Vừa qua, Bộ y tế đã thông báo trường hợp một cô gái 18 tuổi tại Nghệ An đã tử vong do bệnh bạch hầu. Tiếp đó ngày 7,7 tại Bắc Giang, 1 trong hai người tiếp xúc gần với ca tử vong tại Nghệ An đã dương tính với bệnh bạch hầu. Bệnh bạch hầu – mối nguy hiểm trở lại!
Mục lục
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là tình trạng nhiễm trùng cấp tính khu vực hầu họng, đường hô hâp trên (vòm họng, mũi, thanh quản, …)
Tác nhân gây bệnh từ độc tố vi khuẩn bạch hầu.
Bệnh bạch hầu có nguy cơ tử vong cao nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
2. Biểu hiện của bệnh bạch hầu
Tạo các mảng giả mạc trắng ngà, dày bít tắc đường thở, bít tắc và bám chặt niêm mạc hô hấp.
- Vi khuẩn bạch hầu tiết độc tố, khiến người bệnh suy hô hấp, shock tuần hoàn, khó khăn trong cử động khuôn miệng để nói và nuốt. Nặng hơn có thể rơi vào hôn và và tử vong.
- Nguy cơ khác, bệnh nhân có thể mắc triệu chứng viêm cơ tim hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên.
3. Bệnh bạch hầu lây lan như thế nào?
Lây qua đường hô hấp, đường giọt bắn.
Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, có thể ngắn hơn tuỳ sức đề kháng của bệnh nhân.
Phòng bệnh bạch hầu: cần tiêm phòng vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi và tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần.
Lưu ý: Vi khuẩn bạch hầu tồn tại 6 tháng trong môi trường thiếu ánh sáng, trong đồ chơi trẻ bị nhiễm bệnh bạch hầu, hoặc trong áo choàng của nhân viên y tế.
Vi khuẩn bạch hầu chết ở 58 độ C trong 10 phút. Dưới ánh sáng mặt trời sẽ chết trong vài giờ.
4. Điều trị bệnh bạch hầu:
Hiện đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu:
- Sử dụng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu
- Kháng sinh (Theo phương pháp kháng sinh đồ)
- Điều trị hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn, cân bằng nước và điện giải