Dược sĩ Việt

Sức khỏe của người Việt

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
    • Sản phẩm chăm sóc da
    • Vitamin & Khoáng chất
    • Nâng Cao Đề Kháng
    • Sản phẩm chăm sóc khác
    • Bệnh lý mãn tính
  • Kiến thức sức khỏe
    • Chăm sóc da khoa học
    • Miễn dịch & Sức khỏe
    • Bệnh lý mãn tính
    • Giải độc – Bảo vệ gan
  • Hỏi đáp chuyên gia
  • Liên hệ
Trang chủ / Bệnh lý mãn tính

Triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là tên gọi mới mẻ đối với người Việt Nam. Đa phần chúng ta nhận định Alzheimer là bệnh người già hay quên, đãng trí. Tuy nhiên, Alzheimer là một bệnh lý não bộ nghiêm trọng cần được phát hiện, ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh từ sớm, tránh những biến cố đáng tiếc.

Bệnh lý Alzheimer

Mục lục

  • 1. Alzheimer là gì?
  • 2. Ai dễ mắc Aizheimer?
  • 3. Triệu chứng điển hình dễ nhận ra với bệnh nhân mắc Alzheimer:
    • 3.1. Suy giảm trí nhớ dần dần dẫn đến sa sút trí tuệ:
    • 3.2. Giảm khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề:
    • 3.3. Rối loạn ngôn ngữ:
    • 3.4. Mất phương hướng:
    • 3.5. Thay đổi tính cách đột ngột:
  • 4. Alzheimer cần được phát hiện và ngăn chặn tốc độ tiến triển.

1. Alzheimer là gì?

Alzheimer là một bệnh lý nghiêm trọng đối với não bộ, biểu hiện bởi giảm thiểu số lượng và chất lượng tế bào não do tăng tích tụ các mảng amyloid và đám rối protein tau.

Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer chưa được tìm ra. Hiện đang có rất nhiều giả thuyết đưa ra liên quan đến bộ gen, môi trường sống stress, căng thẳng quá mức thường xuyên,…

cơ chế alzheimer

Alzheimer – Suy giảm tế bào não bộ do:

– Tăng tích tụ mảng Amyloid

– Tăng tích tụ đám rối Protein tau

Alzheimer không phải quá trình lão hóa tự nhiên, đây là bệnh lý dẫn đến hội chứng Sa Sút Trí Tuệ.

2. Ai dễ mắc Aizheimer?

Thường dễ mắc phải sau 65 tuổi.

Tuy nhiên, hiện nay Alzheimer càng ngày càng trẻ hoá. Từ sau 40 tuổi đã bắt đầu có nguy cơ mắc Alzheimer.

3. Triệu chứng điển hình dễ nhận ra với bệnh nhân mắc Alzheimer:

3.1. Suy giảm trí nhớ dần dần dẫn đến sa sút trí tuệ:

Triệu chứng Alzheimer

Những triệu chứng ban đầu thường gặp: 

  • Bỗng dưng quên việc mình đang làm
  • Bỗng nhiên không biết mình đang ở đâu
  • Không biết mình đang muốn nói điều gì
  • Quên các chi tiết hàng ngày hay làm
  • Ăn nói lú lẫn không kiểm soát.

Khi triệu chứng trở nên nặng hơn: 

  • Thường xuyên bất chợt không nhớ tên của mình
  • Không nhớ tên người thân
  • Không nhận ra người thân
  • Quên đường về nhà
  • Quên mất những sự kiện gần đây
  • Trở nên vô thức.

Tuy nhiên sau một thời gian ngắn có thể quay về trí nhớ bình thường, tình trạng này có thể lặp đi lặp lại.

3.2. Giảm khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề:

  • Không thể lên kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.
  • Khó phân tích, tính toán, không thể đưa ra hướng xử lý khi gặp các vấn đề quen thuộc.

