đến cảm giác đau đớn âm ỉ khó tả. Đặc biệt, tỷ lệ mắc Gout đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Một tin khá buồn với những ai đã từng có một cơn Gout cấp, đây là bệnh mãn tính, không thể khỏi hoàn toàn.

Triệu chứng của cơn Gout cấp có thể giảm nhanh từ 5-7 ngày nếu sử dụng thuốc đúng và hợp lý, Triệu chứng giảm, hết sưng viêm khớp, hết cảm giác đau không phải là dấu hiệu cho thấy gout đã khỏi hoàn toàn.

Cơn Gout cấp có thể tái phát bất kỳ thời gian nào nếu chúng ta không kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu.

2. Hạn chế cơn Gout cấp tính nếu kiếm soát acid uric trong máu tốt

Lắng đọng acid uric

Bạn sẽ không bao giờ gặp lại các cơn Gout cấp nếu kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu. 

Nguyên tắc cơ bản nhất trong điều trị bệnh Gout và phòng ngừa các cơn cấp đó chính là: Kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

Để làm được điều này cần đa dạng biện pháp hỗ trợ:

  • Giảm nguồn acid uric mới vào cơ thể
  • Tăng khả năng loại trừ, đào thải acid uric.

3. Mục tiêu điều trị: hạn chế acid uric mới, giảm hấp thu thực phẩm giàu nhân Purin

Phương pháp đầu tiên trong nguyên tắc điều trị và phòng ngừa Gout: Hạn chế nguồn acid uric mới.

  • Giảm ăn các nhóm thực phẩm giàu nhân purin: các thực phẩm có nguồn đạm cao (thịt chó, thịt dê,thịt bò, thịt bê, hải sản, nội tạng động vật…)
  • Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp bệnh lý gây tăng cường hoại tử tế bào cũng làm tăng nồng độ acid uric trong máu: Ví dụ: thiếu máu do tan máu, tổn thương và hoại tử tế bào gan do nhiều nguyên nhân… Trong những trường hợp này, loại trừ được nguyên nhân sẽ giảm đi hậu quả tăng acid uric.

4. Cần tăng cường đào thải acid uric qua thận

Đào thải acid uric qua thận là cách duy nhất để giảm nồng độ cao acid uric trong máu. 
  • Cần uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc hạn chế đào thải acid uric: ví dụ như aspirin.
  • Một số loại thảo dược có khả năng tăng cường đào thải acid uric bao gồm: kim tiền thảo, thổ phục linh, râu mèo, lá tía tô, râu ngô, actiso… (giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric)
Đừng để cơn gout cấp hành hạ bạn, kiểm soát Gout từ ngay hôm nay
]]>
https://duocsiviet.com/gout-co-khoi-hoan-toan-khong-1678/feed/ 0
5 Tính từ để nói về bệnh Gout https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/ https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/#respond Wed, 27 Mar 2024 08:59:53 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1673 Nhắc về bệnh Gout, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể không nhắc đến 5 tính từ sau đây:

1. Đau đớn dữ dội:

Cơn đau của bệnh Gout được ví như ngàn mũi kim đâm vào ổ khớp. 

Gout là hậu quả của tăng acid uric trong máu. Acid uric là chất chuyển hóa của nhân purin, một thành phần có trong nhân tế bào. Mọi tế bào trong cơ thể khi già đi cần được tiêu hủy, sẽ giải phóng nhân purin. Bên cạnh đó, nhân purin sẽ tăng lên khi ăn các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt bê, thịt dê, lòng lợn tiết canh…

Khi nồng độ acid uric tăng lên, chúng cần được đào thải nhiều hơn qua thận. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình đào thải cũng đem đến hiệu giảm hẳn nồng độ acid uric về ngưỡng cân bằng. Nồng độ acid uric tăng lên dễ đẫn đến hiện tượng lắng đọng tinh thể urat, acid uric sẽ chuyển thành những tinh thể hình kim sắc nhọn, đâm xuyên qua các ổ khớp, đặc biệt là các ổ khớp ngón chân, mắt cá chân, khớp gối.

2. Đột ngột:

Viêm khớp do Gout thường khởi phát đột ngột vào đêm hoặc rạng sáng

Cơn đau do gout rất đặc trưng, bên cạnh cảm giác đau thấu xương, chúng thường xảy ra đột ngột, đặc biệt là từ rạng sáng hoặc thậm chí là nửa đêm.

Gout cũng là bệnh lý rất nhạy cảm, chỉ cần sau một bữa nhậu hoặc một bữa ăn giàu đạm, ngay sáng hôm sau chúng ta đã cảm thấy ngay cơn đau do tái phát gout.

Lý giải cho điều này, vào ban đêm, quá trình lọc tại thận diễn ra mạnh mẽ, sau quá trình lọc tại thận, một lượng lớn acid uric không được đào thải sẽ di chuyển, tích tụ tại các ổ khớp tạo tinh thể urat gây viêm khớp. Vì có cấu trúc dạng tinh thể sắc nhọn, bệnh nhân Gout ngay lập tức cảm thấy đau đớn, sưng viêm rầm rộ khi triệu chứng khởi phát.

Lắng đọng acid uric

3. Viêm khớp, sưng khớp:

Acid uric trong máu tăng cao sẽ lắng đọng tại ổ khớp gây viêm khớp

Tại sao acid uric dễ lắng đọng và tạo tinh thể urat tại ổ khớp mà không phải cơ quan khác? Đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân lắng đọng acid uric:

  • Ổ khớp có nhiệt độ thấp hơn các vùng khác, dễ gây hiện tượng kết tinh các loại tinh thể tại đây.
  • pH tại ổ khớp phù hợp cho việc kết tinh, kết tụ
  • Khi nồng độ acid uric tăng cao, sự kết tinh càng trở nên dễ dàng do mật độ urat tăng cao

Viêm khớp, sưng khớp

4. Gout dễ tái phát:

Chỉ cần nồng độ acid uric tăng cao, cơn Gout cấp có thể quay lại bất cứ lúc nào.

Gout là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể duy trì ổn định mức acid uric trong máu, triệu chứng và các đợt viêm khớp mới được kiểm soát.

Chỉ cần sau một bữa nhậu, sau 1 bữa rượu, sau một bữa quá giàu đạm, hàm lượng acid uric tự do trong máu tăng cao, ngay hôm sau rất có thể bạn sẽ lại cảm nhận được sự đau đớn do gout gây ra.

5. Tạo hạt Tophi ở ổ khớp:

Tạo hạt tophi

Không phải ai mắc Gout cũng tạo hạt Tophi, Gout lâu năm (thường trên 10 năm), việc tuân thủ điều trị kém dễ tạo hạt Tophi. 

Hạt tophi – Nốt tophi – chỉ gặp trong trường hợp Gout lâu năm, kiểm soát điều trị kém. Hiện tượng này là do sự lắng đọng, tích tụ nhiều lần của các tinh thể urat.

Quá trình tích tụ này bồi đắp tăng dần theo thời gian, tạo một khối hạt to tại vị trí ổ khớp, biến dạng cấu trúc ổ khớp, khó khăn trong quá trình vận động.

Hạt tophi rất cứng, tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vô cùng ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Chỉ có thể phẫu thuật cắt hạt tophi nếu như sinh hoạt bị ảnh hưởng.

]]>
https://duocsiviet.com/5-tinh-tu-de-noi-ve-benh-gout-1673/feed/ 0
Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT! https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/ https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/#respond Fri, 15 Mar 2024 02:18:50 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1567 Corticoid không phải một thuốc. Corticoid là tên một nhóm bao gồm các thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm hiệu lực mạnh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ. Để sử dụng Corticoid cần sự kiểm soát chặt chẽ từ kê đơn đến sử dụng. Vậy thế nào là lạm dụng Corticoid cần được kiểm soát.

Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Cách nhận biết thuốc chứa hoạt chất thuộc nhóm corticoid:

Để nhận biết hoạt chất thuộc nhóm corticoid, chúng ta cần để ý đến phần đuôi của tên hoạt chất có vần: “sone”, “olone”, “thasone”

Phân loại corticoid

  • Nhóm corticoid hiệu lực chống viêm thấp, thời gian tác dụng ngắn (8-12 giờ): hidrocortisone, cortisone (Chỉ định: Suy thượng thận)
  •  Nhóm corticoid hiệu lực chống viêm và thời gian tác dụng trung bình (24-36 giờ): Prednisone, Predinsolone, Methylprednisolone, Triamcinolone. (Chỉ định: Chống viêm, ức chế miễn dịch)
  • Nhóm corticoid có tác dụng kéo dài, hiệu lực chống viêm mạnh: Dexamethasone, Betamethasone (Chỉ định: Chống viêm, ức chế miễn dịch)
  • Nhóm corticoid giữ muối nước: Fludrocortisone (Chỉ định: điều trị thay thế aldosterone)