3.3. Rối loạn ngôn ngữ:

  • Nói lắp bắp
  • Nói đi nói lại một câu
  • Cấu trúc câu lộn xộn không rõ ý
  • Không diễn đạt được ý mong muốn.

3.4. Mất phương hướng:

  • Không biết đâu là trái phải, trước sau.
  • Quên cung đường thường xuyên đi lại
  • Không định vị được mình đang ở đâu

3.5. Thay đổi tính cách đột ngột:

  • Trở nên khó tính
  • Hay cáu gắt
  • Thay đổi tâm trạng liên tục, lo lắng, bồn chồn,…

4. Alzheimer cần được phát hiện và ngăn chặn tốc độ tiến triển.

Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, cần được kiểm soát bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý.

Hiện nay chỉ có thể ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh, chưa có cách điều trị dứt điểm.

  1. Thuốc kháng Cholinesterase (Ngăn chặn sự phá huỷ các chất dẫn truyền thần kinh như Acetyl Choline): Donepezil, Galamtamine, Rivastigmine,… (Điều trị cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình).
  2. Memantine: Thuốc được cấp phép điều trị Alzheimer trong giai đoạn vừa và nặng/ hoặc nếu không dung nạp với nhóm thuốc kháng Cholinesterase. Thuốc nhiều tác dụng phụ, nên cân nhắc lợi ích khi sử dụng.
  3. Ginkgo Biloba (Chiết xuất lá Bạch Quả) giúp hoạt huyết, giảm mức độ tiến triển của Alzheimer.
  4. Kiểm soát bệnh lý nền.
Tác giả: haiyen - 14/05/2024

Viết bình luận

★★★★★★
Chia sẻ

Ý kiến của bạn Hủy

Tư vấn ngay

Để lại thông tin để được tư vấn từ chuyên gia

Bài viết được quan tâm

Triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer

Triệu chứng điển hình của bệnh Alzheimer

Gout có khỏi hoàn toàn không?

Gout có khỏi hoàn toàn không?

5 Tính từ để nói về bệnh Gout

5 Tính từ để nói về bệnh Gout

Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT!

Lạm dụng Corticoid cần ĐƯỢC KIỂM SOÁT!

Bài viết liên quan

Lắng đọng acid uric

Gout có khỏi hoàn toàn không?

Nhiều bệnh nhân đã mắc Gout thường có câu hỏi đau đáu trong lòng: "Vậy Gout có khỏi hoàn toàn không? … Xem thêm

Viêm khớp, sưng khớp

5 Tính từ để nói về bệnh Gout

Nhắc về bệnh Gout, chắc hẳn chúng ta sẽ không thể không nhắc đến 5 tính từ sau … Xem thêm

đột quỵ nguy hiểm như thế nào-01

Đột quỵ não xảy ra khi nào? Có những loại đột quỵ nào?

Đột quỵ có thể xảy ra với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ đang dần trở nên phổ … Xem thêm

Các hình thức mua hàng từ DSV
  • Đặt hàng qua
    Duocsiviet.com
  • Đặt hàng qua
    Shopee
  • Đặt hàng qua
    Lazada
  • Đặt hàng qua
    Zalo
Cập nhật tin tức qua mạng xã hội
  • www.tiktok.com/
    @duocsivietdsv
  • www.facebook.com/
    congtyduocsiviet
  • www.youtube.com/
    @duocsivietdsv
  • Zalo:
    0948816027
CÔNG TY CP dược mỹ phẩm DSV
  • MST: 0109723198
  • Hotline 024.6680.8686
  • Zalo: 094.8816.027
  • Email: congtyduocsiviet@gmail.com
Hỗ trợ khách hàng
  • Chính sách thanh toán
  • Chính sách vận chuyển
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Hướng dẫn thanh toán
  • Chính sách đổi trả
Fanpage chính thức

© Copyright 2017 duocsiviet.com. All Rights Reserved.

Giỏ hàng 0 sản phẩm

Giỏ hàng có: 0 sản phẩm

Tổng giá trị: 0
↑