Các con đường và chỉ định khi dùng thuốc corticoid:

các dạng dùng corticoid-01

  • Dùng bôi ngoài da: Viêm da cấp tính, đợt cấp viêm da cơ địa, đợt cấp vảy nến, đợt cấp mày đay, viêm da nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da tiếp xúc cấp tính, …
  • Dùng đường hít: COPD (Hội chứng phổi tắc nghẽn mãn tính), hen phế quản, viêm phổi cấp tính, sốc phản vệ, …
  • Dùng đường uống – tác dụng toàn thân: Các đợt viêm cấp tính diện rộng, viêm khớp dạng thấp, bệnh lý tự miễn, viêm da cơ địa, viêm đa mạch, viêm đa cơ, hội chứng thận hư, sau ghép tạng, viêm gan tự miễn, …
  • Dùng đường tiêm: tiêm tĩnh mạch (tác dụng toàn thân),tiêm bắp, tiêm nội khớp (viêm khớp, viêm tràn dịch khớp gối, …), tiêm quanh nhãn cầu.
  • Thuốc nhỏ mắt/ nhỏ tai/ nhỏ mũi: Hỗ trợ trong các đợt viêm tai mũi họng cấp tính, viêm mắt cấp tính.

A. Tổng quan các hình thức lạm dụng corticoid phổ biến:

  1. Sử dụng thuốc quá liều được kê đơn và tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc so với chỉ định.
  2. Sử dụng thuốc corticoid cho các bệnh không được chỉ định.
  3. Tự ý mua và sử dụng thuốc khi không được kê đơn.
  4. Sử dụng thuốc không đúng cách.
  5. Dùng corticoid liều cao, liên tục trong nhiều ngày.
  6. Dừng corticoid đột ngột sau thời gian dài sử dụng.

1. Sử dụng thuốc quá liều hoặc trong thời gian dài hơn chỉ định:

Phân loại corticoid

Corticoid theo mức độ chống viêm được chia thành 3 loại chính, từ đó cũng có những mức độ liều sử dụng khác nhau với từng loại:

Mức liều tương đương của các hoạt chất nhóm corticoid:

20 mg Hydrocortisone – Tương đương với:

  • 25 mg cortisone
  • 5 mg prednisone
  • 5 mg prednisolone
  • 4 mg Methyl Prednisolone
  • 4 mg Triamcinolone
  • 0,6 mg Betamethasone
  • 0,75 mg Dexamethasone

1.1. Glucocorticoids thời gian tác dụng ngắn đến vừa:

Cortisone:

  • Mức liều đường uống: 25 mg/ ngày

Hydrocortisone: Mức liều:

  • Đường uống: 5, 10, 20 mg
  • Kem bôi: hàm lượng: 0,5%, 1%, 2,5%
  • Gel: 0,5%, 1%,
  • Hỗn dịch tiêm: 25 mg/ ml, 50 mg/ ml
  • Dung dịch tiêm: 50 mg/ ml, 100 mg/ ml
  • Bột pha tiêm : 100 mg, 250 mg

Prednisone, Prednisolone và Methyl Prednisonlone

  • Đường uống từ 2, 4, 8, 16, 24, 32 mg.
  • Tiêm khớp: 40 mg, 125 mg, 500 mg
  • Trong đó: 4 mg Methyl Prednisolone tương đương 20 mg hydrocortison.

1.2. Glucocorticoids thời gian tác dụng trung bình:

Triamcinolone 

  • Viên nén đường uống từ 1, 2, 4, 8 mg.
  • Kem, thuốc mỡ: 0,1%
  • Tiêm: 5 mg/ ml, 25 mg/ ml , 40 mg/ ml
  • So về tác dụng: Triamcinolone có tác dụng gấp 4 lần so với cortisol.

1.3. Glucocorticoids thời gian tác dụng kéo dài:

Dexamethasone: 

  • Viên nén: 0,25mg, 0,5 mg, 0,75 mg, 1 mg, 2 mg
  • Dung dịch tiêm: 4 mg/ ml, 10 mg/ ml
  • Thuốc tra mắt: 0,1%, 0,05 %
  • Mũi họng: 0,1 %, 0,25 %
  • Dexamethasone có hiệu lực gấp 30 lần so với Hydrocortisol
  • Dexamethasone có hiệu lực chống viêm gấp 7 lần so với Prednisolone.

Betamethasone: 

  • Viên nén: 0,5 mg, 0,6 mg
  • Tiêm: 4 mg/ ml
  • Kem: 0,05 %, 0,1%
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng quá liều Corticoid: 

  • Tự ý tăng liều điều trị để tăng tốc độ giảm đau, giảm viên
  • Dùng hàm lượng cao hơn mức độ nặng của bệnh

2. Sử dụng thuốc để điều trị các bệnh không được chỉ định.

Chỉ định của corticoids 

  • Thay thế hormon cortisol của cơ thể: trong trường hợp suy vỏ thượng thận cấp và mãn tính.
  • Chống viêm: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, hội chứng thận hư, Lupus ban đỏ, hen phế quản, COPD.
  • Chống dị ứng: mày đay, shock phản vệ (adrenalin là ưu tiên hàng đầu, corticoid là lựa chọn thứ 2 sau adrenalin trong điều trị shock phản vệ)
  • Nhiễm trùng cấp tính: Viêm phổi cấp, viêm màng não do H. influenza, viêm gan virus, shock nhiễm trùng, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn.
  • Các bệnh lý ác tính: bạch cầu cấp dòng lympho, đa u tủy, u não nguyên phát, phù não do di căn
  • Các bệnh lý khác: tổn thương cột sống, chống thải ghép cơ quan sau phẫu thuật ghép nội tạng.

Ví dụ: Thấy đau, thấy viêm, thấy sưng là dùng thuốc mà không tìm rõ nguyên nhân gây tình trạng bệnh. Chỉ tập trung điều trị triệu chứng.
Hoặc: thần thành hóa công dụng, đau đầu, chóng mặt, đau họng, đau lưng, hễ đau là dùng corticoid.

Trường hợp chống chỉ định sử dụng corticoid: 

Với trẻ em:

  • Lao phổi
  • Đái tháo đường, tăng huyết áp mãn tính
  • Bệnh lý thần kinh: Động kinh, rối loạn tâm thần
  • Còi xương, loãng xương
  • Trẻ viêm loét dạ dày tá tràng

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng
  • Người cao huyết áp
  • Đái tháo đường lâu năm
  • Người nhiễm nấm, nhiễm khuẩn toàn thân

Dùng liều cao, dài ngày corticoid gây nên những hậu quả gì cho trẻ nhỏ

hội chứng cushing

  • Ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận
  • Làm trẻ chậm phát triển (Kể cả chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da thời gian dài)
  • Hội chứng Cushing ở trẻ em (Tác dụng phụ do dùng corticoid liều cao, kéo dài): gây tăng cân, béo phì bất cân đối, tích mỡ ở bụng, mặt, cổ tay chân vẫn rất gầy.
  • Rối loạn kinh nguyệt, mất kinh với trẻ em gái
  • Da mỏng dần, dễ bầm tím, dễ nổi mụn
  • Ức chế miễn dịch, miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng (gây lao phổi, nấm da, thủy đậu)
  • Người mệt mỏi, yếu cơ (biểu hiện của suy thượng thận)
  • Huyết áp thấp
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Loãng xương, chậm phát triển chiều cao, dễ bị lùn.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng không đúng chỉ định Corticoid: 

  • Bất kể tình trạng viêm nào cũng sử dụng
  • Viêm cục bộ tại một vị trí nhưng sử dụng đường uống toàn thân
  • Sử dụng kem có chứa corticoid trên vết thương hở, trầy xước
  • Thần thánh hóa corticoid

3. Tự ý mua thuốc không kê đơn.

Thời gian sử dụng corticoid: 

  • Thời gian ngắn: dưới 7 ngày – Chỉ sử dụng trong những đợt viêm cấp tính
  • Thời gian trung bình: từ 7 -14 ngày
  • Thời gian dài: trên 14 ngày – chỉ sử dụng trong các bệnh lý viêm mãn tính như COPD, Hen, Lupus ban đỏ, ….
Những sai lầm thường gặp khi tự ý mua thuốc Corticoid: 

  • Đã được kê đơn sử dụng và lần sau gặp triệu chứng tương tự, tự ý mua corticoid sử dụng.

4. Sử dụng thuốc không đúng cách:

Một số lưu ý khi sử dụng Corticoid bạn nên biết: 

  • Khi bôi không thoa lớp dày, chỉ thoa lớp mỏng, 2-3 lần/ ngày, không thoa diện rộng, không thoa lên vùng trầy xước, vết thương hở
  • Với đường tiêm trực tiếp vào ổ khớp cần lưu ý: Không tiêm quá 3-4 lần/ năm. Thời gian giữa hai lần tiêm liên tiếp tối thiểu là 6 tháng.

Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng corticoid

  • Bôi thuốc corticoid lên vết thương hở
  • Bôi thuốc chứa corticoid trong thời gian dài.
  • Hit corticoid nhưng không súc miệng, có nguy cơ bị nấm miệng nếu không vệ sinh sau hít.
  • Tiêm corticoid liên tục vào ổ khớp.

Nên chọn loại corticoid nào trong từng chỉ định điều trị:

  • Tiêm bắp: Cortisone, Triamcinolone
  • Tiêm tĩnh mạch: Prednisolone, methyl Prednisolone, Dexamethasone, Hydrocortisone
  • Hít: Beclomethasone, Budesonide, Ciclesonide, Flunisolide, Fluticasone, Mometasone, Triamcinolone
  • Đường uống: tất cả các loại corticoid đều có thể sử dụng qua đường uống
  • Tác dụng tại chỗ, bôi: Dexamethasone, Hydrocortisone, Triamcinolone

So sánh hiệu năng chống viêm của các loại corticoid: 

  • Khi vào trong cơ thể: Prednisone qua gan sẽ chuyển thành Prednisolone (Dạng có hoạt tính)
  • Cortisone không hoạt tính qua gan sẽ chuyển thành Hydrocortisone (dạng có hoạt tính)
  • Về công dụng chống viêm: Dexamethasone có hiệu lực mạnh hơn >  Triamcinolon, Methyl Prednisolone > Prednisolone, Prednisone > Hydrocortisone > Cortisone.

5. Corticoid sử dụng liều cao, liên tục, dài ngày

Corticoid là nhóm thuốc chứa các hoạt chất có công dụng tương tự như hormon tự nhiên của vỏ thượng thận: hormon cortisol. Đây là hormon đặc trưng cho chuyển hóa đường, có công dụng chống viêm. giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, sử dụng corticoid dài ngày, liều cao sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là HỘI CHỨNG NGỪNG THUỐC: 

  • Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng
  • suy tuyến thượng thận
  • Loãng xương
  • Rối loạn đa hệ.

Nếu nguy hiểm có thể gây hội chứng Addison, nguy hiểm tính mạng.

Lưu ý: Cần giảm liều corticoid từ từ, theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng corticoid trên 14 ngày cần được giảm liều từ từ.

6. Dừng Corticoid đột ngột sau một thời gian dài sử dụng

Khi dùng corticoid liều cao, kéo dài cần dừng một cách từ từ, tránh dừng thuốc đột ngột.

Một số triệu chứng của hội chứng ngừng thuốc: 

  • Buồn nôn, nôn ói
  • Mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Trầm cảm, lo âu
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu, đau cơ bắp

Nguy hiểm nhất khi dừng corticoid đột ngột là hội chứng suy thượng thận cấp: 

  • Hạ đường huyết
  • Hạ natri huyết
  • Tăng kali huyết
  • Suy tuần hoàn ngoại vi, sốc

TỔNG KẾT HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CORTICOID AN TOÀN HỢP LÝ

  1. Dùng liều thấp nhất để có hiệu quả tốt nhất
  2. Không dùng corticoid kéo dài
  3. Nên chọn loại corticoid có thời gian tác dụng ngắn, vừa
  4. Khi dùng kéo dài trên 2 tuần (trên 14 ngày) tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột (kể cả sử dụng với liều thấp nhất)
  5. Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm Corticoid vào ổ khớp
  6. Sử dụng dưới 1 tuần thường vô hại, ít độc tính
  7. Nên dùng 1 lần duy nhất vào 8h sáng.
  8. Nếu dùng đường uống: nên uống sau ăn, không uống lúc đói, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  9. Dùng corticoid đúng liều, đúng tần suất
  10. Khi sử dụng corticoid nên dùng kèm thuốc bao niêm mạc dạ dày.
  11. Sử dụng corticoid đường hít cần súc miệng sạch sau khi dùng thuốc, tránh tình trạng nấm miệng
  12. Sử dụng corticoid đường bôi cần dùng lượng nhỏ, bôi lên bề mặt da 1-2 lần/ ngày, không bôi vào vùng da trầy xước, vết thương.
]]>
https://duocsiviet.com/lam-dung-corticoid-1567/feed/ 0
Đột quỵ não xảy ra khi nào? Có những loại đột quỵ nào? https://duocsiviet.com/dot-quy-nao-1617/ https://duocsiviet.com/dot-quy-nao-1617/#respond Tue, 12 Mar 2024 08:50:35 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1617 Đột quỵ có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ đang dần trở nên phổ biến ở những người trẻ tuổi. Trên toàn thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai, là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ ba. Vậy đột quỵ xảy ra khi nào và có những loại đột quỵ nào? Hãy cùng Dược Sĩ Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

đột quỵ nguy hiểm như thế nào-01

1. Đột quỵ não là gì? Có những loại đột quỵ nào?

1.1. Đột quỵ não là gì? 

Đột quỵ não xảy ra khi có sự tắc nghẽn mạch máu não hoặc khi một mạch máu trong não bị vỡ và rò rỉ. 

Trong cả hai trường hợp, các bộ phận của não đều bị tổn thương hoặc hoại tử. Đột quỵ có thể gây tổn thương não lâu dài, tàn tật hoặc thậm chí tử vong.

Notes: Đột quỵ não: Là tình trạng não thiếu oxy và nguồn dưỡng chất trong vài phút, thậm chí vài tiếng dẫn đến tổn thương hoặc hoại tử tế bào não. 

1.2. Có những loại đột quỵ nào?

Có 2 loại đột quỵ: đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.

Các loại đột quỵ

Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Thường phổ biến nhất và chiếm 80% các ca đột quỵ não. 

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ: đột quỵ do tắc nghẽn. 
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn máu lưu thông lên não.
  • Các chất béo tích tụ được gọi là mảng bám cũng có thể gây tắc nghẽn trong mạch máu.

Đột quỵ xuất huyết: xảy ra khi một động mạch trong não bị rò rỉ máu hoặc vỡ. Máu bị rò rỉ gây áp lực quá lớn lên các tế bào não, khiến tế bào não bị tổn thương.

Ngoài ra, có thể gặp phải cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, còn được gọi là “đột quỵ nhỏ” TIA. Đột quỵ nhỏ khiến lưu lượng máu đến não bị block (bị bít tắc) trong một thời gian ngắn – thường không quá 5 phút. 

Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo về khả năng bị đột quỵ trong tương lai và được coi là một trường hợp khẩn cấp về thần kinh.

Notes: 

Có 3 loại đột quỵ chính 

  • Thiếu máu cục bộ (Do tắc nghẽn) 
  • Xuất huyết (vỡ mạch máu) 
  • Đột quỵ nhỏ – TIA – Cơn thiếu máu thoáng qua

2. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não là gì?

Mặc dù đột quỵ não thường gặp ở người lớn tuổi nhưng đột quỵ não cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Hiểu được các nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ não và nhận biết các triệu chứng có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Nhận được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ tăng khả năng phục hồi hoàn toàn.

Có 2 nhóm yếu tố tăng nguy cơ gây đột quỵ não: 

  • Yếu tố không thể can thiệp
  • Yếu tố có thể can thiệp, dự phòng

2.1. Các yếu tố không thể can thiệp được

Yếu tố không thể can thiệp được

Các yếu tố không thể can thiệp được bao gồm:

  • Tuổi cao: ngoài những người lớn tuổi, đột quỵ ở người trẻ ngày càng xuất hiện nhiều, kể cả trẻ em cũng có thể bị đột quỵ. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì nguy cơ càng lớn.
  • Giới tính: Đột quỵ thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca tử vong do đột quỵ. Phụ nữ sau mãn kinh có tần suất mắc đột quỵ cao hơn. 
  • Tiền sử gia đình và một số rối loạn di truyền nhất định làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tiền sử đột quỵ trước đó làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.

2.2. Các yếu tố có thể can thiệp.

Yếu tố có thể can thiệp

  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi không được điều trị, sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho sức khỏe.
  • Cholesterol máu cao: Mức cholesterol toàn phần cao (240 mg/dL trở lên), mức cholesterol LDL (có hại) cao (lớn hơn 100 mg/dL) và mức chất béo trung tính cao (mỡ máu, 150 mg/dl trở lên) ) và mức cholesterol HDL (có lợi) thấp (dưới 40 mg/dl) có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Lười vận động, béo phì: lười vận động, béo phì có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
  • Các bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
Notes: Kiểm soát tốt bệnh lý nền (huyết áp, tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu), hạn chế thói quen làm tắc gốc oxy hóa (hút thuốc, uống rượu bia) chính là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất. 

3. Các triệu chứng của đột quỵ não.

Với một cơn đột quỵ, càng kiểm soát sớm, hậu quả do biến chứng gây ra càng giảm thiểu.

Mỗi phút trôi qua, có hàng triệu tế bào não bị tổn thương và có nguy cơ hoại tử.  

Chúng ta có thể sử dụng các chữ cái B.E.F.A.S.T để phát hiện dấu hiệu đột quỵ và biết khi nào cần gọi cấp cứu.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

B – Balance: Mất thăng bằng, đau đầu, chóng mặt

E – Eyesight: Mất thị lực 1 phần/ hoàn toàn. Tầm nhìn bị mờ đột ngột

FFacial weakness : Mặt yếu, bị tê ở mặt, méo miệng

A – Arm weakness: Tay yếu, không nâng hai tay qua đầu cùng lúc được

S – Speech difficulty: khó khăn khi nói, rối loạn ngôn ngữ hoặc khó hiểu lời nói của người khác.

T – Time to call emergency: gọi 115 ngay khi có các triệu chứng trên

Notes: Không tự ý dùng kim đâm vào đầu ngón tay của người đột quỵ hay cho uống thuốc hoặc các phương pháp khác. Điều đó có thể khiến có các biến chứng nghiêm trọng hơn do huyết áp tăng vọt do đau.

4. Tổng kết: 

Khi phát hiện người thân hoặc chính bản thân mình có biểu hiện của bệnh đột quỵ não, cần nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và gọi cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

—–

DƯỢC SĨ VIỆT – VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp vấn đề sức khỏe từ Dược Sĩ Đại Học Dược Hà Nội.
📞 Hotline: 024.6680.8686 / 094.8816.027
—-
Tài liệu tham khảo: 
]]>
https://duocsiviet.com/dot-quy-nao-1617/feed/ 0
Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm? Nên xử trí thế nào? https://duocsiviet.com/tran-dich-khop-goi-co-nguy-hiem-1587/ https://duocsiviet.com/tran-dich-khop-goi-co-nguy-hiem-1587/#respond Wed, 21 Feb 2024 09:05:06 +0000 https://duocsiviet.com/?p=1587 Tràn dịch khớp gối là tình trạng liên quan đến vấn đề xương khớp khá phổ biến hiện nay. Không chỉ những người có độ tuổi trên 50, tràn dịch khớp gối càng ngày càng diễn tiến trẻ hóa. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, hãy cũng team DSV tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tràn dịch khớp gối để lâu có nguy hiểm

1. Tràn dịch khớp gối là gì? Nhận biết thế nào?

Nếu bạn cảm nhận đầu gối sưng hơn so với bình thường, rất có thể bạn đã mắc tràn dịch khớp gối !

Tràn dịch khớp gối có thể là triệu chứng của một tổn thương, của tình trạng viêm khớp hay nhiễm khuẩn ổ khớp.

  • Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có một lượng dịch lớn tràn vào mô xung quanh khớp của bạn. Dịch viêm khiến khớp trở nên to hơn, phồng hơn so với khớp khác.
  • Khớp được hình thành từ 2-3 xương kết nối lại. Ví dụ: Đầu gối được tạo thành từ 3 loại xương khác nhau: Xương đùi, xương chày, xương bánh chè.

khớp gối

Bên cạnh đó, mô khớp còn bao gồm nhiều thành phần khác với những mục đích khác nhau:

  1. – Lớp đệm: là thành phần chứa lớp dịch bảo vệ giữa xương, dây chằng và các phần khác của khớp
  2. – Lớp sụn: bao phủ mỗi xương khi xương được kết nối tạo thành khớp. Lớp bôi trơn mô bảo vệ đầu gối bằng cách giữ cho xương tránh ma sát, cọ xát vào nhau.
  3. – Dây chằng: Nhóm các dây elastic có độ đàn hồi cao kết nối với xương và hỗ trợ hoạt động của khớp
  4. – Màng hoạt dịch: mô quan trọng bôi trơn khớp với chất lỏng dính , được gọi với tên khác: dịch khớp
  5. – Gân: kết nối xương với cơ, kiểm soát quá trình di chuyển của khớp

Tràn dịch khớp có thể ảnh hưởng đến đầu gối và các hệ thống khớp lớn khác như:

  • Mắt cá chân
  • Khuỷu tay
  • Khớp vai.

Tràn dịch khớp có thể ảnh hưởng ở những khớp nhỏ như:

  • Ngón tay
  • Ngón chân
  • Cổ tay

Về cơ bản, đã có sẵn một lượng dịch nhỏ tại khu vực khớp. Dịch này có thể bao gồm một vài hợp chất như:

  • – Thành phần của máu
  • – Chất béo
  • – Đạm, protein
  • – Dịch khớp (từ màng hoạt dịch)

Nhưng nếu có nhiều dịch hơn bình thường ở khớp, bạn chắc chắn đã mắc phải tràn dịch ổ khớp.

Các triệu chứng khác thường đi kèm với tràn dịch ổ khớp bao gồm:

  • – Đau nhức
  • – Khó di chuyển ổ khớp
  • – Sốt
  • – Cảm thấy nặng nề ở ổ khớp
  • – Sưng đỏ
  • – Cứng khớp
  • – Khu vực viêm nóng hơn.

2. Vì sao lại tràn dịch khớp gối?

Vì sao lại tràn dịch khớp gối

Có nhiều nguyên nhân giải thích lý do vì sao khớp gối lại sưng và chảy dịch. Tuy nhiên, những lý do thông thường dễ gặp phải nhất bao gồm

  • Nhiễm trùng: viêm khớp nhiễm trùng là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể làm giảm chức năng hoặc thậm chí phá hoại khớp của bạn .Thậm chí, bạn có thể cần thay thế một khớp khác bằng các thủ thuật phẫu thuật. Khi bạn có một nhiễm trùng, mô khớp của bạn có thể bị lấp đầy bởi mủ. Mủ là một loại dịch giàu protein chứa đầy xác chết của tế bào bạch cầu.
  • Viêm: Viêm khớp do các bệnh lý như: Gout hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Khớp hoạt động quá mức, quá tải: Khi bạn hoạt động quá mức, khớp bị quá tải: Ví dụ: khi chạy quá nhiều hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhiều.
  • Chấn thương, tổn thương: tổn thương dây chằng hoặc chấn thương xương, nứt xương. Có thể đến từ việc chơi thể thao hoặc chấn thương do tai nạn.
  • Các khối u chèn vào khu vực ổ khớp khích thích tạo dịch rỉ viêm.

3. Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Tràn dịch khớp gối có thể được chữa khỏi nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tràn dịch, mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm khớp.

Nếu tràn dịch khớp gối do nguyên nhân thoái hóa khớp, bạn có thể phải đối mặt với triệu chứng sưng khớp, viêm khớp cả đời. Bạn chỉ có thể làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Thông thường, các trường hợp tràn dịch khớp gối có thể cần từ vài tuần đến vài tháng để giảm nhẹ triệu chứng cấp tính.

4. Nên xử trí như thế nào nếu tràn dịch khớp gối?

4.1. Xử trí tại nhà

Đây là một vài cách bạn có thể xử trí tràn dịch khớp gối tại nhà để giảm bớt khó chịu và đau đớn:

  • Chườm ấm khu vực ổ khớp đang bị sưng và viêm nếu việc tràn dịch do chấn thương.
  • Chườm đá rất hiệu quả nếu việc tràn dịch đang bị sưng to.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực vào vị trí khớp bị sưng và viêm
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như ibuprofen, naproxen, etoricoxib.

4.2. Xử trí khi đến cơ sở y tế và thuốc kê đơn

chọc hút dịch khớp gối

Nguyên nhân của việc tràn dịch khớp gối sẽ quyết định cách chăm sóc và điều trị.

Thông thường, khi nguyên nhân của tràn dịch khớp gối được điều trị, triệu chứng sưng chảy dịch cũng sẽ biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả nguyên nhân của tràn dịch khớp gối đều có thể chữa được. Trong rất nhiều trường hợp, phương pháp điều trị bao gồm quản lý triệu chứng thay vì loại trừ chúng. Dưới đây là một vài phương pháp được các bác sĩ khuyên sử dụng để điều trị tràn dịch khớp gối.

  • Sử dụng kháng sinh: Trong trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn. 
  • Chọc hút dịch khớp gối: trong nhiều trường hợp có số lượng dịch khớp lớn, thủ thuật này có thể được chỉ định. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nặng, phân tích thành phần dịch khớp gối có thể được chỉ định thêm để xác định rõ nguyên nhân gây viêm.
  • Colchicin là hoạt chất được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm khớp do gout. 
  • Steroid hay Corticoids: thuốc giảm đau chống viêm được chỉ định nếu sử dụng NSAIDs giảm viêm không hiệu quả. Corticoid có thể được chỉ định qua đường uống (Đem lại công dụng toàn thân) hoặc đường tiêm (tiêm trực tiếp vào vị trí khớp gối bị viêm. Một vài thuốc corticoids có thể được kê: hidrocortisone, Prednisolone, Prednisone, methyl Prednisolone, triamcinolone, betamethasone, dexamethasone, budesonide, …

Tiêm corticoid

Khi nào “Tràn dịch khớp gối” cần đến bệnh viện điều trị khẩn cấp: 

  • Khi có dấu hiệu gãy xương hoặc rách dây chằng
  • Sốt cao liên tục
  • Khi không thể cử động được khớp
  • Khi mất cảm giác ở khu vực khớp đó.

Khi viêm khớp, tràn dịch khớp đi kèm với triệu chứng sốt cao, rất có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng khu vực ổ khớp. Nhiễm trùng khớp có thể đặc biệt nghiêm trọng, phá hủy khớp của bạn. Thậm chí, bạn có thể cần phẫu thuật thay ổ khớp nếu không được can thiệp kịp thời.

DƯỢC SĨ VIỆT – VÌ SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
Hỗ trợ tư vấn trực tiếp vấn đề sức khỏe từ Dược Sĩ Đại Học Dược Hà Nội.
📞 Hotline: 024.6680.8686 / 094.8816.027
Tài liệu tham khảo: Tại đây
]]>
https://duocsiviet.com/tran-dich-khop-goi-co-nguy-hiem-1587/feed/ 0